Trong thời đại công nghệ phát triển mạnh mẽ như hiện nay, những hình ảnh tưởng chừng chỉ có trên phim ảnh hoàn toàn có thể xảy ra ngoài đời thực. Công nghệ thực tế ảo, một khái niệm được coi là đến từ tương lai ở những năm đầu thế kỉ XXI, nay đã được áp dụng rộng rãi, đặc biệt trong lĩnh vực đào tạo và số hóa nội dung cho doanh nghiệp.
Công nghệ thực tế ảo là gì?
Công nghệ thực tế ảo, hay còn được biết dưới cái tên VR (Virtual Reality) là một loại công nghệ đưa người dùng đến một thế giới ảo hoàn toàn thông qua một chiếc kính thực tế ảo như dưới đây.
Ở một cấp độ cao hơn, khi mà thế giới thực được kết hợp với thông tin ảo, hình thức này được nâng cấp thành công nghệ tăng cường, hay AR – Augmented Reality.
VR và AR là 2 mảnh đất màu mỡ được các chuyên gia E-learning trên thế giới khai thác bởi trải nghiệm chân thật mà nó đem lại. 2 loại công nghệ này được áp dụng vào những khóa đào tạo mô phỏng tình huống hay cả những game tương tác ở cấp độ cao. VR và AR có khả năng biến những bài giảng khô khan và phức tạp nhất thành một khóa đào tạo thú vị lấy người học làm trung tâm.
VR AR cũng được dự đoán sẽ lọt top 4 xu hướng E-learning của năm 2020, bạn có thể theo dõi tại video sau:
Vậy tại sao công nghệ thực tế ảo lại có sức hút lớn như vậy, hãy cùng OES điểm qua một số ưu điểm của loại hình này trong số hóa nội dung nhé!
Lợi ích của công nghệ thực tế ảo
Khiến bài giảng E-learning thu hút hơn nhờ tương tác sâu
Mô phỏng tương tác học tập, một hình thức đào tạo mới tích hợp công nghệ thực tế ảo sẽ phân phối thông tin bằng cách sử dụng các nội dung tương tác nghe nhìn (trong khi E-learning truyền thống lại thường ở dạng trực quan, thông qua các yếu tố tương tác như câu hỏi quizzes, gamification, điều hướng đơn giản, video tương tác,…). Đồng thời công nghệ này sẽ cho phép người học được trải nghiệm và mắc lỗi ngay tại môi trường thực tế ảo, nhanh chóng và có thể lặp lại tùy ý. Từ đây, bài giảng sẽ thú vị hơn rất nhiều và người học cũng dễ dàng nắm bắt được nội dung cũng như thông điệp của bài giảng.
->>>> 5 bước xây dựng bài giảng E-learning thu hút mọi học viên
Dựng các bối cảnh, tình huống không tưởng
AR và VR đã mở thêm một chiều không gian mới cho E-learning. Thật vậy, loại công nghệ này đưa người học đến một thế giới hoàn toàn khác biệt, một bối cảnh mô phỏng bất cứ tình huống nào mà bạn mong muốn, giúp doanh nghiệp tiết kiệm rất nhiều chi phí so với việc thuê địa điểm hay tự dựng bối cảnh ở ngoài đời thực.
Bài giảng không còn dừng lại ở lý thuyết
Hiện nay, các hệ thống đào tạo ở trường học hay ở doanh nghiệp đều chú trọng ở lý thuyết, dù đào tạo truyền thống hay đào tạo trực tuyến. Đó cũng là lý do khiến cho người học nhanh chóng quên mất kiến thức, hoặc dẫn đến trường hợp “học một đằng làm một nẻo” do lý thuyết không sát với thực tiễn hay người học không hiểu được hết nội dung bài giảng.
May mắn thay, công nghệ thực tế ảo đã thay đổi hoàn toàn cách tiếp cận này. AR và VR giúp người học có những trải nghiệm thực tế hơn, được thực hành trong những môi trường mô phỏng sát thực tiễn mà lại rất an toàn.
Cá nhân hóa học tập
AR và VR cung cấp cho học viên một môi trường an toàn để người học trải nghiệm và thử nhiều thứ mới lạ, vốn có rủi ro rất lớn nếu thử ngoài đời thực. Được đặt trong bối cảnh đó, người học tự suy nghĩ vận dụng kiến thức, tự thực hành khiến giáo trình đào tạo có tính cá nhân hóa rất cao. Từ đây, người học không chỉ nắm bắt được nội dung bài giảng mà còn có thể học được rất nhiều kĩ năng khác qua chính những trải nghiệm của mình.
Để được tư vấn và hỗ trợ về số hóa nội dung đào tạo, hãy liên hệ ngay với OES – Công ty Đào tạo trực tuyến hàng đầu tại Việt Nam bạn nhé!
Xem thêm: Xu hướng Gamification trong số hóa nội dung – Một số mẹo và gợi ý triển khai