Cho dù là triển khai hệ thống LMS cho nội bộ doanh nghiệp hay phục vụ mục đích thương mại, điều mà bất kỳ nhà quản lý đào tạo nào cũng cần quan tâm chính là sự bảo mật của LMS. Một LMS được bảo mật tốt sẽ giúp loại bỏ rủi ro thất thoát thông tin nội bộ. Ở bài viết này, OES sẽ cùng bạn tìm hiểu 5 tính năng bảo mật LMS thiết yếu nhất mà doanh nghiệp cần biết khi triển khai.
Xem thêm: 8 tính năng bảo mật Hệ thống LMS để dữ liệu luôn an toàn
Dấu hiệu cảnh báo khi xây dựng nền tảng LMS cho doanh nghiệp
LMS hiện tại của doanh nghiệp hiếm khi được sử dụng
Nếu người dùng không thường xuyên đăng nhập vào LMS, doanh nghiệp sẽ không thu lại được lợi nhuận cho khoản đầu tư đào tạo của mình. Để xác định tần suất sử dụng LMS hiện tại, doanh nghiệp cần tiến hành một cuộc khảo sát với các câu hỏi đưa ra nhằm mục tiêu xác định mức độ gắn bó của người dùng với LMS.
Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể tận dụng tính năng báo cáo LMS để thu dữ liệu về hoạt động, hiệu suất cũng như tần suất người dùng truy cập vào hệ thống.
LMS hiện tại không hỗ trợ với định dạng điện thoại di động
Ngày nay, việc học tập trên điện thoại di động trở nên vô cùng phổ biến. Khi LMS hỗ trợ với định dạng trên các thiết bị di động, chắc chắn rằng tỷ lệ sử dụng hệ thống học tập sẽ càng tăng cao. Nhất là đối với Gen Z – thế hệ được sinh ra trong thời đại số với kỳ vọng được học tập và tích luỹ kiến thức thông qua nền tảng công nghệ.
Vì vậy, nếu hệ thống LMS hiện tại của doanh nghiệp không có tính năng học tập trên thiết bị di động, có lẽ đã đến lúc cần phải thay đổi.
LMS cung cấp chương trình đào tạo không mang tính cá nhân hóa
Hệ thống LMS được cá nhân hóa và có thể tùy chỉnh đem lại độ hứng thú cao hơn cho người học. Hầu hết những người sáng tạo LMS đều thiết kế nền tảng e-Learning có thể tùy chỉnh bởi họ hiểu rằng các lực lượng lao động khác nhau có nhu cầu học tập khác nhau.
Có thể nói, khi LMS không thể tùy chỉnh được thì đó là dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp cần xây dựng lại hệ thống này để khuyến khích sự tham gia và tạo động lực cho học viên.
Xem thêm: 9 tính năng LMS phải có hàng đầu cho năm 2023
Những tính năng bảo mật LMS thiết yếu nhất mà doanh nghiệp cần biết
SSL (Secure Sockets Layer – Lớp cổng bảo mật LMS)
SSL sử dụng giao thức website cũ, cực kỳ đáng tin cậy (http) và thêm mã hóa vào để quá trình duyệt web được an toàn. Hiện tại, việc có SSL là điều bắt buộc về mặt pháp lý ở các website, ngay cả với các blog cá nhân.
Do vậy, doanh nghiệp khi tổ chức triển khai LMS nên yêu cầu nhà cung cấp LMS phải sử dụng SSL để bảo vệ hệ thống đào tạo. Mặt khác, do SSL hoạt động trên cơ sở từng miền, nên các tính năng bảo mật LMS cần phải bao gồm khả năng bảo vệ SSL cho dù đang sử dụng miền của nhà cung cấp hay của riêng doanh nghiệp.
SSO (Single Sign-On – Đăng nhập một lần)
SSO là việc sử dụng cùng một tên đăng nhập và mật khẩu để kết nối với nhiều trang web và các dịch vụ trực tuyến khác nhau.
Điều làm cho SSO trở nên quan trọng và an toàn là do nó cho phép doanh nghiệp tập trung quản lý tính xác thực trên các thuộc tính trực tuyến của mình. Bộ phận CNTT nội bộ có thể áp dụng các chính sách và hạn chế bảo mật tương tự cho mạng nội bộ công ty hoặc đối với cả cổng đào tạo nội bộ của doanh nghiệp.
SSO cũng đồng nghĩa với việc học viên sẽ chỉ phải nhớ một mật khẩu duy nhất thay vì hàng tá các tài khoản và mật khẩu riêng biệt tại các trang web, hệ thống khác nhau.
Người dùng, vai trò và quyền trong bảo mật LMS
Người dùng, vai trò và quyền là các khái niệm cơ bản nhất trong bảo mật máy tính. Cụ thể:
- Người dùng đại diện cho tài khoản người dùng – những người có thể truy cập vào hệ thống online.
- Quyền thể hiện các hành động mà người dùng đã đăng nhập vào hệ thống nên (hoặc không nên) thực hiện.
- Các ứng dụng web đi kèm với một tập hợp các quyền mà quản trị viên có thể gán cho người dùng, cho phép họ thực hiện các hành động nhất định.
Nếu các tính năng bảo mật LMS của doanh nghiệp đang không bao gồm khả năng phát hiện người dùng và thiết lập quyền của họ, hãy loại bỏ hệ thống LMS đó. Thiếu các tính năng trên, việc quản trị người dùng sẽ khó hơn, mất nhiều thời gian và có khả năng mắc lỗi cao hơn, từ đó sẽ khiến LMS trở nên kém an toàn.
Cài đặt mật khẩu trong bảo mật LMS
Người dùng trên LMS thường sử dụng những mật khẩu thiếu an toàn như “111111”, “123456” hay bất kì mật khẩu trống hoặc một cụm từ nào đó dễ đoán. Những mật khẩu kiểu này cho phép những kẻ tấn công có thể truy cập vào hệ thống một cách dễ dàng mà không gặp bất kỳ trở ngại nào đáng kể.
Để giảm thiểu vấn đề này, các nền tảng web hiện đại đã cung cấp một số loại cài đặt liên quan đến mật khẩu cho quản trị viên. Những cài đặt này sẽ yêu cầu người dùng nhập mật khẩu có độ dài ít nhất N ký tự, có ít nhất hoặc nhiều ký tự số hoặc chữ hoa xen lẫn,… để tăng độ phức tạp của mật khẩu.
Không chỉ vậy, tính năng cài đặt mật khẩu cũng có thể được sử dụng để áp dụng thời hạn hiệu lực của mật khẩu. Sau thời gian đó, người dùng sẽ được yêu cầu nhập mật khẩu mới thay thế. Điều này làm cho các mật khẩu cũ trở nên vô dụng đối với hacker.
Đăng ký và xác thực
Một tính năng bảo mật LMS thiết yếu khác mà doanh nghiệp cần chú ý là cách thức học viên có thể đăng ký vào hệ thống (tùy chọn đăng ký), khi nào và bằng cách nào họ có thể đăng nhập vào hệ thống (tùy chọn xác thực).
Nếu doanh nghiệp đang sử dụng Cloud LMS phục vụ cho việc đào tạo, quản trị viên có thể giới hạn việc đăng ký vào hệ thống e-Learning nội bộ với tùy chọn đăng ký.
Các tùy chọn xác thực cũng tương tự như tùy chọn đăng ký, nhưng cần lưu ý khi nào học viên được phép đăng nhập vào hệ thống LMS nội bộ.
Cùng với cài đặt mật khẩu, các tùy chọn xác thực và đăng ký là các tính năng bảo mật LMS quan trọng, cho phép quản trị viên dễ dàng định hình và kiểm soát hệ thống LMS một cách hiệu quả.
Xem thêm: Cách thức giải quyết vấn đề bảo mật dữ liệu trong phát triển ứng dụng e-Learning cho doanh nghiệp
Kết
Có thể nói, hệ thống đào tạo LMS cũng giống như một con người, luôn luôn cần đổi mới, cập nhật và cải tiến theo từng giai đoạn. Xây dựng một hệ thống đáng tin cậy với tính bảo mật LMS cao, doanh nghiệp sẽ hạn chế được những rủi ro phát sinh có thể gây thiệt hại tới công tác đào tạo nhân sự nói riêng và toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói chung. Liên hệ với OES – Công ty Cổ phần Dịch vụ đào tạo trực tuyến hàng đầu Việt Nam để được tư vấn kỹ lưỡng nhất về e-Learning và số hóa bài giảng!