Đo lường hiệu quả và tác động của các chương trình đào tạo nhân sự là một công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp tối ưu hóa đầu tư, cải thiện hiệu suất và phát triển nhân viên để đáp ứng nhu cầu và mục tiêu của tổ chức. Vậy đâu là những tiêu chí và chỉ số mà doanh nghiệp cần đo lường để có cái nhìn chi tiết và trực quan nhất. Cùng OES tìm hiểu trong bài viết dưới đây!
Xem thêm: Khi nào doanh nghiệp nên “bắt tay” thiết kế chương trình đào tạo
Vì sao doanh nghiệp cần đo lường hiệu quả và tác động của các chương trình đào tạo nhân sự
Bất cứ chương trình đào tạo nhân sự nào sau khi được thiết kế và áp dụng cũng cần đánh giá mức độ hiệu quả và đo lường tác động ảnh hưởng sau quá trình triển khai. Vì vậy, các nhà quản lý, điều hành cần biết chương trình đào tạo đó đã hoạt động hiệu quả như thế nào. Mọi người có đang áp dụng việc học của họ vào thực tế không? Và nó có tác động tích cực đến vai trò của họ và tổ chức rộng lớn hơn không?
Một số lý do doanh nghiệp cần đo lường hiệu quả và tác động của các chương trình đào tạo nhân sự có thể kể đến như:
- Đảm bảo đầu tư hợp lý: Đo lường hiệu quả và tác động của chương trình đào tạo giúp doanh nghiệp đảm bảo rằng các khoản đầu tư vào đào tạo nhân sự đang được sử dụng một cách hiệu quả và có lợi cho tổ chức. Điều này giúp doanh nghiệp tối ưu hóa nguồn lực và ngân sách của mình.
- Cải thiện hiệu suất làm việc: Đo lường tác động của chương trình đào tạo nhân sự giúp xác định mức độ cải thiện hiệu suất làm việc của nhân viên sau khi tham gia đào tạo. Nếu chương trình đào tạo mang lại kết quả tích cực, doanh nghiệp có thể thấy sự nâng cao trong năng suất, chất lượng công việc và đóng góp tổng thể của nhân viên.
- Phát triển nhân viên: Đo lường hiệu quả của các chương trình đào tạo nhân sự giúp xác định mức độ phát triển và tiến bộ của nhân viên sau khi hoàn thành khóa học. Điều này giúp doanh nghiệp định hướng các chương trình đào tạo phù hợp để nâng cao năng lực và kỹ năng của nhân viên, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển cá nhân và sự tiến bộ trong sự nghiệp.
- Đáp ứng nhu cầu của tổ chức: Đo lường tác động của chương trình đào tạo nhân sự giúp doanh nghiệp xác định mức độ đáp ứng của các khóa đào tạo đối với nhu cầu và mục tiêu của tổ chức. Nếu chương trình đào tạo không đạt được kết quả như mong đợi, doanh nghiệp có thể điều chỉnh và cải thiện chất lượng và hiệu quả của các chương trình đào tạo trong tương lai.
Xem thêm: 6 lợi ích hàng đầu khi sử dụng LMS dựa trên mô hình điện toán đám mây
4 chỉ số quan trọng cần đo lường
Đo lường phản ứng của người học
Thông thường, phản hồi của người học là phương pháp đánh giá dễ nhất để thực hiện. Phương pháp phổ biến nhất để đo lường phản hồi của người học là thông qua việc thu thập ý kiến thông qua khảo sát sau khóa học.
Dù dữ liệu phản hồi của người học không nói nhiều về việc khóa học có hiệu quả hay không (một khóa học không nhất thiết phải thú vị để hiệu quả), bạn vẫn có thể thu thập thông tin quan trọng giúp cải thiện trải nghiệm học tập tổng thể. Dữ liệu về phản ứng của người học cho bạn biết cảm nhận của những người tham gia về trải nghiệm, nhưng dữ liệu này ít hữu ích nhất cho việc tối đa hóa hiệu quả của chương trình đào tạo.
Mục đích của đào tạo doanh nghiệp là để cải thiện hiệu suất của nhân viên. Việc nhân viên thích trải nghiệm đào tạo có thể là điều tốt, nhưng nó không cho chúng ta biết có đạt được mục tiêu hiệu suất hay giúp ích cho doanh nghiệp hay không.
Đo lường kiến thức của người học
Đo lường kiến thức của người học cho chúng ta biết liệu những người tham gia khóa đào tạo có học được gì hay không. Cụ thể, nó giúp bạn trả lời câu hỏi: “Chương trình đào tạo có giúp người tham gia học được kiến thức, kỹ năng, thái độ mong muốn không?”.
Dữ liệu này thường được sử dụng để đưa ra quyết định về việc người tham gia có nên nhận được chứng chỉ cho khóa học hay không; ví dụ: nhiều bài đánh giá e-Learning yêu cầu người làm bài phải đạt 80% trở lên để nhận được chứng chỉ và nhiều chương trình cấp giấy phép (licensing programs) có bài kiểm tra cuối cùng mà bạn bắt buộc phải vượt qua.
Khi bạn đánh giá kiến thức và kỹ năng của mọi người cả trước và sau trải nghiệm đào tạo, bạn có thể thấy rõ hơn những cải tiến nào là do trải nghiệm đào tạo.
Đo lường hành vi của người học
Dữ liệu đánh hành vi của người học cho chúng ta biết liệu mọi người có hành xử khác nhau trong công việc do hệ quả của chương trình đào tạo hay không. Mục đích của đào tạo doanh nghiệp là cải thiện hiệu suất và tạo ra kết quả có thể đo lường được cho doanh nghiệp, nên đây là cấp độ đầu tiên mà chúng ta xem xét để biết liệu nỗ lực đào tạo của chúng ta có thành công hay không.
Mặc dù dữ liệu này có giá trị, nhưng nó cũng khó thu thập hơn so với ở hai cấp độ đầu tiên của mô hình. Đánh giá trong lúc làm việc (On-the-job measures) là cần thiết để xác định xem liệu hành vi có thay đổi do kết quả của khóa đào tạo.
Một cách để đo lường hành vi của người học là tiến hành thử nghiệm A/B, chỉ với một nửa số học viên hoàn thành khóa học. Điều này có thể giúp bạn xác định liệu khóa học của bạn có thực sự dẫn đến một sự thay đổi trong hành vi hay không.
Xem thêm: SAM và ADDIE là gì? – 2 mô hình đào tạo doanh nghiệp nào cũng nên “nằm lòng”
Đo lường kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Dữ liệu kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là dữ liệu có giá trị nhất trong mô hình Kirkpatrick; nó đo lường mức độ chương trình đào tạo đóng góp vào sự thành công của tổ chức. Điều này đề cập đến thành tích của tổ chức, chẳng hạn như doanh số bán hàng, xếp hạng mức độ hài lòng của khách hàng và thậm chí cả lợi tức đầu tư (ROI).
Nhiều chuyên gia và quản lý đào tạo thưởng bỏ qua đo lường kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các tổ chức không dành thời gian hoặc ngân sách cần thiết để đo lường các kết quả này và do đó, các quyết định về thiết kế và thực hiện chương trình đào tạo được đưa ra mà không có tất cả thông tin cần thiết để biết liệu đó có phải là một khoản đầu tư tốt hay không.
Bằng cách dành đủ thời gian và công sức cho đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh sau chương trình đào tạo, doanh nghiệp có thể đưa ra quyết định sáng suốt về việc ngân sách đào tạo và các tác động đi kèm theo đó.
Xem thêm: Andragogy là gì – Thế nào là đào tạo người trưởng thành?
Kết
Đối với doanh nghiệp, 4 chỉ số đo lường sau khi triển khai đào tạo nhân sự giúp doanh nghiệp xác định nỗ lực đào tạo đang góp phần vào thành công của doanh nghiệp như thế nào. Đây là một phần bắt buộc và thường bị bỏ qua trong thiết kế đào tạo. Nếu các sáng kiến đào tạo không giúp ích gì cho doanh nghiệp, thì có thể không có đủ lý do để tiếp tục triển khai.
Nếu bạn đang muốn tìm hiểu về cách thức đo lường và phân tích các chỉ số trên, liên hệ OES – Công ty Cổ phần Dịch vụ Đào tạo trực tuyến hàng đầu Việt Nam để được tư vấn kỹ lưỡng về số hóa bài giảng và các dịch vụ e-Learning.