Content Storytelling là gì? Cách khai thác Storytelling hiệu quả
SELECT MENU

Blog

Content Storytelling là gì? Cách khai thác Storytelling hiệu quả

Bạn có từng bị cuốn hút bởi một bài giảng hay đến mức không thể rời mắt? Sức mạnh của kể chuyện từ lâu đã được biết đến như một công cụ truyền tải thông tin hiệu quả, khơi gợi cảm xúc và tạo sự kết nối bền chặt. Bởi thay vì chỉ đơn thuần cung cấp thông tin khô khan, Content Storytelling lồng ghép các yếu tố như nhân vật, bối cảnh, mâu thuẫn và cao trào để tạo nên một trải nghiệm học tập sinh động, dễ nhớ và có ý nghĩa. Vậy, Content Storytelling là gì và làm thế nào để khai thác sức mạnh kể chuyện trong các chương trình đào tạo? Hãy cùng OES khám phá trong bài viết này nhé!

Xem thêm: Bí quyết thu hút học viên: Tận dụng tương tác & multimedia trong bài giảng số hóa

Content storytelling là gì?

Content Storytelling (Nội dung kể chuyện) là nghệ thuật kể chuyện thông qua nội dung, sử dụng các yếu tố như lời kể, hình ảnh, âm thanh để truyền tải thông điệp một cách sinh động, thu hút và tạo cảm xúc cho người tiếp nhận. Trong thiết kế chương trình đào tạo, Content Storytelling được ứng dụng để biến việc học thành một hành trình khám phá hấp dẫn, giúp học viên dễ dàng tiếp thu kiến thức, ghi nhớ thông tin và tăng khả năng ứng dụng vào thực tế.

Lợi ích của Content Storytelling trong thiết kế chương trình đào tạo là gì?

Content Storytelling mang lại vô số lợi ích cho việc thiết kế chương trình đào tạo, giúp nâng cao hiệu quả học tập và thu hút người học một cách hiệu quả. Dưới đây là một số lợi ích nổi bật: 

Tạo kết nối về cảm xúc 

Content Storytelling giúp khơi dậy những cảm xúc, tạo sự đồng cảm và thu hút sự chú ý của học viên. Khi họ có thể liên hệ bản thân với câu chuyện, điều này sẽ giúp họ dễ dàng tiếp thu kiến thức, ghi nhớ thông tin và có động lực học tập cao hơn. 

Ví dụ, thay vì những trang sách dày đặc chữ nghĩa, học viên được chìm đắm trong một câu chuyện truyền cảm hứng về hành trình chinh phục tri thức của một nhà khoa học lỗi lạc. Họ sẽ đồng cảm với những khó khăn, vui mừng với những thành công và học hỏi những bài học quý giá từ chính câu chuyện đó. 

Nâng cao khả năng ghi nhớ 

Não bộ con người có xu hướng ghi nhớ thông tin được trình bày dưới dạng câu chuyện hơn là các thông tin được được diễn giải khô khan, rời rạc. Content Storytelling giúp tạo ra các liên kết trong não bộ, làm cho học viên ghi nhớ các thông tin cần thiết. Phương pháp kể chuyện là một sơi dây kết nối các kiến thức tưởng chừng như khó hiểu trở thành một bức tranh sinh động dễ dàng ghi nhớ. 

Khơi gợi trí tò mò và khả năng tự định hướng 

Câu chuyện hấp dẫn sẽ làm khơi gợi sự tò mò, khuyến khích học viên tự khám phá kiến thức. Khi học viên chủ động tham gia vào quá trình học tập, họ sẽ có hứng thú và động lực học tập cao hơn.  

Content Storytelling biến việc học thành một hành trình khám phá thú vị, nơi học viên không chỉ tiếp thu kiến thức mà còn rèn luyện tư duy phản biện, sáng tạo và khả năng tự học. 

Tăng khả năng ứng dụng kiến thức vào thực tế 

Content Storylling giúp học viên hiểu rõ cách thức áp dụng kiến thức vào các tình huống thực tế. Khi họ có thể nhìn thấy mối liên hệ giữa kiến thức và thực tế, họ sẽ có khả năng ứng dụng kiến thức hiệu quả hơn. Phương pháp kể chuyện mô phỏng các tình uống thực tế, giúp học viên rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề, ra quyết định và thích nghi với những thay đổi trong môi trường làm việc. 

Xem thêm: 4 bí quyết ứng dụng storytelling trong số hoá bài giảng thành công cho doanh nghiệp

Làm thế nào để triển khai Content storytelling trong thiết kế chương trình đào tạo?

Content Storytelling đã trở thành phương pháp hiệu quả để thu hút và truyền tải kiến thức cho học viên trong các chương trình đào tạo. Tuy nhiên, việc triển khai Content Storytelling không hề dễ dàng trong môi trường đào tạo doanh nghiệp. Để ứng dụng được phương pháp này, doanh nghiệp nên phát triển chiến lược Content Storytelling (Storytelling Content Strategy) bài bản và chuyên nghiệp. Vậy để triển khai chiến lược này một cách thành công, doanh nghiệp có thể tham khảo các bước sau:  

Xác định mục tiêu và nhu cầu học tập 

Bước đầu tiên và cũng là nền tảng cho phương pháp kể chuyện Content Storytelling thành công chính là xác định rõ ràng mục tiêu học tập của chương trình đào tạo và nhu cầu của các học viên. Hiểu rõ điều này sẽ giúp bạn lựa chọn câu chuyện phù hợp, truyền tải thông điệp chính xác và tạo sự kết nối hiệu quả với học viên. 

Xem thêm: Learning outcomes là gì? Cách LMS có thể đánh giá kết quả học tập trực tuyến  

Xây dựng kịch bản hấp dẫn 

Một câu chuyện hấp dẫn là chìa khoá thu hút sự chú ý và giữ chân học viên. Hãy sử dụng những câu chuyện rõ ràng với các yếu tố như mở đầu, thân bài và kết thúc. Tạo dựng các nhân vật và bối cảnh thu hút, đồng thời sử dụng các yếu tố cao trào để tạo sự kịch tính cho từng câu chuyện. 

Sử dụng các yếu tố tương tác  

Tương tác là yếu tố then chốt để biến lý thuyết thành hành động. Khuyến khích học viên tham gia vào câu chuyện thông qua các câu hỏi tương tác, hoạt động nhóm. Sử dụng các công nghệ hỗ trợ như video, hình ảnh, âm thanh để tăng tính tương tác và rạo môi trường học tập sôi nổi, năng động. 

Trong quá trình thiết kế bài giảng e-Learning, doanh nghiệp không chỉ cần tập trung vào việc xây dựng Content Storytelling hấp dẫn mà quan trọng là phải đảm bảo cách trình bày được thực hiện một cách trực quan và sinh động. Việc này có thể bao gồm sử dụng các phương tiện như hình ảnh, video, âm thanh, đồ họa và các công cụ tương tác để làm cho nội dung câu chuyện trở nên sống động và dễ tiếp cận hơn. Bằng cách này, không chỉ giúp người học hiểu rõ và ghi nhớ nội dung câu chuyện một cách tốt hơn mà còn tạo ra trải nghiệm học tập tích cực và thú vị.  

Các doanh nghiệp muốn thiết kế bài giảng e-Learning có thể tham khảo dịch vụ số hóa của OES để giúp tối ưu hóa quá trình này, từ việc chuyển đổi nội dung đến cách trình bày, nhằm đảm bảo hiệu quả cao nhất cho các bài giảng trong hoạt động đào tạo.  

Xem thêm: Số hoá bài giảng là gì? Chức năng đối với doanh nghiệp 

Khuyến khích người học suy ngẫm và áp dụng kiến thức vào thực tế 

Mục tiêu cuối cùng của một chương trình đào tạo là giúp học viên áp dụng kiến thức vào thực tế. Hãy đặt ra các câu hỏi để giúp học viên liên hệ câu chuyện với kinh nghiệm thực tế của bản thân. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể cung cấp các bài tập thực hành để họ có cơ hội vận dụng những điều đã học với các tình huống thực tế. 

Lắng nghe đánh giá phản hồi từ người học 

Đánh giá phản hồi từ học viên là nguồn thông tin quý giá để bạn điều chỉnh và cải thiện chương trình đào tạo. Hãy thường xuyên cập nhật phản hồi của từng học viên về hiệu quả của việc ứng dụng Content Storytelling, từ đó có thể hoàn thiện một chương trình đào tạo tốt nhất cho học viên.  

Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết cách phân tích nhu cầu đào tạo cho tổ chức, doanh nghiệp  

Kết 

Việc ứng dụng sáng tạo Content Storytelling sẽ biến chương trình đào tạo thành hành trình khám phá hấp dẫn, thôi thúc học viên chinh phục mọi thử thách và gặt hái thành công. Hy vọng thông qua bài viết này, doanh nghiệp đã hiểu được Content Storytelling là gì và cách sử dụng Content Storytelling một cách sáng tạo để biến chương trình đào tạo của bạn trở nên độc đáo, hấp dẫn và đầy cảm xúc! 

Hãy biến những câu chuyện trở thành “chìa khóa vàng” để tạo nên một chương trình đào tạo hiệu quả. Hãy liên hệ ngay với OES – Công ty Cổ phần Dịch vụ Đào tạo trực tuyến hàng đầu Việt Nam dẫn đầu trong lĩnh vực dịch vụ số hóa và đào tạo trực tuyến tại Việt Nam. Chúng tôi sẽ cung cấp cho quý vị sự tư vấn kỹ lưỡng từ đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm.

 

Bài viết liên quan

×
OES

Nhận thông báo về những Khóa học mới nhất

Error: Contact form not found.

Đăng ký nhận tư vấn Khóa học

Đăng ký nhận tư vấn Khóa học

0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x