Các hình thức triển khai hệ thống bài giảng E-learning cho doanh nghiệp và một số phương pháp tiết kiệm cho doanh nghiệp
SELECT MENU

Cộng đồng E-learning

Các hình thức triển khai hệ thống bài giảng E-learning cho doanh nghiệp và một số phương pháp tiết kiệm cho doanh nghiệp

Quản lý ngân sách là quy trình vô cùng quan trọng để mỗi doanh nghiệp có thể duy trì hoạt động và phát triển kinh tế. Theo số liệu của tập đoàn Kaplan và Norton, 60% các doanh nghiệp lên kế hoạch không phù hợp với dự toán mà họ đã đề ra.

Vì vậy, các chúng cần rút kinh nghiệm và quản lý ngân sách hợp lý khi xây dựng hệ thống bài giảng E-learning cho doanh nghiệp.

Ở Việt Nam hiện nay, để xây dựng bài giảng E-learning cho doanh nghiệp, có 3 hình thức:

1. Hình thức mua lại


Đây là hình thức phổ biến nhất khi các doanh nghiệp có nhu cầu xây dựng hệ thống đào tạo trực tuyến, do Việt Nam đang ngày càng xuất hiện nhiều những đơn vị chuyên sâu về đào tạo trực tuyến và xây dựng bài giảng E-learning, đồng thời có sự hỗ trợ của các đơn vị phân phối cùng ngành.

Đây là hình thức tương đối “đau ví tiền”. Bảng giá thấp nhất để mua hệ thống bài giảng E-learning hiện nay là 150-250 triệu, mức trung bình là 300-500 triệu, và mức cao nhất là 600 triệu trở lên.
Đối tượng chủ yếu của hình thức này là những doanh nghiệp lớn và vừa vì mức kinh phí tương đối cao.

2. Hình thức thuê bao

Hình thức thuê bao là khi doanh nghiệp thuê hệ thống E-learning, kéo dài trong một khoảng thời gian nhất định. Hình thức này thường được áp dụng cho những doanh nghiệp không có nhu cầu sử dụng hệ thống E-learning lâu dài và thường xuyên, hoặc doanh nghiệp ít nhân viên.

Chi phí của loại hình thuê bao được tính dựa trên thời gian sử dụng và số lượng tài khoản mở cho học viên. Bên cạnh đó, doanh nghiệp phải trả thêm chi phí trong trường hợp họ muốn tiếp tục sử dụng hệ thống sau khi hết thời hạn cho thuê.

3. Hình thức tự lập trình và thiết kế.

Với hình thức này, doanh nghiệp với nhu cầu áp dụng hệ thống sẽ tự triển khai và xây dựng hệ thống. Doanh nghiệp sẽ cần chia thành nhiều nhóm để phân bố công việc, từ khảo sát thị trường, lên ý tưởng nội dung và thiết kế cho bài giảng, cho đến xây dựng một hệ thống bài giảng E-learning bài bản.
Hình thức này rất đắt đỏ vì doanh nghiệp phải duy trì tài sản cố định, duy trì nhân sự, quảng bá sản phẩm… Quá trình xây dựng tổng thể một hệ thống bài giảng E-learning cho doanh nghiệp bao gồm rất nhiều bước, cần sự tỉ mỉ và thời gian lâu dài.

4. Một số phương pháp tiết kiệm khi xây dựng hệ thống bài giảng E-learning

– Lựa chọn đơn vị cung cấp phần mềm phù hợp: Liệu đơn vị đó có cá nhân hoá theo yêu cầu nội dung bài giảng hay không? Mỗi lĩnh vực và doanh nghiệp khác nhau đều có những yêu cầu về nội dung và hình thức khác nhau, những đơn vị cung cấp phần mềm E-learning phải chỉnh sửa sao cho phù hợp với từng doanh nghiệp, tránh lãng phí không cần thiết do sai sót nội dung.

– Lựa chọn hỉnh thức xây dựng bài giảng E-learning cho doanh nghiệp phù hợp: Số hoá nội dung dạng   slideshow là một trong những phương pháp đơn giản nhất, ít tốn kém nhất, nhưng vẫn rất hiệu quả. Chi phí cho bài giảng E-learning bằng slideshow thường chỉ từ 450.000 đồng/slide nên hầu hết mọi doanh nghiệp đều có thể chi trả và áp dụng hình thức này.

Bên cạnh đó, dạng bài giảng E-learning có giảng viên nói cũng là một trong những phương pháp có chi phí tương đối thấp, chỉ từ 900.000 đồng/phút, phù hợp với nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ hiện nay.

– Xác định đúng nội dung giảng dạy và đối tượng đào tạo: Trước khi triển khai xây dựng kế hoạch bài giảng E-learning cho doanh nghiệp, chúng ta phải xác định đối tượng đào tạo là ai, họ cần kiến thức gì, phương pháp giảng dạy như thế nào, áp dụng vào công việc thực tế ra sao.

Tương tự, nội dung bài giảng cũng vậy. Trước khi lên nội dung giảng dạy, chúng ta phải hỏi đội ngũ những nhân viên có kinh nghiệm để có thể biết được họ cần trang bị những kiến thức gì, chương trình học phải có nội dung và trình tự ra sao, cần tập trung vào nội dung nào, tránh lãng phí chi phí sản xuất và thời gian.

Lời kết, xây dựng hệ thống bài giảng E-learning đang là một trong những xu thế trong doanh nghiệp thời đại công nghệ 4.0 Tuy nhiên, tuỳ vào ngân sách và hoach định đầu tư của mỗi doanh nghiệp mà có những hình thức triển khai hệ thống đào tạo trực tuyến khác nhau. Mong rằng, bài viết trên đã phần nào giúp các bạn hiểu biết thêm về những hình thức triển khai hệ thống bài giảng E-learning và áp dụng hình thức phù hợp cho doanh nghiệp của bạn.

Xem thêm bài viết tương tự: Chi phí bài giảng Elearning gồm những gì ? (phần 1)

Bài viết liên quan

×
OES

Nhận thông báo về những Khóa học mới nhất

Error: Contact form not found.

Đăng ký nhận tư vấn Khóa học

Đăng ký nhận tư vấn Khóa học