Làm thế nào để khách hàng ra quyết định sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp? Nếu bạn đang tìm kiếm một giải pháp để tăng khả năng chốt đơn và thu hút khách hàng thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây. OES sẽ cùng bạn tìm hiểu 8 mẹo kỹ năng thuyết phục khách hàng trong kinh doanh giúp bạn nâng cao doanh số bán hàng hiệu quả!
Xem thêm: Kỹ năng thuyết phục và gây ảnh hưởng – Nghệ thuật làm chủ công việc
8 mẹo kỹ năng thuyết phục khách hàng trong kinh doanh
Hiểu nhu cầu và vấn đề của khách hàng
Theo Christensen – cha đẻ của lý thuyết “Jobs to be done”, giải thích rằng khách hàng sẽ không ngần ngại mua/sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp nếu biết rằng sản phẩm giúp họ giải quyết những vấn đề mà họ đặt ra.
Để sử dụng hiệu quả kỹ năng thuyết phục khách hàng trong kinh doanh, bạn cần hiểu rõ về những gì họ thực sự cần. Thay vì chỉ nói về tính năng, công dụng của sản phẩm một cách chung chung, hãy tập trung vào việc làm rõ cách sản phẩm, dịch vụ của bạn giải quyết “nỗi đau (pain-point)” của khách hàng. Thông qua việc lắng nghe và đặt câu hỏi, bạn đóng vai trò như người hỗ trợ tư vấn và đồng hành, giúp khách hàng đưa ra những quyết định phù hợp.
Làm nổi bật USP của sản phẩm
Một trong những kỹ năng thuyết phục khách hàng trong kinh doanh hiệu quả là biết cách nhấn mạnh vào USP (Unique Selling Point) – điểm đặc biệt khiến sản phẩm, dịch vụ của bạn nổi bật so với đối thủ cạnh tranh. Một lưu ý trong khi tư vấn là bạn không nên đề cập đến các tính năng chung chung, chẳng hạn: “chất lượng cao”, “sản phẩm tốt”, thay vào đó tập trung làm rõ những đặc điểm riêng như cách thức sản xuất, nguyên liệu thô, độ bền, chính sách thành toán, bảo hành hấp dẫn,…
Sử dụng cách kể chuyện tạo kết nối cảm xúc để nâng cao kỹ năng thuyết phục khách hàng trong kinh doanh
Việc kết nối với khách hàng thông qua cảm xúc có thể giúp bạn xây dựng mối liên hệ chặt chẽ với họ, từ đó thúc đẩy lòng tin và khả năng chốt đơn. Bạn có thể kể chuyện bằng cách cung cấp cho khách hàng những câu chuyện xoay quanh sản phẩm, phản hồi của khách hàng trước đó,… Mục đích chính là khiến khách hàng cảm thấy họ được đồng cảm và sản phẩm có thể giải quyết trọn vẹn nhu cầu của họ. Việc này giúp họ cảm thấy hài lòng về sản phẩm, dịch vụ của công ty và cải thiện lòng trung thành của khách hàng.
Tăng cường kết nối bằng cách gọi tên khách hàng
Theo tâm lý học, con người thường cảm thấy vui vẻ và mở lòng hơn khi được người khác gọi bằng tên. Việc nhớ tên khách hàng cũng là một trong những “bí quyết” của nhiều người bán hàng chuyên nghiệp. Điều này đã tạo nên những kết nối chặt chẽ hơn giữa họ và khách hàng, qua đó khách hàng có thể cởi mở chia sẻ những nhu cầu thực tế của mình. Bạn có thể ghi nhớ tên kèm với sở thích cá nhân, một vài đặc điểm riêng có của từng khách hàng sau đó ứng dụng trong khi gửi email, tư vấn, gọi điện…
Xem thêm: 7 ví dụ về thuyết phục khách hàng trong các tình huống phổ biến
Cung cấp bằng chứng giải pháp thực tiễn của sản phẩm
Bằng chứng thực tiễn từ phản hồi của các khách hàng khác là một minh chứng rõ ràng nhất cho chất lượng của sản phẩm dịch vụ. Ngoài ra, bạn cũng có thể chứng tỏ tính hữu ích của sản phẩm thông qua các review, đánh giá của bên thứ ba như: báo chí, truyền thông, giải thưởng,… Điều này giúp khách hàng có thêm lòng tin và động lực để sử dụng dịch vụ, đặc biệt là với các sản phẩm có giá trị kinh tế cao.
Đưa ra giải pháp cho khách hàng
Khi giới thiệu sản phẩm đến khách hàng, bạn nên tránh việc lan man vào công dụng hay tính năng của sản phẩm, thay vào đó bạn cần tập trung làm rõ cách sản phẩm giải quyết vấn đề của khách hàng. Đặc biệt, bạn nên chú trọng vào lợi ích thực tế, độc đáo, giúp khách hàng xử lý những “điểm đau (pain point)” trong nhu cầu của họ.
Đề cập thời gian bảo hành hoặc dùng thử sản phẩm
Đưa ra thời gian bảo hành và đề nghị dùng thử là một trong những cách hiệu quả nhất để chứng minh cho khách hàng thấy bạn tin tưởng vào sản phẩm của mình. Đồng thời, việc sản phẩm có thời hạn bảo hành lâu và cho phép dùng thử giúp khách hàng cảm thấy an toàn và có quyền quyết định, bởi họ có thể đổi trả hoặc hủy bất cứ khi nào họ muốn.
Tạo cảm giác cấp bách với các chương trình khuyến mãi có giới hạn
Tâm lý FOMO (Fear of Missing out) là cảm giác lo sợ thường trực của con người khi bỏ lỡ một điều gì đó. Việc tận dụng hiệu ứng tâm lý này cũng giúp bạn đạt được hiệu quả cao khi thuyết phục khách hàng. Những cụm từ như: “Sản phẩm giới hạn”, “Chỉ duy nhất”, “Flashsale kết thúc sau 1 giờ”,… xuất hiện như một cách kêu gọi người mua hãy nhanh tay sở hữu sản phẩm và nhấn mạnh rằng họ không có nhiều thời gian để chần chừ.
Xem thêm: Tầm quan trọng của kỹ năng mềm trong công việc tại các tổ chức, doanh nghiệp
Thu hút thêm khách hàng với kỹ năng thuyết phục và gây ảnh hưởng
Thuyết phục và gây ảnh hưởng là kỹ năng quan trọng giúp bạn thu hút khách hàng và nâng cao khả năng chốt đơn. Thuần thục kỹ năng này cho phép bạn làm chủ tình huống khi giao tiếp với khách, tận dụng những thế mạnh của sản phẩm và giải quyết chính xác vấn đề của khách hàng.
Tuy nhiên, để làm được điều này, người bán hàng không chỉ cần có kiến thức hệ thống mà còn cần rèn luyện liên tục, thường xuyên đặt mình trong các tình huống thương lượng, tư vấn.
Tham khảo ngay Khóa học thuyết phục và gây ảnh hưởng của Skillhub.
Sau khi tham gia khóa học này, bạn không chỉ nắm được thông tin cơ bản mà còn nâng cao khả năng trình bày ý tưởng nhờ tích lũy những phương pháp đặc biệt. Từ đó tạo mối quan hệ tốt với khách hàng, xử lý tình huống thông minh, khéo léo và cải thiện hiệu suất làm việc
Kết
Trên đây là một vài mẹo nhỏ giúp bạn ứng dụng tốt hơn kỹ năng thuyết phục khách hàng trong kinh doanh. Hi vọng rằng sau bài viết này từ OES – Công ty Cổ phần Dịch vụ đào tạo trực tuyến hàng đầu Việt Nam, bạn có thể tự tin khi tư vấn cho khách hàng và nâng cao khả năng chốt đơn.
Sở hữu đội ngũ chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong về đào tạo và số hóa, OES đã nghiên cứu và sản xuất ra SkillHub – ngân hàng khóa học kỹ năng mềm online cho doanh nghiệp. Để biết thêm thông tin chi tiết, hãy liên hệ ngay với SkillHub để được tư vấn chi tiết và giải đáp những thắc mắc kịp thời về các khóa học kỹ năng mềm tại đây nhé!