Tầm quan trọng của kỹ năng mềm trong công việc tại các tổ chức, doanh nghiệp
SELECT MENU
Cộng đồng E-learning

Tầm quan trọng của kỹ năng mềm trong công việc tại các tổ chức, doanh nghiệp

92% nhà tuyển dụng tin rằng kỹ năng mềm quan trọng, có đóng góp lớn vào sự thành công chung của tổ chức (Theo LinkedIn, 2023). Thật vậy, môi trường doanh nghiệp phức tạp và nhiều biến động, đòi hỏi nhân sự không chỉ có kiến thức chuyên môn tốt mà còn cần trau dồi thêm các kỹ năng mềm cần thiết khác. Bài viết sau đây sẽ chỉ ra 5 lí do chứng minh tầm quan trọng của kỹ năng mềm trong công việc và cách phát triển các kỹ năng này! 

Xem thêm: Phương pháp thuyết phục là gì? Bí quyết thuyết phục và tạo ảnh hưởng với người khác 

Tại sao kỹ năng mềm lại quan trọng ở nơi làm việc

Đại dịch COVID-19 đã thay đổi cách chúng ta làm việc, đòi hỏi doanh nghiệp phải quản lý công việc từ xa, kết hợp linh hoạt công nghệ số vào hoạt động vận hành, tương tác. Để làm việc hiệu quả trong môi trường linh động như vậy không chỉ cần kỹ năng chuyên môn đơn thuần mà còn cần những kỹ năng mềm như giao tiếp, làm việc nhóm hay khả năng thích nghi, hòa nhập.  

Nếu không phát triển những kỹ năng này, doanh nghiệp đối mặt với rủi ro giảm năng suất, tương tác kém hiệu quả và chất lượng công việc không đảm bảo. Điều này đã thể hiện được phần nào tầm quan trọng của kỹ năng mềm trong công việc. Chính vì vậy, việc đào tạo phát triển kỹ năng mềm cho tập thể là khoản đầu tư hoàn toàn xứng đáng!  

5 lý do chứng minh tầm quan trọng của kỹ năng mềm trong công việc

Tăng hiệu quả và năng suất làm việc – Minh chứng rõ nhất cho tầm quan trọng của kỹ năng mềm trong công việc 

Nghiên cứu của Đại học Boston, Harvard và Michigan (Mỹ) chỉ ra rằng đào tạo kỹ năng mềm có thể mang lại lợi nhuận đầu tư (ROI) lên tới 250% cho công ty. Ngoài ra, những nhà lãnh đạo có kỹ năng mềm tốt có thể tăng hiệu suất của đội ngũ lên đến 30%.  

Những con số trên là minh chứng rõ nhất cho tầm quan trọng của kỹ năng mềm trong công việc. Bằng cách cải thiện kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm, nhân sự có thể hợp tác hiệu quả hơn với đồng nghiệp, cấp trên, khách hàng và phòng ban liên quan. Từ đó hạn chế những hiểu lầm, xung đột và những yếu tố bên ngoài gây ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả công việc.  

Kết nối mối quan hệ giữa các cá nhân và tổ chức tốt hơn 

Tầm quan trọng của kỹ năng mềm trong công việc còn thể hiện ở khả năng nhân sự kết nối mối quan hệ giữa các cá nhân và tổ chức. Những nhân sự có chỉ số trí tuệ cảm xúc cao có thể nhận diện và quản lý tốt cảm xúc của bản thân cũng như người xung quanh. Họ có thể thông cảm, thúc đẩy những cảm xúc tích cực để xây dựng một môi trường làm việc thân thiện, lành mạnh, từ đó cải thiện mối quan hệ của họ với các cá nhân và tổ chức.  

Cải thiện tỷ lệ giữ chân nhân viên – Chỉ số thể hiện tầm quan trọng của kỹ năng mềm trong công việc 

Trong các khảo sát về tiêu chí khi tìm kiếm việc làm, hầu hết nhân sự đều muốn làm việc cho các doanh nghiệp, nơi quan tâm và ưu tiên đào tạo phát triển con người. Theo nghiên cứu về Phúc lợi Nhân sự 2021 của SHRM, 60% tổ chức nhận ra rằng cơ hội học và phát triển rất quan trọng đối với việc giữ chân nhân viên, và 34% báo cáo cho thấy việc đào tạo kỹ năng đóng góp vào chỉ số kinh doanh. Bằng cách đầu tư vào phát triển kỹ năng mềm, doanh nghiệp có thể giữ chân nhân viên, từ đó xây dựng một cộng đồng học tập và phát triển lành mạnh.  

Đưa ra các giải pháp sáng tạo hiệu quả 

Hai nhà tâm lý học nổi tiếng Hendarman và Cantner cho rằng việc đầu tư phát triển kỹ năng mềm như tương tác và giải quyết vấn đề có thể thúc đẩy nhân sự đưa ra những giải pháp đột phá.  

Khoản đầu tư này đã mang đến cho tổ chức những ý tưởng tuyệt vời, sản phẩm và dịch vụ mới mẻ, giúp tổ chức duy trì ưu thế trong môi trường cạnh tranh và đáp ứng kỳ vọng của khách hàng. Đặc biệt, so với các công ty không ưu tiên hoạt động đào tạo, doanh nghiệp có sự quan tâm đến kỹ năng mềm có khả năng đạt doanh thu cao gấp 2.6 lần. Con số này đã chứng minh được tầm quan trọng của kỹ năng mềm trong công việc và khả năng sáng tạo.  

Đưa tổ chức phát triển mạnh mẽ 

Các nghiên chỉ ra rằng các công ty có nhân viên tích cực có xu hướng tăng trưởng tốt hơn 90% so với đối thủ.  

Việc đầu tư vào phát triển kỹ năng mềm của nhân viên giúp doanh nghiệp tạo ra một môi trường lao động lành mạnh, nơi mà các nhân sự được phát triển bản thân toàn diện và đóng góp cho tổ chức, từ đó mang lại cho doanh nghiệp lợi nhuận cao và tăng trưởng mạnh mẽ. Điều này cũng đã thể hiện tầm quan trọng của kỹ năng mềm trong công việc và sự phát triển chung của doanh nghiệp.  

Làm thế nào để phát triển kỹ năng mềm cho tổ chức?

Đánh giá mức độ kỹ năng mềm hiện tại của tổ chức  

Trước khi thiết kế bất kỳ chương trình đào tạo, người làm quản lý cần tiến hành đánh giá kỹ năng mềm hiện tại để xác định điểm mạnh và điểm yếu của nhân sự, từ đó xây dựng kế hoạch phát triển phù hợp.  

Phương pháp đánh giá 360 độ, tự đánh giá hoặc ghi lại phản hồi từ đồng nghiệp có thể giúp nhà quản lý có thêm cơ sở để xây dựng kế hoạch đào tạo cá nhân hóa, đáp ứng nhu cầu và mong muốn của nhân sự.  

Xem thêm: Hé lộ 8 cách đánh giá nhân viên hiệu quả   

Cung cấp tài liệu và hỗ trợ kịp thời để nhân sự hiểu hơn về tầm quan trọng của kỹ năng mềm trong công việc  

Khi quản lý đã nắm rõ được những kỹ năng có sẵn, điểm mạnh, điểm yếu của nhân sự, hãy xây dựng một kế hoạch đảm bảo tính cá nhân hóa và cung cấp những hỗ trợ cần thiết.  

Doanh nghiệp có thể đưa ra hỗ trợ dưới nhiều hình thức khác nhau, từ các khóa học trực tuyến, hội thảo, webinar đến các buổi hướng dẫn trực tiếp. Trong đó hoạt động học trực tuyến là giải pháp tối ưu, không chỉ nâng cao kiến thức đơn thuần mà còn thúc đẩy sự chủ động, tương tác của học viên. Đừng quên kết hợp nội dung đào tạo với những định dạng bài giảng hấp dẫn để thu hút sự chú ý từ phía họ.  

Đo lường kết quả và tác động để xác định tầm quan trọng của kỹ năng mềm trong công việc  

Sau khi đã triển khai chương trình đào tạo, doanh nghiệp cần thực hiện đánh giá định kỳ để đo lường sự tiến triển và tầm quan trọng của kỹ năng mềm trong công việc cũng như với hoạt động kinh doanh.  

Quản lý có thể sử dụng nhiều phương pháp như khảo sát, bài kiểm tra, biểu mẫu phản hồi, báo cáo thu hoạch, phỏng vấn sâu,… Những phương pháp này có thể giúp nhà lãnh đạo đánh giá xem chương trình đào tạo có đạt được mục tiêu hay không, mức độ cải thiện kỹ năng mềm của nhân viên như thế nào và nó có khả năng tác động tích cực đến năng suất, chất lượng, sự hài lòng của khách hàng không.  

Điều đặc biệt là, Hệ thống quản lý học tập (LMS) có khả năng tích hợp hệ thống báo cáo. Bằng cách này, những người làm đào tạo có thể sử dụng dữ liệu để phân tích hiệu suất của một cá nhân hoặc nhóm, kết quả của một khóa học hay một lộ trình học tập, hoặc thậm chí là toàn bộ quá trình đào tạo tổng thể.  

Điều này đã giúp doanh nghiệp tiết kiệm được rất nhiều nguồn lực về cả thời gian, công sức và tiền bạc. Bên cạnh đó, những báo cáo trực quan hóa còn giúp người làm đào tạo có cái nhìn sâu sắc về chương trình đào tạo và những lỗ hổng trong kiến thức của học viên. 

Top 3 kỹ năng mềm doanh nghiệp nên triển khai

Kỹ năng giao tiếp ứng xử  

Kỹ năng giao tiếp tốt bao gồm việc lắng nghe tích cực, diễn đạt rõ ràng và khả năng truyền đạt thông tin một cách rõ ràng, ngắn gọn. Trong môi trường làm việc nhiều biến động hiện nay, giao tiếp là chìa khóa để xây dựng mối quan hệ với đồng nghiệp và khách hàng, tránh hiểu lầm và hạn chế những xung đột. Doanh nghiệp có thể hỗ trợ nhân sự cải thiện kỹ năng giao tiếp thông qua việc các khóa học trực tuyến, hội thảo hoặc góp ý trực tiếp để họ kịp thời sửa đổi.  

Kỹ năng làm việc nhóm 

Kỹ năng làm việc nhóm ngày càng trở nên quan trọng trong môi trường làm việc hiện đại. Khả năng giao tiếp, chia sẻ ý kiến và làm việc hướng tới mục tiêu chung là những yếu tố hàng đầu để tạo ra một đội nhóm hiệu suất cao.  

Doanh nghiệp có thể thúc đẩy nhân viên nâng cao kỹ năng này bằng cách tạo ra tình huống, môi trường hoặc dự án để kết nối nhân sự từ các bộ phận hoặc nền văn hóa khác nhau. Từ đó giúp họ nhận thức rõ tầm quan trọng của kỹ năng mềm trong công việc, có thêm những “va chạm” cần thiết và chứng tỏ khả năng của mình trong thực tế.  

Kỹ năng thuyết phục và gây ảnh hưởng 

Đây là kỹ năng quan trọng đối với mọi nhân viên trong tổ chức, bao gồm cả các nhà lãnh đạo quản lý. Có được kỹ năng mềm này sẽ giúp bạn có thêm sự tự tin, xây dựng những mối quan hệ tốt và dễ dàng thăng tiến. Nó còn đặc biệt hiệu quả trong việc giao tiếp với khách hàng, liên hệ với đối tác để đàm phán thương lượng. Việc đối mặt với những tình huống trên thường xuyên sẽ giúp nhân sự nhận ra tầm quan trọng của kỹ năng mềm trong công việc.  

Ngoài việc khuyến khích nhân sự chủ động đọc sách, tìm tòi và trải nghiệm, doanh nghiệp có thể cung cấp cho nhân sự Khóa học kỹ năng thuyết phục, gây ảnh hưởng của Skillhub. Với phương châm đặt người học làm trung tâm, SkillHub không chỉ cung cấp bài giảng chi tiết mà còn kèm theo ví dụ cụ thể, tình huống thực tế, được thể hiện dưới nhiều định dạng thú vị, giúp nhân sự dễ dàng áp dụng vào công việc ngay sau khi học.     

Xem thêm: Kỹ năng thuyết phục và gây ảnh hưởng – Nghệ thuật làm chủ công việc 

Kết 

Bài viết trên chắc hẳn đã chứng minh cho bạn thấy tầm quan trọng của kỹ năng mềm trong công việc. Việc phát triển những kỹ năng này là một quá trình liên tục và cần được đầu tư hợp lý để doanh nghiệp kiến tạo đội ngũ nhân sự chuyên môn cao, năng lực tốt và đầy sáng tạo.  

Hy vọng những thông tin mà Công ty Cổ phần Dịch vụ đào tạo trực tuyến OES cung cấp sẽ hữu ích với doanh nghiệp.  

Sở hữu đội ngũ chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong về đào tạo và số hóa, OES đã nghiên cứu và sản xuất ra SkillHub – ngân hàng khóa học kỹ năng mềm online cho doanh nghiệp. Để biết thêm thông tin chi tiết, hãy liên hệ ngay với SkillHub để được tư vấn chi tiết và giải đáp những thắc mắc kịp thời về các khóa học kỹ năng mềm tại đây nhé! 

Subscribe
Notify of
guest
0 Góp ý
Inline Feedbacks
View all comments

Bài viết liên quan

X
OES

Nhận thông báo về những Khóa học mới nhất

DMCA.com Protection Status

Error: Contact form not found.

Đăng ký nhận tư vấn Khóa học

Đăng ký nhận tư vấn Khóa học

0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x