Xu hướng L&D hàng đầu 2023: Phân tích học tập - Learning Analytics 
SELECT MENU

Cộng đồng E-learning

Xu hướng L&D hàng đầu 2023: Phân tích học tập – Learning Analytics 

Khi cuộc cách mạng kỹ thuật số ngày càng định hình cách chúng ta học và phát triển, việc tận dụng dữ liệu để nắm bắt những thông tin quan trọng về quá trình học tập đã trở thành một yếu tố quan trọng đối với lĩnh vực Đào tạo và Phát triển (L&D). Một trong những xu hướng hàng đầu trong lĩnh vực này chính là Learning Analytics – phân tích học tập. Nhưng tại sao Learning Analytics lại có sức hút đối với L&D? Và Learning Analytics đã được ứng dụng trong e-Learning như thế nào? Hãy cùng khám phá chi tiết hơn hơn vào xu hướng L&D hàng đầu 2023 này nhé! 

Xem thêm: Hệ thống LMS là gì? Mọi thứ doanh nghiệp cần biết về phần mềm quản lý đào tạo trực tuyến

Phân tích học tập – Learning Analytics là gì? 

Phân tích học tập (Learning Analytics) là quá trình thu thập, xử lý và đánh giá thông tin liên quan đến người học và môi trường học tập, nhằm mục đích hiểu rõ hơn về cách họ học và cải thiện kết quả học tập. Learning analytics sử dụng các công nghệ như khai thác dữ liệu, phân tích và trí tuệ nhân tạo (AI) khám phá các mẫu, xu hướng và thông tin hữu ích từ dữ liệu về tiến trình học tập, sự tương tác của người học với nội dung, và hiệu suất học tập. 

Thông qua phân tích dữ liệu học tập, những dữ liệu thô và không có trật tự sẽ có khả năng trở thành những thông tin có giá trị, từ đó giúp doanh nghiệp và giảng viên hiểu rõ hơn về cách học viên tương tác với nội dung học tập, khả năng tiếp thu kiến thức và những khó khăn mà họ gặp phải. Kết quả của phân tích này có thể được sử dụng để điều chỉnh chương trình đào tạo, cải thiện nội dung học tập, và tối ưu hóa trải nghiệm học tập của học viên. 

EDUCAUSE Learning Initiative đã nhấn mạnh trong “The Horizon Report: 2019 Higher Education Edition” rằng phân tích học tập đang trở thành một trong những chiến lược và công nghệ số được dự kiến sẽ phổ biến sử dụng trong tương lai gần của lĩnh vực giáo dục.  

Theo báo cáo trên, xu hướng sử dụng phân tích học tập là một phần của sự chuyển đổi số hóa trong giáo dục đại học, nơi các công nghệ số được áp dụng để nâng cao trải nghiệm học tập và quản lý học tập. Điều này cho thấy tầm quan trọng và tiềm năng của phân tích dữ liệu học tập trong việc cải thiện chất lượng giáo dục và hiệu suất học tập.

Phân tích học tập được ứng dụng như thế nào trong e-Learning? 

Trong lĩnh vực e-Learning, phân tích học tập là công cụ quan trọng để tối ưu hóa trải nghiệm học tập và hiệu suất học tập của người học. Dưới đây là những cách mà Learning Analytics được ứng dụng trong e-Learning. 

Điều chỉnh nội dung học tập  

Quá trình thu thập dữ liệu và phân tích học tập mở ra cơ hội cho giảng viên và người đào tạo hiểu sâu hơn về cách người học tương tác với nội dung đào tạo. Thông qua việc theo dõi thời gian mà học viên dành cho mỗi phần trong khóa học, hay các nội dung nào được hoàn thành nhanh chóng và ngược lại, giảng viên sẽ dễ dàng nhận biết được những phần mà học viên gặp khó khăn. Thông tin này cung cấp cho họ cái nhìn chính xác về tình hình hiện tại của quá trình học tập. 

Ví dụ như, khi một phần cụ thể của khóa học thu hút nhiều lượt xem nhưng lại có tỷ lệ hoàn thành thấp, điều này có thể cho thấy học viên gặp khó khăn trong việc hiểu và ứng dụng nội dung. Trong trường hợp này, giảng viên có thể thay đổi cách trình bày nội dung, cung cấp thêm ví dụ cụ thể hoặc tài liệu hỗ trợ để giải quyết những thách thức mà học viên đang gặp phải. Thậm chí, họ có thể cải thiện cách giải thích nội dung để đảm bảo sự hiểu rõ hơn từ phía học viên. 

Dự đoán xu hướng học tập thông qua phân tích học tập

Thông qua những dữ liệu học tập trong lịch sử, bộ phận quản lý đào tạo có thể phân tích và dự đoán được những xu hướng học tập của người học trong tương lai. Nhờ đó, giảng viên có thể chuẩn bị và đáp ứng nhu cầu của học viên trước những thay đổi trong học tập, hoặc các yếu tố bên ngoài có thể ảnh hưởng đến phong cách học tập của họ. 

Cụ thể, nếu dữ liệu từ những khóa học trước đó cho thấy rằng học viên thường tăng cường hoạt động học tập vào cuối tuần, bộ phận L&D và giảng viên có thể sử dụng thông tin này để tối ưu hóa quá trình giảng dạy cũng như cung cấp nội dung mới vào thời điểm này để tạo thêm cơ hội cho sự tương tác và học tập sâu hơn. Điều này giúp tạo ra môi trường học tập linh hoạt và thúc đẩy sự tương tác giữa học viên và người giảng dạy. 

Ngoài ra, khi dự đoán được xu hướng học tập, bộ phận đào tạo cũng sẽ dễ dàng áp dụng các biện pháp điều chỉnh và cải tiến trong quá trình truyền tải kiến thức. Nếu dữ liệu cho thấy một số học viên đang gặp khó khăn trong việc hiểu một phần cụ thể của nội dung, người thiết kế chương trình đào tạo có thể cung cấp thêm tài liệu bổ sung hoặc tổ chức các buổi thảo luận để giúp học viên vượt qua khó khăn đó. 

Tối ưu hoá kế hoạch đào tạo 

Thông qua việc phân tích học tập về tiến độ của từng học viên, bộ phận L&D có thể đánh giá xem học viên có tiến bộ theo kế hoạch ban đầu hay không. Nếu một học viên tiến bộ nhanh hơn so với kế hoạch dự kiến, bộ phận đào tạo có thể phân tích lý do đằng sau sự tiến bộ nhanh chóng này. Có thể học viên đã nắm vững nội dung trước đó hoặc từng có kinh nghiệm liên quan.  

Dựa trên thông tin này, người thiết kế chương trình đào tạo có thể điều chỉnh kế hoạch đào tạo cho phù hợp với khả năng của học viên. Thay vì tiếp tục với kế hoạch ban đầu, họ có thể cung cấp những bài tập phức tạp hơn để thách thức học viên, đảm bảo rằng họ vẫn duy trì sự tương tác tích cực và không cảm thấy mất hứng thú.  

Ngược lại, nếu một học viên gặp khó khăn trong việc tiến bộ theo kế hoạch, người giảng dạy có thể tìm ra nguyên nhân và cung cấp hỗ trợ thích hợp. Có thể là học viên cần thêm thời gian để hiểu rõ nội dung hoặc cần sự hướng dẫn từ giảng viên. Nhờ đó, người giảng dạy có thể thay đổi thời gian cung cấp nội dung, tổ chức buổi học trực tiếp để giải đáp thắc mắc hoặc cung cấp tài liệu bổ sung. 

Xem thêm: Lựa chọn đơn vị thiết kế bài giảng e-Learning – 3 yếu tố quan trọng doanh nghiệp cần nắm rõ

Vì sao Learning Analytics lại trở thành xu hướng L&D hàng đầu? 

Nhờ vào sự phát triển của công nghệ 

Sự phát triển của công nghệ đã có một tác động quan trọng trong việc thúc đẩy xu hướng sử dụng Learning Analytics. Công nghệ ngày càng tiến bộ, đặc biệt là trong việc thu thập, phân tích và hiển thị dữ liệu, đã tạo ra những cơ hội đáng kể để doanh nghiệp, nhất là bộ phận L&D nắm bắt thông tin về hoạt động học tập của học viên và tối ưu hóa quá trình đào tạo. 

Hệ thống quản lý học tập (LMS) cũng như các ứng dụng học trực tuyến đóng vai trò quan trọng trong việc thu thập dữ liệu chi tiết về học viên. Chúng cho phép tự động ghi nhận tiến độ học tập, kết quả các bài kiểm tra, thời gian dành cho việc học, tương tác với nội dung học và nhiều thông tin khác. Điều này sẽ cung cấp cho doanh nghiệp một tập dữ liệu phong phú và đa dạng về các khía cạnh của quá trình học tập. 

Sự tiến bộ trong việc xử lý dữ liệu và trí tuệ nhân tạo đã giúp biến những dữ liệu số này thành thông tin có ích. Nhờ vào các thuật toán phân tích dữ liệu, các dữ liệu thu thập từ học viên có thể được biến đổi thành thông tin hữu ích về tiến trình học tập và hiệu suất của học viên. Các mô hình dự đoán có thể xác định xu hướng học tập, đo lường sự tiến bộ và đưa ra dự đoán về hiệu suất trong tương lai của học viên. 

Chứng minh được giá trị của đào tạo trong doanh nghiệp  

Trước đây, việc đo lường giá trị của đào tạo thường khá mơ hồ và khó xác định rõ ràng. Tuy nhiên, với sự hỗ trợ của phân tích học tập, các doanh nghiệp có thể tiến xa hơn trong việc theo dõi hiệu suất của chương trình đào tạo. Dữ liệu về tiến độ học tập, sự hoàn thành khóa học, kết quả kiểm tra và ứng dụng kiến thức trong công việc thường được tổng hợp và phân tích để thể hiện mức độ ảnh hưởng của đào tạo đối với các chỉ số kinh doanh như tăng cường hiệu suất lao động, giảm tỷ lệ sai sót, và tăng cường sự đóng góp vào sự phát triển tổ chức. 

Hơn nữa, Learning Analytics cung cấp khả năng theo dõi quá trình áp dụng kiến thức học được vào thực tế làm việc. Nhờ việc phân tích sự thay đổi trong hiệu suất công việc và khả năng giải quyết vấn đề của nhân viên sau quá trình đào tạo, doanh nghiệp có thể đánh giá rõ ràng hơn về việc chương trình đào tạo có thực sự đóng góp tích cực vào năng suất làm việc hay không.  

Với sự minh bạch và khả năng cung cấp dẫn chứng rõ ràng, Learning Analytics giúp xây dựng một cơ sở vững chắc để thảo luận và quyết định về việc đầu tư vào đào tạo trong doanh nghiệp. Chính nhờ vào Learning Analytics, giá trị của đào tạo không còn là một vấn đề mơ hồ mà có thể được chứng minh bằng số liệu cụ thể và hiệu suất thực tế trong môi trường làm việc. 

Xem thêm: Các hình thức đào tạo trong doanh nghiệp phổ biến nhất hiện nay 

Kết 

Có thể nói, trong đại số hóa, Learning Analytics chính là một xu hướng hàng đầu trong lĩnh vực Đào tạo và Phát triển. Khả năng thu thập, phân tích và ứng dụng dữ liệu học tập không chỉ tạo ra cơ hội tối ưu hóa trải nghiệm học tập và hiệu suất học tập, mà còn định hình lại cách chúng ta hiểu về việc học và phát triển. Phân tích học tập chính là bước tiến quan trọng trong việc xây dựng mô hình đào tạo linh hoạt và hiệu quả, đóng góp vào sự thành công bền vững của cá nhân và doanh nghiệp trong tương lai. 

Để tìm hiểu thêm về các phương thức, cách triển khai hệ thống LMS cũng như cập nhật các xu hướng e-Learning mới nhất, hãy liên hệ ngay với OES – Công ty Cổ phần Dịch vụ Đào tạo Trực tuyến hàng đầu tại Việt Nam nhé! 

 

Bài viết liên quan

×
OES

Nhận thông báo về những Khóa học mới nhất

Error: Contact form not found.

Đăng ký nhận tư vấn Khóa học

Đăng ký nhận tư vấn Khóa học

0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x