QUY ĐỊNH VỀ BẢO TRÌ PHẦN MỀM - OES - CÔNG TY DỊCH VỤ E-LEARNING HÀNG ĐẦU VIỆT NAM
SELECT MENU

QUY ĐỊNH VỀ BẢO TRÌ PHẦN MỀM

Khách hàng có 2 hình thức mua sắm phần mềm LMS nói riêng và phần mềm nói chung, đó là hình thức mua trọn gói phần mềm – Onpremise (phần mềm sẽ được cài đặt lên server của khách hàng, khách hàng tự triển khai và vận hành) và hình thức thuê Cloud (do nhà cung cấp chịu trách nhiệm thiết lập trên máy chủ của họ và hỗ trợ khách hàng triển khai, vận hành liên tục)

Đối với hình thức mua trọn gói – Onpremise, sau 1 năm bảo hành đầu tiên, các năm tiếp theo khách hàng sẽ chi trả thêm 1 khoản phí Bảo trì phần mềm hàng năm từ 10-20% phí mua sắm ban đầu. Vậy Bảo trì phần mềm là gì?

1. Bảo trì phần mềm là gì?

Theo IEEE (Institute of Electrical and Electronics Engineers – Hội Kỹ sư Điện và Điện tử Hoa Kỳ) (1993), thì bảo trì phần mềm được định nghĩa là việc sửa đổi một phần mềm sau khi đã bàn giao để chỉnh lại các lỗi phát sinh, cải thiện hiệu năng của phần mềm hoặc các thuộc tính khác, hoặc làm cho phần mềm thích ứng trong một môi trường đã bị thay đổi.

Bảo trì phần mềm được chia thành bốn loại:

  • Sửa lại cho đúng (corrective): là việc sửa các lỗi hoặc hỏng hóc phát sinh. Các lỗi này có thể do lỗi thiết kế, lỗi logic hoặc lỗi coding sản phẩm. Ngoài ra, các lỗi cũng có thể do quá trình xử lý dữ liệu, hoặc hoạt động của hệ thống.
  • Thích ứng (adaptive): là việc chỉnh sửa phần mềm cho phù hợp với môi trường đã thay đổi của sản phẩm. Môi trường ở đây có nghĩa là tất các yếu tố bên ngoài sản phẩm như quy tắc kinh doanh, luật pháp, phương thức làm việc, môi trường ứng dụng (hệ điều hành, trình duyệt, source code)…
  • Hoàn thiện (Perfective): chỉnh sửa để đáp ứng các yêu cầu mới hoặc thay đổi của người sử dụng. Loại này tập trung vào nâng cao chức năng của hệ thống, hoặc các hoạt động tăng cường hiệu năng của hệ thống, hoặc đơn giản là cải thiện giao diện. Nguyên nhân là với một phần mềm thành công, người sử dụng sẽ bắt đầu khám phá những yêu cầu mới, ngoài yêu cầu mà họ đã đề ra ban đầu, do đó, cần cải tiến các chức năng.
  • Bảo vệ (preventive): mục đích là làm hệ thống dễ dàng bảo trì hơn trong những lần tiếp theo.

Việc bảo trì phần mềm định kỳ sẽ giúp cho hoạt động của doanh nghiệp ổn định hơn, do đó tiết kiệm được khá nhiều chi phí do quá trình gián đoạn/ lỗi/ bị tấn công từ bên ngoài của phần mềm gây nên.

Tham khảo: https://www.parkersoftware.com/blog/the-4-software-maintenance-categories-and-what-they-mean-for-your-users/

2. Các hoạt động của Bảo trì phần mềm

  • Kiểm tra hoạt động của phần mềm;
  • Kiểm tra sao lưu và khôi phục dữ liệu;
  • Kiểm tra an toàn, bảo mật của phần mềm;
  • Chỉnh sửa các lỗi phát sinh, cải thiện hiệu năng của phần mềm;
  • Kiểm tra môi trường hoạt động và đưa ra những cảnh báo có thể gặp phải và cách thức khắc phục.

Tham khảo: https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tien-te-Ngan-hang/Thong-tu-34-2012-TT-NHNN-phat-trien-bao-tri-phan-mem-nghiep-vu-ngan-hang-162371.aspx

3. Quy định về kinh phí bảo trì phần mềm

Thông lệ các nhà cung cấp thương mại khác: 15 – 20%

Ví dụ:

FPT Software: 20% chi phí bản quyền phần mềm

SAP: 17-22% chi phí bản quyền phần mềm

Oracle: 15% phí là của bản quyền phần mềm, bao gồm cả cơ sở dữ liệu

Quy định của Nhà nước về bảo trì phần mềm: đang dự thảo, ở mức trung bình 5-27% chi phí bản quyền phần mềm (tham khảo)

Nhận thông báo về những Khóa học mới nhất

Error: Contact form not found.

Đăng ký nhận tư vấn Khóa học

Đăng ký nhận tư vấn Khóa học