Số hóa bài giảng đào tạo là một khái niệm rộng, bao gồm rất nhiều những định dạng, cách thức truyền tải khác nhau. Trong đó, slideshow xAPI được coi là một trong những định dạng “xương sống” của số hóa bài giảng e-Learning. Ở bài viết này, OES sẽ cùng bạn tìm hiểu về slideshow xAPI cũng như những lỗi thường gặp phải khi sử dụng định dạng này.
Xem thêm: 4 định dạng số hóa bài giảng e-Learning cho OES cung cấp
Hiểu rõ về định dạng slideshow xAPI
Định nghĩa về slideshow xAPI
Khác với các bài giảng sử dụng dạng slide thô sơ và đơn thuần, không đảm bảo tính hấp dẫn và thu hút thì slideshow xAPI được coi là một phiên bản nâng cấp ở một tầng cao hơn rất nhiều. Với định dạng này, các nội dung cần được số hóa sẽ được truyền tải tới người học một cách hấp dẫn hơn thông qua phương thức đóng gói HTML5, quiz và gamification.
Slideshow phù hợp với các dạng nội dung như lý thuyết, nội quy, quy trình, quy chế. Định dạng số hóa bài giảng này còn có ưu điểm rất lớn về chi phí tương đối thấp, doanh nghiệp nào cũng có thể ứng dụng khi triển khai e-Learning.
Xem thêm: 8 định dạng trong số hóa bài giảng mới nhất 2021 (P1)
Đặc điểm của slideshow xAPI
Giao diện bài giảng sử dụng slideshow xAPI
Có 2 yếu tố quan trọng nhất khi áp dụng slideshow xAPI là hình ảnh và âm thanh. Nội dung bài giảng sẽ được thiết kế ở dạng slide 2D dễ hình dung, kèm theo một mạch voice off để làm rõ nội dung muốn truyền tải tương ứng.
Hiểu một cách trực quan hơn, giao diện của bài giảng e-Learning sử dụng slideshow xAPI sẽ bao gồm các phần sau: nội dung chính, nút điều hướng, cột timeline của voice off và các nút hỗ trợ khác. Trong đó, tính năng cụ thể của các nút như sau:
- Nút Back: quay lại slide trước để học
- Nút Next: chuyển sang slide tiếp theo
- Nút Pause: tạm dừng
- Nút Replay: xem lại slide đang học
- Nút Volume: tăng/giảm âm lượng voice off
- Nút Zoom: phóng to/thu nhỏ màn hình
Tương tác trong bài giảng sử dụng slideshow xAPI
Nếu chỉ dừng lại ở hình ảnh và giọng nói thông thường thì sẽ không khác gì các lớp học trực tuyến thông thường. Yếu tố khiến slideshow xAPI trong số hóa bài giảng trở thành “một đẳng cấp khác” chính là khả năng cho phép người học tương tác trực tiếp với bài giảng e-Learning.
Cụ thể, học viên sẽ phải thực hiện một số các thao tác để hiện ra thông tin cần thiết thông qua việc click vào các biểu tượng có trên màn hình. Rõ ràng điều này giúp giảm thiệu “sự không tham gia bài giảng” của học viên và buộc họ phải có tương tác nếu muốn hoàn thành khóa học.
Mặt khác, định dạng slideshow xAPI hiện nay còn có thể thiết lập điều kiện khắt khe hơn như chỉ cho phép chuyển slide khi đã học hết. Điều này sẽ giúp nhà đào tạo quản lý được tiến độ và chất lượng đào tạo tốt hơn, đảm bảo học viên hoàn thành đủ chương trình đào tạo mà tổ chức đề ra.
Xem thêm: 8 định dạng trong số hóa bài giảng mới nhất 2021 (P2)
Những lỗi thường gặp khi sử dụng slideshow xAPI trong bài giảng e-Learning
Lỗi liên quan đến âm thanh
Như đã đề cập ở phía trên, âm thanh là 1 trong 2 yếu tố quan trọng của bài giảng sử dụng slideshow xAPI, quyết định trực tiếp “độ hấp dẫn” của bài giảng. Trong quá trình thu âm, cần phải hết sức chú ý các vấn đề về nguồn âm và tạp âm. Bên cạnh đó, ngữ điệu âm thanh cũng phải phù hợp với mạch của bài giảng, nên hạn chế ngắc ngứ hoặc ngắt nghỉ, nhấn mạnh không đúng mạch.
Lỗi về tạp âm
Tạp âm là thứ không thể tránh khỏi trong quá trình thu âm, dù có sử dụng loại micro “xịn” như thế nào thì vẫn có tạp âm ở một mức độ nhất định. Do đó, khi hậu kỳ âm thanh, người xử lý nên sử dụng các phần mềm hiện hành như AU, PR để loại bỏ tạp âm hay các preset sẵn có khá phổ biến là ADAPTIVE NOISE REDUCTION của Adobe Premiere Pro.
Lỗi về nguồn âm
Nguồn âm cần được đảm bảo tính tự nhiên nhất có thể thay vì dựa vào điều chỉnh khi hậu kỳ, vì chất lượng âm thanh sẽ bị ảnh hưởng phần nào nếu có chỉnh sửa. Do đó, không nên để nguồn âm phát ra từ người thu quá nhỏ hay quá to, hãy giữ sự ổn định và phù hợp xuyên suốt quá trình thu.
Lỗi về phát âm
Tuy không phổ biến như 2 lỗi trên nhưng lỗi về phát âm cũng có xác suất xảy ra nếu có những từ ngữ chuyên ngành khó đọc, đặc biệt khi đó là ngoại ngữ. Khi đó, người thu âm cần làm rõ cách đọc với bên đưa kịch bản thu âm để đảm bảo không rơi vào tình trạng “tuy vậy mà không phải vậy”, gây tốn thời gian và công sức cho cả hai bên.
Lỗi liên quan đến nội dung hiển thị
Lỗi chính tả
Đây là loại lỗi khó tìm nhất vì đòi hỏi phải duyệt lại từng dòng, từng chữ để xem liệu đã được viết đúng chưa, chữ viết trên màn hình có khớp với mạch voice off bên ngoài không. Ngoài ra, vấn đề về font chữ, độ dãn dòng cũng cần được chú ý để học viên có thể đọc được một cách dễ dàng nhất. Nên hạn chế tình trạng chữ quá sát khiến học viên không thể đọc được bình thường mà phải phóng to lên.
Lỗi thiết kế nội dung
Phong cách thiết kế nên được thống nhất trước khi triển khai để tránh trường hợp không thích hợp giữa ý tưởng của các bên. Ví dụ, bài giảng có kiến thức về ngoại giao sẽ cần trang trọng, ngôn ngữ thiết kế 4.0, tông màu trầm. Ở trường hợp này, nên hạn chế các ngôn ngữ thiết kế có màu sắc sặc sỡ.
Lỗi liên quan đến hiệu ứng
Lỗi phổ biến thứ 3 khi sử dụng định dạng slideshow xAPI là những vấn đề liên quan đến hiệu ứng. Cụ thể:
- Thứ tự xuất hiện của các phần tử trong slide không khớp với kịch bản và voice off
- Lỗi click không thể chuyển sang trang khác hoặc xem lại slide vừa học
- Lỗi kéo thả quiz
- Lỗi hiệu ứng thông báo
So với các lỗi khác, lỗi liên quan đến hiệu ứng sẽ gây khó chịu cho người học khi họ không thể kiểm soát được bài giảng mình đang trải nghiệm, từ đó ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình tiếp thu và kết quả đào tạo.
Với những phân tích trên về slideshow xAPI, OES hy vọng bạn có được những thông tin hữu ích và cần thiết khi ứng dụng định dạng này vào các bài giảng số hóa e-Learning. Để nhân được tư vấn kỹ lưỡng hơn về slideshow xAPI nói riêng và số hóa bài giảng, e-Learning nói chung, liên hệ ngay OES – Công ty CP Dịch vụ Đào tạo trực tuyến hàng đầu Việt Nam!