Nối tiếp phần 1, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tự xây dựng hệ thống E-learning một cách bài bản và tuần tự nhất thông qua 11 bước sau.
Xem thêm: 6 bước xây dựng giải pháp eLearning
6. Storyboard toàn bộ nội dung bài giảng
Storyboard là những khung hình được phác hoạ thành hình vẽ tay hoặc máy, giúp bạn có cái nhìn tổng quan nhất về cách sắp xếp các văn bản, hình ảnh cùng các yếu tố visual khác trên màn hình. Phương pháp này sẽ giúp bạn tránh được việc mất thời gian chỉnh sửa bản thiết kế cuối cùng do các yếu tố trên màn hình không fit với nhau.
Lưu ý: Trước khi bắt đầu triển khai storyboard hay thiết kế bài giảng, bạn cần đảm bảo rằng mọi thông tin đều đã được kiểm duyệt.
–>>>>> Áp dụng storyboard vào quy trình xây dựng giải pháp E-learning
7. Lựa chọn công cụ phù hợp
Trong quá trình xây dựng hệ thống E-learning, chắc hẳn bạn sẽ bị choáng ngợp bởi vô vàn công cụ hiện đại. Tùy vào tính chất của từng bài giảng và ngân sách hiện có, bạn cần chọn ra một vài công cụ phù hợp nhất. OES có tổng hợp và so sánh 3 phần mềm E-learning phổ biến nhất (iSpring Suite, Adobe Captivate, Articulate 360), bạn có thể tham khảo chi tiết tại đây.
Để lựa chọn ra công cụ phù hợp nhất, bạn cần phải trả lời được những câu hỏi sau:
- Trung bình sẽ có khoảng bao nhiêu người có thể kết nối vào hệ thống E-learning cùng một lúc? Tối đa bao nhiêu người?
- Người học sẽ kết nối vào khóa học E-learning bằng máy tính của công ty hay sử dụng chính thiết bị của mình?
- Để tham gia khóa học, người học có cần tải về ứng dụng gì không?
- Doanh nghiệp của bạn có đủ băng thông để duy trì khóa học với quy mô học viên như trên?
- Bạn đã có kế hoạch để backup thông tin và bảo mật?
- Làm thế nào để duy trì server?
- Bạn có định sử dụng thêm hệ thống nào để support học viên không?
8. Thiết kế bài giảng
Một khi bạn đã thành công ở các bước trên, bạn có thể chuyển sang bước tiếp theo – thiết kế bài giảng. Xuyên suốt giai đoạn này, bạn cần đặc biệt chú trọng tới mục tiêu ban đầu để mọi thứ không bị chệch hướng.
Bạn cần xác định rõ phương pháp thiết kế phù hợp với nhóm đối tượng học viên. Một hệ thống E-learning chuyên nghiệp có thể áp dụng nhiều mẫu model phổ biến như: ADDIE/SAM, Gagné’s 9 Principles, ActionMapping,…
9. Thử nghiệm
Để đảm bảo chắc chắn rằng hệ thống sẽ vận hành theo kế hoạch, bạn cần xây dựng bản thử nghiệm – prototype. Prototype cũng được tiến hành để kiểm tra lại các chức năng của hệ thống, đó cũng là lý do mà một khóa học E-learning có khá nhiều phiên bản trước khi đến tay người học. Ở giai đoạn này, chắc chắn bạn sẽ phát hiện ra nhiều lỗi phát sinh, hãy bình tĩnh tìm cách khắc phục nhé!
Xem thêm: Xây dựng nội dung eLearning như nào để hấp dẫn người học?
10. Lựa chọn kênh phân phối (nội bộ/ngoại bộ) và tiến hành triển khai
Nếu bạn xây dựng hệ thống E-learning nhằm mục đích đào tạo nội bộ, hãy bỏ qua bước này. Còn nếu bạn dự định kinh doanh và phân phối bài giảng ra bên ngoài thì hãy tiếp tục nào!
Để thu hút được người học, bạn cần tập trung vào những điểm đặc biệt của bài giảng, những giá trị mà khóa học đem lại. Giai đoạn này cần được lên kế hoạch trước, như một phần marketing của khóa học vậy. Slide đầu tiên hãy thiết kế bắt mắt một chút để giữ chân người học bạn nhé!
11. Đo lường hiệu quả
Sau khi phân phối một khóa học bao gồm các bài giảng E-learning, bộ phận nhân sự đào tạo cần thu thập ý kiến, feedback từ nhân viên để chỉnh sửa và hoàn thiện hệ thống của mình đồng thời kiểm tra, đối chiếu với các mục tiêu, KPI mà bạn đã đặt ra ban đầu. Bạn có thể tạo các biểu mẫu để thu thập feedback hoặc phỏng vấn trực tiếp các học viên của mình.
Xem thêm: 4 lỗi thường gặp khi xây dựng một bài giảng eLearning
Nếu bạn có thắc mắc gì về quy trình xây dựng hệ thống E-learning hay gặp khó khăn trong quá trình tự triển khai thì hãy liên hệ ngay với OES – Công ty Đào tạo trực tuyến hàng đầu tại Việt Nam bạn nhé!
Xem thêm: Tự xây dựng hệ thống E-learning với 11 bước sau (phần 1)