Trong bối cảnh gia tăng chuyển đổi số như hiện nay, hệ thống quản lý học tập (LMS) trở thành một công cụ quan trọng trong lĩnh vực đào tạo. Quá trình dùng thử LMS sẽ là cơ hội tuyệt vời để doanh nghiệp khám phá và đánh giá toàn diện các tính năng của hệ thống này trước khi quyết định đầu tư. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp đang gặp phải một số khó khăn trong quá trình dùng thử, dẫn đến những đánh giá chưa thực sự khách quan về hệ thống. Thông qua bài viết này, OES sẽ đưa ra những lưu ý quan trọng khi dùng thử hệ thống quản lý học tập, từ đó doanh nghiệp có thể tận dụng tối đa những lợi ích mà hệ thống mang lại.
Xem thêm: SaaS là gì? Tất cả những điều cần biết về phần mềm dịch vụ
Các vấn đề về lập kế hoạch
Một trong những lưu ý phổ biến khi doanh nghiệp dùng thử hệ thống quản lý học tập (LMS) là việc chưa xác định rõ ràng mục tiêu cụ thể. Điều này có thể dẫn đến việc không khai thác hết các tính năng của hệ thống và không thể đánh giá chính xác hiệu quả của nó.
Vì vậy, doanh nghiệp nên xác định rõ ràng những mục tiêu mà mình muốn đạt được, chẳng hạn như cải thiện hiệu quả đào tạo, giảm chi phí, hay tăng cường sự tham gia của nhân viên. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp tập trung vào những tính năng quan trọng nhất, từ đó đánh giá hệ thống một cách toàn diện và theo đúng kế hoạch đã đề ra.
Xác định mục tiêu cụ thể không chỉ giúp tối ưu hóa quá trình dùng thử mà còn đảm bảo rằng doanh nghiệp có thể tận dụng tối đa những lợi ích mà hệ thống LMS mang lại.
Bỏ qua các tính năng cốt lõi
Khi dùng thử demo LMS, nhiều doanh nghiệp chỉ xem qua một số tính năng dễ thấy của LMS mà không tìm hiểu sâu vào những tính năng cốt lõi của hệ thống. Để có được đánh giá toàn diện, doanh nghiệp nên xem xét tất cả các khía cạnh của hệ thống, từ việc tạo và quản lý khóa học, đến báo cáo và phân tích hiệu suất,… Điều này sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về khả năng đáp ứng của LMS đối với nhu cầu cụ thể của doanh nghiệp.
Bỏ qua tỷ lệ chi phí – lợi ích
Một trong những yếu tố quan trọng khi dùng thử hệ thống quản lý học tập là xem xét kỹ lưỡng tỷ lệ chi phí – lợi ích. Nhiều doanh nghiệp bị cuốn hút bởi các tính năng hiện đại mà quên xem xét liệu hệ thống đó có thực sự mang lại giá trị tương xứng với chi phí bỏ ra hay không.
Doanh nghiệp nên đánh giá kỹ lưỡng về giá cả, tính năng và lợi ích của LMS. Việc này giúp đảm bảo rằng lựa chọn của doanh nghiệp không chỉ hiệu quả mà còn tiết kiệm chi phí.
Xem thêm: Phân tích chi phí triển khai LMS và cách tối ưu khoản đầu tư này
Thiếu phản hồi và khuyến khích động lực
Nhân viên – họ là đối tượng mà mọi chương trình đào tạo luôn hướng đến. Vì thế việc thu thập và lắng nghe ý kiến của nhân viên là vô cùng cần thiết để đánh giá hiệu quả của hệ thống LMS.
Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần có những cơ chế khuyến khích động lực để nhân viên tham gia trải nghiệm bản LMS demo. Điều này giúp đảm bảo rằng họ sẽ sử dụng hệ thống LMS tích cực và đóng góp ý kiến một cách trung thực.
Xem thêm: 5 cách kiểm thử hệ thống quản lý đào tạo trực tuyến đảm bảo tối ưu hóa trải nghiệm người dùng
Thiếu tính tương thích
Một điều mà doanh nghiệp cần lưu ý khi trải nghiệm dùng thử hệ thống quản lý học tập là cần phải xem xét tính tương thích của nó với các hệ thống khác hiện có của doanh nghiệp. Việc bỏ qua tính tương thích sẽ gây ra nhiều rắc rối trong quá trình triển khai chính thức.
Doanh nghiệp nên kiểm tra khả năng tích hợp của LMS với các công cụ khác như hệ thống quản lý nhân sự, hệ thống quản lý nội dung và các phần mềm liên quan. Điều này giúp đảm bảo rằng LMS sẽ hoạt động mượt mà và hiệu quả với cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin của doanh nghiệp
Thiếu tài liệu hỗ trợ và đào tạo
Một yếu tố quan trọng nhưng thường bị bỏ qua đó là tài liệu hỗ trợ và đào tạo đi kèm với LMS. Thiếu tài liệu này sẽ khiến người dùng gặp khó khăn trong quá trình sử dụng và làm giảm hiệu quả của LMS.
Doanh nghiệp cần kiểm tra xem nhà cung cấp LMS có cung cấp đủ tài liệu hướng dẫn và hỗ trợ sử dụng hệ thống hay không. Điều này giúp người dùng nhanh chóng nắm bắt cách sử dụng và tận dụng tối đa các tính năng của hệ thống.
Đánh giá không phù hợp
Đánh giá LMS cần dựa trên các tiêu chí rõ ràng và phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp. Việc đánh giá không phù hợp theo ý nghĩ chủ quan của một cá nhân sẽ dẫn đến quyết định sai lầm trong quá trình dùng thử hệ thống quản lý học tập.
Vì vậy, doanh nghiệp nên thiết lập các tiêu chí đánh giá cụ thể, bao gồm tính năng, độ ổn định, khả năng mở rộng, các dịch vụ hỗ trợ,… Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần xem xét đánh giá từ phía nhân viên. Tất cả những điều này sẽ giúp đảm bảo rằng quá trình đánh giá mang lại kết quả chính xác và đáng tin cậy.
Bỏ qua các tính năng mở rộng
Mặc dù hệ thống LMS có vẻ phù hợp với nhu cầu hiện tại, nhưng doanh nghiệp cũng nên tính đến việc liệu hệ thống có còn phù hợp với chiến lược của công ty trong dài hạn hay không.
Bỏ qua khả năng mở rộng trong tương lai có thể dẫn đến tốn kém chi phí và nguồn lực để đổi sang một nền tảng khác sau này. Hãy trao đổi chi tiết về khả năng mở rộng và tùy chỉnh của hệ thống LMS với nhà cung cấp, đảm bảo rằng hệ thống này vẫn tương thích với nhu cầu của doanh nghiệp trong tương lai.
Bỏ qua khả năng đo lường
Cuối cùng, một lỗi sai cần tránh khi dùng thử hệ thống quản lý học tập, đó là bỏ qua khả năng đo lường của hệ thống. Doanh nghiệp nên chú ý đến các công cụ đo lường và báo cáo của LMS, bao gồm các báo cáo tiến độ, tỷ lệ hoàn thành khóa học, tốc độ hoàn thành,… để chắc chắn hệ thống phù hợp với mục tiêu của tổ chức.
Xem thêm: Giải pháp đánh giá hiệu quả sau đào tạo với tính năng báo cáo LMS
Kết
Việc dùng thử hệ thống LMS là bước quan trọng để lựa chọn được giải pháp đào tạo phù hợp nhất cho doanh nghiệp. Bằng những lưu ý qua bài viết, hy vọng doanh nghiệp có thể tối ưu hóa quá trình dùng thử và đưa ra quyết định chính xác về hệ thống.
Với đội ngũ nhân sự có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đào tạo số, OES tự tin có thể hỗ trợ doanh nghiệp triển khai hệ thống LMS một cách toàn diện và hiệu quả nhất.
Liên hệ với OES – Công ty Cổ phần Dịch vụ Đào tạo trực tuyến để trải nghiệm demo miễn phí hệ thống LMS – Welearning ngay hôm nay!