Bí quyết thu hút học viên: Tận dụng tương tác & multimedia trong bài giảng số hóa
SELECT MENU

Blog

Bí quyết thu hút học viên: Tận dụng tương tác & multimedia trong bài giảng số hóa

Dạy học số hóa không chỉ là việc truyền đạt kiến thức mà còn là nghệ thuật thu hút và tiếp cận học viên một cách hiệu quả. Trong thời đại công nghệ 4.0, việc tận dụng tính năng tương tác và multimedia trong bài giảng số hóa đã trở thành một trong những bí quyết quan trọng nhất để thu hút và giữ chân học viên. Hãy cùng OES khám phá cách áp dụng các yếu tố này để tạo ra những trải nghiệm học tập độc đáo và thu hút học viên trong bài viết dưới đây. 

Xem thêm: Phát triển nội dung đào tạo e-Learning: Outsourcing hay in-house 

Số hóa nội dung – Xu hướng thu hút học viên trong giáo dục, đào tạo hiện đại

Kỷ nguyên số đang len lỏi vào mọi khía cạnh của đời sống và giáo dục, đào tạo cũng không ngoại lệ. Số hóa nội dung đang trở thành xu hướng tất yếu trong giáo dục, đào tạo hiện đại, mang đến những lợi ích to lớn cho cả giáo viên và học viên. 

Nội dung số bao gồm các tài liệu giáo dục được lưu trữ dưới dạng điện tử, đa dạng như giáo trình điện tử, bài giảng trực tuyến, kho bài tập tương tác, video bài giảng, hình ảnh minh họa, infographic, bản đồ tư duy, v.v. 

Việc số hóa nội dung không chỉ đơn thuần là việc chuyển đổi từ sách giáo trình sang dạng điện tử, mà còn bao gồm sự tích hợp của các yếu tố tương tác và multimedia. Nhờ vào tính năng này, học viên có thể tiếp cận kiến thức một cách đa chiều và sinh động. Điều này không chỉ giúp họ hiểu bài học một cách sâu sắc hơn mà còn tạo ra sự hứng thú và động lực trong quá trình học tập. Ngược lai, đối với giảng viên, điều này tạo điều kiện thuận lợi hơn để thu hút học viên quan tâm đến các khóa học của họ. 

Với sự bùng nổ của Internet và các nền tảng học trực tuyến, việc số hóa nội dung càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Nó mở ra không gian rộng lớn cho việc chia sẻ kiến thức, kết nối giáo viên và học viên trên khắp thế giới, và thúc đẩy sự tiến bộ trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.  

Đồng thời, việc áp dụng các phương pháp số hóa cũng đòi hỏi sự đổi mới và sáng tạo từ các nhà giáo và nhà đào tạo, để tạo ra những trải nghiệm học tập độc đáo và phù hợp với nhu cầu của thế hệ học viên hiện đại. 

Xem thêm: 2 định dạng số hoá bài giảng tiết kiệm nhất giúp kiểm soát chi phí đào tạo trong doanh nghiệp 

Lợi ích của việc số hóa nội dung trong môi trường giáo dục, đào tạo trực tuyến

Số hóa nội dung đóng vai trò quan trọng trong doanh nghiệp với nhiều lợi ích đang kể, bao gồm:  

  • Tiết kiệm không gian và tài nguyên: Số hóa nội dung giúp vượt qua các rào cản về không gian và thời gian, cho phép học viên tiếp cận kiến thức mọi lúc, mọi nơi chỉ cần có kết nối Internet. 
  • Dễ dàng quản lý và truy cập: Học viên có thể tự chủ lịch trình học tập của mình, xem lại nội dung bất kỳ khi nào cần thiết, tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập theo tốc độ riêng và điều chỉnh nội dung học phù hợp với nhu cầu cá nhân. 
  • Tăng sự tương tác và tham gia: Tính năng tương tác trong nội dung số hóa tạo ra môi trường học tập tích cực, khuyến khích học viên tham gia vào các hoạt động, bài tập, thảo luận, giúp họ tiếp thu và ứng dụng kiến thức một cách hiệu quả hơn. 
  • Đa dạng hóa phương pháp giảng dạy: Số hóa nội dung cho phép giáo viên và người thiết kế học liệu sáng tạo hơn trong việc áp dụng các phương pháp giảng dạy đa dạng như video, trò chơi, bài tập trực tuyến, trực quan hóa nội dung, tạo ra trải nghiệm học tập độc đáo và hấp dẫn. 
  • Tiết kiệm chi phí: Số hóa nội dung giảm thiểu chi phí in ấn và phân phối tài liệu giáo trình truyền thống, đồng thời giảm thiểu chi phí đi lại cho học viên và giảm bớt thời gian mất mát do việc di chuyển. 
  • Dễ dàng cập nhật và điều chỉnh: Nội dung số hóa có thể dễ dàng cập nhật và điều chỉnh theo yêu cầu mới nhất, giúp cho kiến thức luôn được cập nhật và phản ánh đúng thực tế. 

Các loại nội dung đào tạo doanh nghiệp có thể số hóa

Tùy thuộc vào mô hình đào tạo chuyên biệt và nghiệp vụ phức tạp của mỗi doanh nghiệp, nội dung số hóa trong đào tạo cũng trở nên đa dạng và phong phú. Dưới đây là một số nội dung đào tạo doanh nghiệp có thể số hóa để tăng cường hiệu quả hoạt động, tối ưu hóa chi phí và nâng cao trải nghiệm để thu hút học viên 

Flipped Classroom  

Flipped Classroom đã tồn tại từ trước nhưng vẫn chưa được nhiều tổ chức triển khai. Ban đầu, doanh nghiệp có thể cung cấp nội dung cần thiết và chia sẻ cho học viên trước khi họ tham gia lớp học. Việc này giúp học viên có thể tiếp cận nội dung từ bất kỳ nơi đâu, trên các thiết bị ưa thích và theo tốc độ của mình.  

Đồng thời, họ không cần phải ghi chép vội vã và có thể dễ dàng xem lại những phần khó hiểu. Trong buổi học, họ có thể tham gia vào các hoạt động tương tác, đặt câu hỏi, giao tiếp và kết nối với giáo viên, bạn bè và đồng nghiệp. 

Để đạt được hiệu quả tốt nhất khi áp dụng phương pháp này, doanh nghiệp cần đảm bảo rằng nội dung số hóa được thiết kế một cách tương tác. Doanh nghiệp có thể bổ sung các tài liệu nghe, nhìn,v.v vào nội dung, giúp học viên hòa mình vào trải nghiệm học tập một cách trực quan và sinh động. 

Sự kiện đào tạo 

Trong nhịp sống bận rộn hiện đại, việc tham gia trực tiếp các sự kiện đào tạo của doanh nghiệp như hội thảo, workshop thực hành, khóa đào tạo chuyên gia,v.v trở nên khó khăn với nhiều nhân viên. Hiểu được điều này, số hóa nội dung đào tạo bằng cách ghi hình trực tiếp và đăng tải lên nền tảng LMS (Learning Management System) chính là giải pháp hiệu quả giúp doanh nghiệp tối ưu hóa hiệu quả đào tạo và đáp ứng nhu cầu học tập của nhân viên. 

Thậm chí, những nội dung đào tạo số hóa này không chỉ mang lại lợi ích cho nhân viên mà còn là công cụ truyền thông đắc lực cho doanh nghiệp. Việc chia sẻ các nội dung này trên các kênh truyền thông như website, social media, email marketing… sẽ giúp doanh nghiệp như: 

  • Giới thiệu hình ảnh doanh nghiệp năng động, chú trọng phát triển nguồn nhân lực 
  • Thu hút ứng viên tiềm năng 
  • Tăng cường kết nối khách hàng 
  • Mở rộng thị trường,v.v 

Xem thêm: Các hình thức đào tạo trong doanh nghiệp phổ biến nhất hiện nay 

Nội dung hướng dẫn, văn hóa, hội nhập 

Trong môi trường doanh nghiệp năng động hiện đại, việc cung cấp nội dung hướng dẫn, văn hóa và hội nhập cho nhân viên là vô cùng quan trọng. Nội dung này giúp nhân viên trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ cần thiết để hoàn thành tốt công việc, đồng thời xây dựng văn hóa doanh nghiệp vững mạnh. Ví dụ: 

  • Nội dung hướng dẫn: doanh nghiệp có thể số hóa nội dung các video hướng dẫn ngắn gọn dễ hiểu để giúp nhân viên nắm bắt quy trình làm việc, sử dụng phần mềm, công cụ mới hoặc giải quyết các vấn đề thường gặp.  
  • Cẩm nang đào tạo: Cung cấp tài liệu chi tiết về các quy định, chính sách, quy trình làm việc, văn hóa doanh nghiệp… giúp nhân viên mới dễ dàng hòa nhập và hiểu rõ môi trường làm việc. 
  • Video giới thiệu văn hóa doanh nghiệp: Giới thiệu các giá trị cốt lõi, sứ mệnh, tầm nhìn, triết lý kinh doanh của doanh nghiệp để nhân viên hiểu rõ hơn về nơi mình đang làm việc,v.v 

Làm thế nào để tối đa hóa việc lưu giữ kiến thức nội dung số hóa?

Môi trường số đang bùng nổ với vô vàn nội dung, đặc biệt là các video ngắn, nhiều hình ảnh kích thích trên các nền tảng như TikTok và Instagram. Điều này vô tình khiến khả năng tập trung của người học, bị giảm sút. Vậy làm thế nào để giảng viên, nhà trường và doanh nghiệp có thể truyền tải kiến thức hiệu quả, thu hút sự chú ý của học viên trong thời đại “ngắn gọn, nhanh chóng” này? Doanh nghiệp có thể phát triển các chiến lược sau:  

Báo hiệu trọng điểm để thu hút học viên

  • Sử dụng kết hợp văn bản và hình ảnh động: Trong bài giảng điện tử, doanh nghiệp khéo léo lồng ghép các đoạn văn bản ngắn gọn, hình ảnh minh họa trực quan để báo hiệu những nội dung quan trọng, thu hút sự chú ý của học viên. 
  • Phân nhỏ nội dung: Chia nhỏ nội dung bài giảng thành các phần vừa học, vừa sức với khả năng tiếp thu của học viên. Điều này giúp họ tập trung tốt hơn, tránh cảm giác choáng ngợp trước lượng kiến thức quá lớn. 

Xây dựng bài giảng “vừa vặn” 

  • Độ dài video phù hợp: Bài giảng nên có thời lượng phù hợp, tránh kéo dài lê thê. 
  • Tạo điểm nghỉ: Thêm các điểm nghỉ, khoảng dừng ngắn trong bài giảng để học viên có thời gian ghi chú, tổng hợp lại kiến thức vừa học. 

Kết hợp đa phương thức để thu hút học viên

  • Phối hợp hình ảnh và âm thanh: Sử dụng hiệu quả hình ảnh động, video kết hợp với lời thuyết trình, lồng tiếng. Điều này giúp kích thích nhiều giác quan của học viên, tăng cường khả năng ghi nhớ và giảm thiểu tình trạng quá tải thông tin (cognitive overload). 

Trong kỷ nguyên số bùng nổ như hiện nay, việc ứng dụng số hóa nội dung đào tạo trở thành xu hướng tất yếu cho mọi tổ chức. Nhận thức được điều này, các doanh nghiệp cần chủ động đầu nghiên cứu và áp dụng số hóa nội dung đào tạo để tận dụng tối đa các ưu điểm và khắc phục mọi hạn chế của nó, từ đó tối đa hóa lợi ích cho doanh nghiệp.  

Tại OES – Công ty Cổ phẩn Dịch vụ Đào tạo trực tuyến, chúng tôi cung cấp dịch vụ số hóa nội dung đào tạo cho các doanh nghiệp, giúp những nhà quản lý không còn phải lo lắng về việc sử dụng dữ liệu. Hãy trải nghiệm ngay dịch vụ của chúng tôi để hiểu rõ hơn về phương pháp số hóa nội dung trong môi trường doanh nghiệp thời đại 4.0! 

Bài viết liên quan

×
OES

Nhận thông báo về những Khóa học mới nhất

Error: Contact form not found.

Đăng ký nhận tư vấn Khóa học

Đăng ký nhận tư vấn Khóa học

0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x