Đối với dân công sở, việc đạt được cân bằng cuộc sống-công việc có thể là một thách thức. Môi trường công việc áp lực, yêu cầu làm việc đến muộn và liên tục có thể gây ra sự mất cân bằng và ảnh hưởng đến cuộc sống cá nhân. Làm thế nào để cân đối và hài hòa 2 khía cạnh này? Cùng OES tìm hiểu về Work-life balance trong bài viết dưới đây!
Xem thêm: Cách phát triển và đào tạo kỹ năng mềm cho nhân viên
Work-life balance là gì?
Work-life balance là đạt được sự cân bằng lành mạnh giữa cuộc sống công việc và cuộc sống cá nhân. Cân bằng giữa công việc và cuộc sống không nhất thiết phải được định nghĩa là sự phân chia đồng đều giữa số giờ dành cho công việc và số giờ dành cho sở thích. Sự cân bằng có nhiều sắc thái hơn thế và nó cũng khác nhau giữa những người khác nhau. Như tác giả Keith Ferrazzi chia sẻ trong cuốn “Đừng bao giờ đi ăn một mình” thì:
“Cân bằng là khi ta cảm thấy yêu thích với những gì ta đang làm, với cuộc sống mà ta đang sống”.
Cuộc sống – công việc, vì sao khó “balance” đến vậy?
Áp lực công việc đi kèm với deadline
Người trẻ hiện nay áp lực với đống deadline cứ chất đống trên bàn làm việc, chưa kịp hoàn thành công việc dang dở đã có thêm hàng tá công việc dồn dập chất thêm như núi. Có những người thức đến gần sáng chỉ để giải quyết nốt công việc, chỉ để chạy deadline. Họ dường như bán mạng cho mục tiêu của bản thân. Quả thật, đằng sau những thành công, chúng ta phải đánh đổi thời gian, mồ hôi, công sức, song đây lại là một trong những yếu tố chính khiến bản thân không thể cân bằng giữa công việc – cuộc sống.
Xem thêm: Khóa học Kỹ năng cân bằng cuộc sống
Phụ thuộc vào công nghệ – Cuộc sống kỹ thuật số
Cuộc sống hiện đại với sự phát triển của khoa học công nghệ, hay như gần đây có một thuật ngữ mới là: “New Normal” được hình thành (do nguyên nhân dịch bệnh) cho chúng ta quá ít cơ hội được tiếp xúc trực tiếp với nhau. Chính vì thế, cơ hội để con người được giải phóng cảm xúc đang ngày càng một thu hẹp trong cuộc sống cá nhân lẫn công việc hàng ngày.
Việc đắm chìm trong các nền tảng mạng xã hội quá lâu có thể khiến người dùng nó “mất cảm giác” với The Real World – “Thế giới thực”. Khi kết thúc, bước ra thế giới thật, bạn đôi khi cảm thấy mình bị bỏ rơi, lạ lẫm xung quanh, không thể nào xác định cho mình hướng đi đúng. Và đó là một trong nhiều hậu quả đáng tiếc của việc phụ thuộc vào công nghệ – Cuộc sống kỹ thuật số.
Ranh giới giữa nhu cầu cá nhân và nhu cầu công việc
Cuộc sống của mỗi chúng ta sẽ bao gồm những “lò lửa” – những phần quan trọng khác nhau. Tựu chung lại sẽ gồm bốn phần quan trọng nhất: Sự nghiệp, Sức khỏe, Gia đình và Bạn bè. Theo thuyết “Bốn lò lửa” thì: “Để thành công, ta cần tắt đi một trong bốn lò và để có thành tựu xuất sắc, ta cần tắt đi hai trong bốn lò”?
Không hẳn như vậy, “cuộc đời là một hành trình nhiều giai đoạn và ở mỗi giai đoạn khác nhau, chúng ta sẽ điều chỉnh những lò lửa cháy mạnh/yếu khác nhau.”(Jame Clear)
Làm sao để đạt được Work-life balance?
Theo khảo sát của Deloitte, có hơn 23.000 nhân sự thuộc GenZ và Millennial cho rằng sự ưu tiên hàng đầu của họ khi lựa chọn các nhà tuyển dụng chính là sự cân bằng giữa công việc – cuộc sống – cơ hội học tập/ phát triển mà doanh nghiệp mang lại. Vì thế, việc phát triển nguồn nhân lực là một trong những trọng tâm chiến lược cần được đầu tư và khuyến khích nâng cao từng ngày. Đây cũng là cơ hội phát triển bền vững nhất mà doanh nghiệp dành cho nhân viên, để mỗi cá nhân sẽ có nền tảng cân bằng giữa đời sống và sức khỏe, quan trọng là về sức khỏe thể chất. Vậy làm thế nào để đạt Work-life balance?
Xác định ưu tiên và sắp xếp công việc hợp lý
Trước khi bắt đầu làm việc bạn nên có một kế hoạch cụ thể cho từng công việc. Việc lên kế hoạch giúp bạn kiểm soát tốt công việc, không bị bỏ sót bất cứ deadline nào hay bị chậm deadline. Khi đó, bạn có thể kết hợp giữa làm việc và nghỉ ngơi một cách hợp lý để có thể hoàn thành công việc một cách tốt nhất.
Đồng thời, việc ưu tiên tập trung làm một công việc giúp bạn nhanh chóng hoàn thành công việc, giảm bớt áp lực của bản thân. Bạn hãy phân chia mức độ quan trọng, thời gian của deadline ra và note lại những thứ cần thiết trước. Sau đó bạn chỉ cần tập trung vào deadline gần nhất mà bạn có vừa không bỏ sót deadline lại có thể hoàn thành công việc một cách tốt nhất.
Thiết lập và tuân thủ lịch trình làm việc linh hoạt
Thời gian của mình hoàn toàn là do mình sở hữu, và cũng hoàn toàn là do mình sử dụng. Quản lý thời gian suy cho cùng cũng thường chỉ nhắm tới mục tiêu “tạo nên một ngày làm việc hiệu quả và có đủ thời gian riêng cho chính mình”.
Phân chia các đầu việc càng cụ thể, rõ ràng thì khả năng thực hiện hóa những mục tiêu càng cao. Làm việc một cách có trình tự, khoa học, bạn có thể hoàn thành tốt hơn mà không bỏ sót các yếu tố quan trọng nào cả. Biết cách tổ chức công việc sẽ giúp tận dụng tối đa các nguồn tài nguyên sẵn có.
Suy nghĩ tích cực
Cuộc sống muôn màu muôn vẻ này chứa đựng rất nhiều điều , có những thứ làm chúng ta có được cảm giác hạnh phúc dâng trào nhưng cũng có vài điều khiến con người ta trở nên bế tắc và rơi vào hẻm cụt trong chính câu chuyện của mình. Nhưng nhìn xem, thế giới này rộng lớn, thay vì cứ nhìn nhận mọi thứ bằng những cái phức tạp sau chúng ta không nhìn cuộc sống dưới con mắt dịu dàng hơn.
Cũng như câu nói: “ Người lạc quan luôn tìm thấy cơ hội trong khó khăn . Người bi quan luôn thấy các khó khăn trong cơ hội ”. Suy nghĩ tích cực cũng chính là vũ khí giúp bản thân trở nên hoàn thiện. Nhìn nhận vấn đề một cách thông thoáng cũng là đang giúp bản thân trở nên thoải mái
Hưởng thụ và tôn trọng quỹ thời gian “riêng” của bản thân
Không nên biến sở thích thành công việc làm một ngày 8 tiếng. Bởi vì khi đó sở thích không còn là nơi đem đến niềm vui và sự yên bình nữa, nó sẽ trở thành công cụ phục vụ cho mục đích kinh tế của mỗi người. Vậy nên, đến một khoảnh khắc nào đó, sự yêu thích, niềm hứng thú với sở thích sẽ mất đi. Chỉ còn hai chữ ‘công việc’ thay thế vào đó.
Khi đã xác định theo đuổi một công việc nào đó, không nhất thiết phải dành 100% thời gian và sức lực vào nó. Thay vào đó, chúng ta nên sắp xếp thời gian cho thật hợp lý. Nếu một ngày có quá nhiều công việc, tại sao chúng ta không nghỉ ngơi bằng một giấc ngủ. Và sang ngày mới, hãy sắp xếp ít công việc hơn, để dành chút xíu thời gian cho bản thân được thảnh thơi tận hưởng niềm vui mà sở thích mang đến.
Xem thêm: Tìm hiểu nhu cầu học kỹ năng mềm của nhân viên và cách xây dựng bài giảng kỹ năng
Kết
Ai sinh ra cũng đều có 24h/ngày để làm đủ mọi thứ. Chúng ta thường đi theo số đông thị trường, cố gắng tìm kiếm cơ hội để phát triển và kiếm tiền, rồi tự hứa với mình sẽ dành thời gian cho sở thích cá nhân khi những công việc chính kết thúc trong ngày. Nhưng hiện thực hoá những suy nghĩ chưa bao giờ là điều dễ dàng. Vì vậy, học cách phát triển bản thân, work-life balance và tích lũy cho mình những kỹ năng để quản lý cuộc sống, cũng như công việc.
Liên hệ với OES – Công ty Cổ phần Dịch vụ Đào tạo trực tuyến để được tư vấn về triển khai đào tạo kỹ năng mềm trực tuyến hiệu quả!