Cách phát triển và đào tạo kỹ năng mềm cho nhân viên
SELECT MENU
Cộng đồng E-learning

Cách phát triển và đào tạo kỹ năng mềm cho nhân viên

Bạn có biết rằng việc thành thạo kỹ năng mềm chiếm 75% những lý do giúp nhân sự đạt được thành công trong công việc, đặc biệt là các công việc dài hạn? Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng những nhân sự được đào tạo kỹ năng mềm có năng suất lao động cao hơn 12% so với phần còn lại, tương đương với ROI (tỷ suất hoàn vốn) là 256% – một con số cực kỳ ấn tượng. Với những lợi ích kể trên, không khó để thấy rằng kỹ năng mềm là khía cạnh đào tạo ngày càng được chú ý trong phạm vi các doanh nghiệp, với mục đích khai thác tối đa khả năng của mỗi cá nhân trong tổ chức. Trong bài viết này, OES sẽ cùng bạn tìm hiểu làm thế nào để đào tạo kỹ năng mềm đạt được hiệu quả cao nhất!

Xem thêm: Chứng chỉ tin học cơ bản MOS và IC3 – Đâu là thứ bạn cần?

Tại sao đào tạo kỹ năng mềm đóng vai trò quan trọng trong doanh nghiệp?

Thành thạo các kỹ năng chuyên môn (hay còn gọi là kỹ năng cứng) được coi là việc bắt buộc mỗi nhân sự cần đảm bảo để hoàn thành công việc. Nhưng trên thực tế, sự hiệu quả trong công việc không hoàn toàn đến từ kiến thức chuyên môn mà còn đến từ sự tích lũy về kỹ năng mềm. Theo Trung tâm Nghiên Cứu Stanford, Đại học Harvard và Tổ chức Carnegie, 85% sự thành công trong công việc đến từ các kỹ năng mềm, trong khi kỹ năng cứng chỉ chiếm 15% còn lại. 

Về phía doanh nghiệp, có thể khẳng định rằng việc nhân sự sở hữu các kỹ năng mềm cần thiết và áp dụng thành thạo trong quá trình xử lý công việc sẽ giúp tăng hiệu suất lên 12%, tương đương với tỷ suất hoàn vốn ROI là 256%. Đây chính là những đòn bẩy tốt nhất cho quá trình phát triển của doanh nghiệp. 

Các chủ đề đào tạo kỹ năng mềm doanh nghiệp nên tập trung hàng đầu

Làm việc nhóm 

Làm việc nhóm (teamwork) là một kỹ năng mềm hàng đầu mà hầu hết mọi doanh nghiệp đều yêu cầu ở nhân sự. Bởi dù ở bất kỳ vị trí nào, khả năng làm việc nhóm tốt sẽ giúp quá trình thực hiện công việc giữa các cá nhân với nhau nói riêng và toàn bộ đội nhóm nói chung trở nên trơn tru hơn rất nhiều. Một nhóm thực hiện teamwork tốt sẽ là một tế bào khỏe mạnh, là cơ sở tạo nên một tổ chức ngày càng phát triển. 

Giao tiếp 

Giao tiếp là cơ sở để tạo ra sự kết nối và thấu hiểu lẫn nhau giữa con người với con người. Xét ở phạm vi hẹp hơn, giao tiếp trong công việc là quá trình giúp mọi người hiểu rõ nhiệm vụ, công việc đang phụ trách của mình cũng như đối phương; trao đổi những thông tin cần thiết hay có thể chỉ đơn giản là thiết lập mối quan hệ giữa những người đồng nghiệp.  

Việc giao tiếp không hiệu quả giữa nhân sự trong doanh nghiệp có thể gây ra những hậu quả và hệ lụy lớn và khó giải quyết như hiểu sai thông tin, thiếu gắn kết, khó truyền tải văn hóa doanh nghiệp… Về lâu dài, vấn đề về giao tiếp sẽ khiến tổ chức trở thành một khối rời rạc, thiếu thống nhất và khó phát triển lâu dài. 

Giải quyết vấn đề 

Trong quá trình làm việc, chắc chắn sẽ có những vấn đề phát sinh do nhiều nguyên nhân, bao gồm cả chủ quan và khách quan. Việc giải quyết những vấn đề đó một cách hợp lý sẽ giúp bản thân nhân sự, và cả doanh nghiệp, tránh được những hậu quả không đáng có.  

Tuy nhiên, không phải phương án giải quyết vấn đề nào cũng sẽ đạt được hiệu quả tối ưu nhất nếu người xử lý không có kinh nghiệm cũng như những kiến thức cần thiết, đặc biệt là với những vấn đề lớn có liên quan đến toàn bộ tổ chức. Do vậy, doanh nghiệp nên bổ sung cho nhân sự kỹ năng giải quyết vấn đề một cách sáng tạo, xử lý triệt để gốc rễ để không phát sinh thêm trong tương lai. 

Quản lý thời gian 

Mỗi người đều có cùng quỹ thời gian 24h/ngày, nhưng không phải ai cũng sử dụng hiệu quả. Trong phạm vi nhỏ hơn, thời gian mỗi nhân sự dành cho công việc thường dao động trong khoảng 8-10h/ngày nhưng khả năng sử dụng thời gian để xử lý công việc hiệu quả đối với mỗi người là khác nhau. Bài toán đặt ra cho những người quản lý là làm thế nào để tất cả nhân sự đều sử dụng quỹ thời gian làm việc thật tốt? 

Câu trả lời là hãy đào tạo kỹ năng quản lý thời gian cho họ. Thay vì đưa ra những quy định về thời gian bắt buộc nhân viên phải tuân thủ một cách khắt khe, hãy trang bị cho họ kỹ năng để tự làm chủ quỹ thời gian của mình.  

Kỹ năng lãnh đạo 

Không phải tự nhiên mà các tập đoàn lớn lại có riêng cho mình chương trình đào tạo nhà quản lý tập sự (Management Trainee) nhằm xây dựng những đội ngũ lãnh đạo kế cận. Một đội ngũ lãnh đạo, quản lý tốt sẽ giúp lèo lái con tàu doanh nghiệp đạt được thành công. 

Song vẫn cần khẳng định rằng, không phải ai cũng có năng khiếu lãnh đạo bẩm sinh và kỹ năng này hoàn toàn có thể trau dồi và học hỏi. Doanh nghiệp nên triển khai đào tạo kỹ năng này với đội ngũ nhân sự nguồn của mình càng sớm càng tốt.

Xem thêm: Tìm hiểu nhu cầu học kỹ năng mềm của nhân viên và cách xây dựng bài giảng kỹ năng mềm online hiệu quả

3 cách giúp doanh nghiệp phát triển và đào tạo kỹ năng mềm cho nhân viên

Khảo sát nhu cầu đào tạo 

Đào tạo kỹ năng mềm cho nhân viên cũng tương tự như việc đào tạo kiến thức chuyên môn cho họ – điều mà hầu hết các doanh nghiệp đều thực hiện – theo cách này hay cách khác. Do đó, việc khảo sát nhu cầu đào tạo kỹ năng mềm là điều cần thiết, vì nhân viên là người hiểu nhu cầu của chính mình một cách rõ ràng nhất. 

Nếu chiếu theo Mô hình thiết kế chương trình đào tạo ADDIE, khảo sát nhu cầu đào tạo nằm ở chữ A đầu tiên: Analyse – Phân tích. Có rất nhiều khóa đào tạo kỹ năng mềm nói riêng và chương trình đào tạo nói chung bỏ qua bước phân tích mà đi thẳng vào việc mở lớp, vận hành. Song cần phải nhìn nhận rằng, phân tích là giai đoạn quan trọng đóng vai trò là tiền đề để đưa ra những chương trình đào tạo cấp thiết, dựa trên những dữ liệu cần thiết từ học viên, bối cảnh, nguồn lực… Thiếu phân tích, chương trình đào tạo sẽ rất dễ mắc sai lầm và chệch hướng ngay từ những bước đầu tiên. 

Để khảo sát nhu cầu đào tạo thu được kết quả sát nhất với những mong muốn của học viên, doanh nghiệp có thể áp dụng quy tắc 5W1H (Who – What – When – Where – How), bảng hỏi, nghiên cứu dữ liệu đã thu thập sẵn… Dữ liệu có thể được thu thập trên phạm vi toàn doanh nghiệp hoặc cụ thể từng phòng ban, từng mục đích đào tạo khác nhau. Dữ liệu càng được phân tích kỹ càng, chân dung và nhu cầu của học viên càng hiện rõ hơn bao giờ hết. 

Lựa chọn sử dụng hình thức đào tạo  

Thông thường, khi nhắc đến đào tạo kỹ năng mềm đồng nghĩa với nhắc đến những lớp đào tạo được tổ chức như một lớp học truyền thống, nơi có giảng viên và học viên cùng ở tại một địa điểm để dạy và học. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của công nghệ cũng như những tác động khách quan từ đại dịch COVID-19, hành vi và môi trường học tập đã có những thay đổi nhất định. Đào tạo trực tuyến đã có những bước tiến mới, bao phủ lên nhiều mảng kiến thức và kỹ năng mềm cũng không ngoại lệ. 

Do đó, hiện tại việc đào tạo kỹ năng mềm có thể thực hiện theo 2 hình thức: 

(1) Hình thức đào tạo truyền thống  

Với hình thức này, các lớp đào tạo kỹ năng mềm được tổ chức tương tự các lớp học truyền thống, giảng viên và học viên cùng có mặt tại lớp học cùng một thời điểm để trao đổi và tiếp nhận kiến thức. Đối với hình thức này, điểm mạnh nhất nằm ở tính tương tác giữa học viên với giảng viên cũng như giữa học viên với học viên. Giảng viên có thể ghép nhóm để học viên thực hành những kiến thức về kỹ năng mềm đang được học.  

(2) Hình thức đào tạo thông qua LMS 

Kỹ năng mềm hoàn toàn có thể được học tập thông quan hệ thống LMS, thậm chí còn hiệu quả hơn việc tổ chức các lớp học trực tiếp nếu học viên là những người eo hẹp về thời gian, hoàn cảnh học tập hay khó khăn về những điều kiện khác. Học tập trực tuyến, theo lẽ thường, thường phải đối mặt với sự nghi ngờ về khả năng tương tác cũng như tính hấp dẫn của bài giảng. Song với sự phát triển như hiện tại của các định dạng bài giảng điện tử, khả năng hấp dẫn người học của những bài giảng điện tử có thể còn cao hơn những bài giảng trực tiếp chỉ có sự hỗ trợ của trình chiếu thông thường.  

Đánh giá và đo lường kỹ năng mềm 

Việc phát triển và đào tạo kỹ năng mềm cho nhân viên trong doanh nghiệp cần phải được đánh giá và đo lường với kết quả càng cụ thể càng tốt. Việc này giúp doanh nghiệp xác định được mức độ hiệu quả của hoạt động đào tạo, cũng như xác định đâu là điểm cần tăng cường, đâu là điểm cần giảm bớt để phù hợp với mục tiêu đào tạo. 

Để đánh giá và đo lường kỹ năng mềm hiệu quả, doanh nghiệp có thể sử dụng các bài kiểm tra đánh giá khả năng tiếp thu và ghi nhớ của học viên. Tuy nhiên, vì tính đặc thù của kỹ năng mềm, điều cần thiết nhất là khuyến khích nhân sự áp dụng những kiến thức đã được học để phát triển công việc. Đây sẽ là phương pháp đánh giá gián tiếp cho chương trình đào tạo kỹ năng mềm. 

Xem thêm: Cách thức gia tăng hiệu quả khóa học kỹ năng mềm online

Ngoài kỹ năng và kiến thức chuyên môn, kỹ năng mềm cũng là một khía cạnh mà những người làm đào tạo cần chú ý nếu muốn nhân sự phát triển toàn diện, cũng như mang lại hiệu quả công việc cao hơn cho tổ chức. Bởi trong nhiều tình huống, một người có kỹ năng mềm phù hợp có thể xử lý tốt hơn một người giỏi về chuyên môn. 

Liên hệ với OES – Công ty Cổ phần Dịch vụ Đào tạo trực tuyến để được tư vấn về triển khai đào tạo kỹ năng mềm trực tuyến hiệu quả! 

Subscribe
Notify of
guest
0 Góp ý
Inline Feedbacks
View all comments

Bài viết liên quan

Nhận thông báo về những Khóa học mới nhất

DMCA.com Protection Status

Error: Contact form not found.

Đăng ký nhận tư vấn Khóa học

Đăng ký nhận tư vấn Khóa học

0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x