5 bước thiết kế bài giảng E-learning bằng gamification
SELECT MENU

Cộng đồng E-learning

5 bước thiết kế bài giảng E-learning bằng gamification

Gamification từ lâu đã nổi tiếng trong cộng đồng E-learning vì khả năng tương tác cao và thúc đẩy sự hứng thú của người học. Bài viết này sẽ giúp bạn thiết kế bài giảng E-learning bằng gamification thành công qua 7 bước sau.

Gamification dịch sang Tiếng Việt nghĩa là trò chơi điện tử ứng dụng hóa. Tuy nhiên, trong E-learning, các bạn có thể hiểu nôm na là việc tích hợp các trò chơi trong quá trình thiết kế bài giảng.

->>> Lợi ích của yếu tố Gamification trong bài giảng E-learning

1. Xác định mục tiêu học tập

thiết kế bài giảng E-learning

Dù là thiết kế bài giảng E-learning ở định dạng nào, thì bước đầu tiên cũng là xác định mục tiêu học tập của chương trình đào tạo này. Nhân viên của bạn cần gì trong quá trình trải nghiệm chơi gamification? Họ cần phải trau dồi những kỹ năng gì? Hay phải thành tạo task gì?

Tất cả những cơ chế trò chơi mà bạn dự định sẽ đưa vào bài giảng trực tuyến phải hỗ trợ cho các mục tiêu học tập cốt lõi này. Vì vậy, bạn phải có một ý tưởng rõ ràng về những gì bạn hy vọng sẽ đạt được qua khóa học gamification, và suy nghĩ về việc làm thế nào các yếu tố gamification sẽ giúp bạn đạt được điều đó. Cách tốt nhất là bạn nên thực hiện khảo sát đối tượng trực tiếp học và dò hỏi đánh giá, kỳ vọng và mục tiêu của người học trực tuyến.

2. Xây dựng kế hoạch chi tiết

Sau khi đã xác định được mục tiêu, giờ là lúc bạn nên xây dựng một lộ trình chi tiết từng bước cho chiến lược gamification. Bước này cũng có thể gọi là phác thảo kịch bản (storyboard). Trong đó, bạn sẽ cần gây dựng nội dung, cách thức truyền đạt thông tin, cũng như trình tự tài liệu học tập. 

->>> 4 lầm tưởng về gamification khi thiết kế bài giảng E-learning và sự thật

3. Lựa chọn cách thức tiếp cận gamification

Thực ra, bước này có thể tách ra làm 2 bước. Đầu tiên, bạn phải xác định cơ chế trò chơi mà bạn định tích hợp là gì, sau đó mới quyết định đến cấu trúc trò chơi. Dưới đây là 8 yếu tố gamification dẫn đầu xu hướng năm nay để bạn lựa chọn: 

  • Thử thách (Challenges): ứng với từng câu hỏi, nội dung trong từng bài giảng để đạt được các mục đích học tập
  • Cấp độ (Levels): tương ứng với các dấu mốc trong tiến độ học tập
  • Phản hồi tức thời (Instant Feedback): giúp người học hiểu được họ đang ở đâu, gặp vấn đề gì và thúc đẩy họ tiến bộ trong học tập
  • Điểm (Scores): thể hiện thành quả của người học và có thể quy đổi thành điểm thưởng
  • Badges (huy hiệu): đánh dấu các mốc mà người học đạt được
  • Bảng xếp hạng (Leaderboards): cung cấp các số liệu, tổng hợp điểm, thành tích của từng cá nhân
  • Đấu trường/Cuộc thi (Competition): một sân chơi giúp người học giao lưu và và thể hiện kiến thức của bản thân, tạo sự cạnh tranh và thúc đẩy tiến độ học
  • Hợp tác (Collaboration): thúc đẩy tinh thần teamwork
thiết kế bài giảng E-learning
Một số xu hướng Gamification trong năm 2020

Điều quan trọng là tìm ra cơ chế để tối đa hóa động lực của người học mà không làm họ phân tâm khỏi vấn đề. Còn về mặt cấu trúc, điều này sẽ tùy thuộc vào việc người học sẽ tham gia học tập một mình hay chia thành các nhóm. Nếu bạn muốn gia tăng học tập hợp tác và học tập xã hội, bạn nên chia người học thành các nhóm. Tuy nhiên, sẽ có một số người thích học cá nhân hơn vì họ có thể đi theo tốc độ của riêng họ.

4. Thiết kế gamification trên các phần mềm E-learning

Ở bước này, bạn cần kiểm tra các phần mềm soạn thảo E-learning mà bạn hiện có xem có đầy đủ các công cụ để thiết kế gamification không. Nếu không, bạn sẽ phải tìm các phần mềm bổ sung để tích hợp cơ chế trò chơi. Hiện nay, có nhiều phần mềm chuyên dụng để thiết kế gamification có thể kể đến như Ispring Suite, Storyline 360, hay đơn giản hơn là thiết kế trên Powerpoint.

Tùy vào dạng gamification mà sẽ lựa chọn phần mềm E-learning thích hợp. Ở OES, các doanh nghiệp thường rất ưa chuộng các game như game thời trang, ai là triệu phú, mê cung, trồng cây, thuyền chiến vì có giao diện chuyên nghiệp và tính hiệu quả cao. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng có thể tự thiết kế được những trò chơi như vậy. Phần lớn các doanh nghiệp sẽ tìm kiếm nhà cung cấp dịch vụ thiết kế bài giảng E-learning chuyên nghiệp để gửi gắm niềm tin. Và nếu như bạn vẫn còn đang băn khoăn giữa những chọn lựa, hãy liên lạc với OES để được hỗ trợ nhiệt tình bạn nhé!

thiết kế bài giảng E-learning
Giao diện game thuyền chiến do đội ngũ OES thiết kế

5. Đo lường kết quả

thiết kế bài giảng E-learning

Sau khi đã áp dụng gamification vào chương trình đào tạo một thời gian, bạn sẽ muốn biết chiến lược của mình có đang hiệu quả không. Điều này thường liên quan đến việc theo dõi, báo cáo và quan sát tiến độ của người học. Hiện nay, có nhiều hệ thống quản lý học tập LMS có tính năng phân tích tích hợp báo cáo, cho phép bạn giám sát mọi khía cạnh của khóa học E-learning của bạn, bao gồm cả yếu tố gamification. 

Xem thêm: Hệ thống phần mềm E-learning: 4 báo cáo quan trọng từ LMS mà bạn cần biết

Từ đó, bạn có thể xác định đâu là điểm mạnh và điểm yếu của chiến lược gamification hiện tại. Nếu đại đa số người học đều không có động lực bằng cách kiếm huy hiệu (badge), điều này sẽ được phản ánh ở các con số trong báo cáo. Sau đó, bạn có thể suy nghĩ lại cách tiếp cận gamification và đưa ra các giải pháp E-learning hiệu quả hơn.

Vậy là chúng ta đã cùng đi qua quy trình 5 bước thiết kế bài giảng E-learning bằng gamification.

Để nhận được nhiều kiến thức hơn về lĩnh vực E-learning nói chung và đào tạo trực tuyến dành cho các doanh nghiệp, tổ chức nói riêng, bạn có thể đăng kí nhận miễn phí Bộ Cẩm nang Triển khai E-learning Thành công cho Doanh nghiệp, Tổ chức tại đây.

Bài viết liên quan

×
OES

Nhận thông báo về những Khóa học mới nhất

Error: Contact form not found.

Đăng ký nhận tư vấn Khóa học

Đăng ký nhận tư vấn Khóa học