Số hóa bài giảng là gì? Chức năng đối với doanh nghiệp
SELECT MENU

Blog

Số hóa bài giảng là gì? Chức năng đối với doanh nghiệp

Trong thời đại 4.0 hiện nay, phần lớn các doanh nghiệp đều đang tìm kiếm những phương pháp hiệu quả để nâng cao chất lượng đào tạo nhân viên. Số hóa bài giảng đã trở thành công cụ không thể thiếu khi triển khai e-learning mang đến các giải pháp linh hoạt và tiết kiệm chi phí. Và để hiểu rõ hơn về số hóa bài giảng là gì hãy đọc bài viết dưới đây của OES nhé.

Xem thêm: Tại sao số hóa bài giảng cho doanh nghiệp ngày càng quan trọng và cần thiết?

Số hoá bài giảng là gì?

Số hoá bài giảng là một phần quan trọng của quá trình số hoá đào tạo, nơi các tài liệu và nội dung giảng dạy truyền thống được chuyển đổi sang dạng số để dễ dàng lưu trữ, quản lý và truy cập trên các thiết bị điện tử. Việc này không chỉ giúp tiết kiệm không gian lưu trữ và chi phí in ấn mà còn tạo điều kiện cho việc cập nhật và phân phối nội dung nhanh chóng và hiệu quả.

So-hoa-bai-giang-la-gi-Chuc-nang-cua-so-hoa-bai-giang-doi-voi-doanh-nghiep

Đối với doanh nghiệp, số hoá bài giảng giúp tối ưu hóa quá trình đào tạo nhân sự bằng cách cung cấp các phương tiện học tập đa dạng như e-books, video bài giảng, các khóa học trực tuyến. Và khi bài giảng số hóa được tích hợp vào hệ thống quản lý học tập (LMS). Điều này không chỉ giúp cải thiện đáng kể trải nghiệm học tập của các học viên mà còn mang lại khả năng giám sát và đánh giá tiến độ đào tạo một cách chính xác và hiệu quả hơn rất nhiều.

Vai trò của số hoá bài giảng trong doanh nghiệp

Số hoá bài giảng trong doanh nghiệp không chỉ là một phần của quá trình chuyển đổi số mà còn là một yếu tố quan trọng để thực hiện mục tiêu giảm chi phí và tăng lợi nhuận. Theo nghiên cứu của Brandon Hall Group, các doanh nghiệp sử dụng số hóa bài giảng có tỷ lệ nhân viên hoàn thành chương trình đào tạo cao hơn 20% so với những doanh nghiệp không sử dụng. Điều này chứng tỏ rằng số hoá bài giảng mang lại khả năng chia sẻ nội dung một cách dễ dàng, nhanh chóng và hiệu quả, từ đó cải thiện quy trình đào tạo và tăng cường sự cộng hưởng giữa các bộ phận trong doanh nghiệp.

Tiết kiệm thời gian và chi phí

Số hóa bài giảng e-Learning được đánh giá là giải pháp tối ưu giúp tiết kiệm chi phí đào tạo nội bộ. Các doanh nghiệp chỉ cần đầu tư một lần, mọi thao tác và hoạt động sẽ được tự động hóa một cách bài bản để sử dụng liên tục, bền vững. Bên cạnh đó số hóa nội dung còn tránh hao phí nguồn lực, bộ phận đào tạo sẽ không cần bỏ ra quá nhiều thời gian và công sức để hướng dẫn từng nhân sự nữa.

Số hóa bài giảng

Tăng năng suất và hiệu quả đào tạo

Thông thường một quy trình đào tạo sẽ mất khoảng 12 phút để nhân viên tìm kiếm tài liệu và chứng từ lưu trữ. Nhưng với nội dung đã được số hóa việc này chỉ mất vài giây vì vậy việc lưu hành thông tin nội bộ cũng sẽ hiệu quả hơn. Ngoài ra tính năng bảo mật cũng sẽ được đảm bảo thậm chí là an toàn hơn so với phương pháp lưu trữ truyền thống.

Tăng khả năng lưu trữ và bảo mật thông tin

Việc số hóa bài giảng không chỉ giúp cải thiện hiệu quả đào tạo mà còn mang lại lợi ích đáng kể về mặt lưu trữ và bảo mật thông tin. Số hóa cho phép lưu trữ tài liệu một cách an toàn với bảo mật cao, giảm thiểu rủi ro hư hại hoặc thất lạc thông tin. Công nghệ số hóa cung cấp các tính năng nâng cao để phục hồi dữ liệu dễ dàng, đảm bảo tính liên tục và bền vững của hoạt động doanh nghiệp. Điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh các doanh nghiệp ngày càng phụ thuộc vào thông tin và dữ liệu để đưa ra quyết định chiến lược.

Tăng khả năng lưu trữ và bảo mật thông tin

Hỗ trợ Đào tạo Liên tục: Số hóa bài giảng cho phép doanh nghiệp cung cấp cho nhân viên quyền truy cập vào nội dung đào tạo liên tục, giúp họ phát triển kỹ năng và kiến thức của mình theo thời gian.

Bảo vệ môi trường

Ngoài ra, số hóa bài giảng còn góp phần bảo vệ môi trường bằng cách giảm lượng giấy và rác thải, hướng tới mục tiêu xây dựng một “văn phòng không giấy”. Doanh nghiệp có thể tiết kiệm nguồn lực tự nhiên và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường, đồng thời thể hiện cam kết đối với sự phát triển bền vững. Việc này không chỉ giúp doanh nghiệp giảm chi phí vận hành mà còn nâng cao hình ảnh thương hiệu, góp phần tạo dựng uy tín và lòng tin từ khách hàng và đối tác.

Bảo vệ môi trường

Tóm lại, số hóa bài giảng đóng vai trò then chốt trong việc nâng cao hiệu quả đào tạo, đảm bảo an toàn thông tin, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Đây là một bước đi chiến lược mà doanh nghiệp cần thực hiện để cạnh tranh và phát triển trong thời đại số hóa. Với những lợi ích to lớn này, việc số hóa bài giảng không chỉ là một xu hướng mà còn là một nhu cầu tất yếu cho sự phát triển lâu dài của mọi doanh nghiệp.

Xem thêm: Số hóa đào tạo hiệu quả cao cho doanh nghiệp

Các cấp độ số hoá bài giảng mà doanh nghiệp cần biết

Để hiểu rõ hơn về việc số hóa bài giảng là gì, các doanh nghiệp cần nhận thức về các cấp độ số hóa khác nhau. Những cấp độ này không chỉ phản ánh mức độ ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào hoạt động học tập mà còn cho thấy sự đa dạng trong các hệ thống sử dụng. Dưới đây là các cấp độ số hóa bài giảng, được phân loại theo mức độ tác động của CNTT và truyền thông đến các hoạt động học tập và theo hệ thống sử dụng trong doanh nghiệp.

Theo mức độ tác động của CNTT và truyền thông đến các hoạt động học tập

Số hóa bài giảng có thể được phân loại dựa trên mức độ tác động của công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT) đến các hoạt động học tập. Các doanh nghiệp cần hiểu rõ các cấp độ này để áp dụng phù hợp với nhu cầu và khả năng của mình, từ việc sử dụng các công cụ đơn giản đến việc tích hợp các giải pháp phức tạp và toàn diện. Mức độ tác động càng cao, khả năng cải thiện hiệu quả đào tạo và quản lý thông tin càng lớn.

cac-cap-do-so-hoa-bai-giang-ma-doanh-nghiep-can-biet

Xét theo hệ thống sử dụng

Cấp độ 1: CBT – Computer Based Training và WBT – Web Based Training

CBT và WBT đánh dấu sự xuất hiện của e-Learning, từ giai đoạn 1960 đến 1993. Chúng đề cập đến các phương pháp đào tạo dựa trên máy tính, sử dụng phần mềm chạy trên máy tính.

Ở cấp độ này, bài giảng thường được tạo ra bằng công cụ PowerPoint và truyền tải qua đĩa CD-ROM hoặc trên Web. Học viên thường phải hoàn thành bài kiểm tra đầu vào trước khi tự học mà không có sự hướng dẫn trực tiếp từ giáo viên. Họ cũng phải vượt qua các bài kiểm tra đánh giá sau mỗi giai đoạn học. Chi phí thấp là một ưu điểm lớn của cấp độ e-Learning này.

Cấp độ 2: Học trực tuyến có giảng viên

Tại cấp độ này, học viên tham gia các lớp học thông qua Internet/Intranet, đồng thời có sự hiện diện của giáo viên. Cả hai đều có thể tương tác với nhau trong suốt quá trình học. Các nền tảng phổ biến cho cấp độ này bao gồm Zoom, Google Meet, Teams…

Cấp độ 2: Học trực tuyến có giảng viên

Học trực tuyến có giảng viên cho phép tương tác giữa học viên và giảng viên thông qua việc đăng tải tài liệu, bài tập và thảo luận trên hệ thống. Tuy nhiên, sự linh hoạt này có thể bị hạn chế tùy thuộc vào nền tảng sử dụng vì không phải tất cả đều hỗ trợ lưu trữ dữ liệu. Ngoài ra, ở cấp độ này, giảng viên có thể sử dụng Hệ thống Quản lý Học tập (LMS) để đăng tải tài liệu và theo dõi tiến độ học tập của học viên.

Cấp độ 3: Các lớp học ảo

Các lớp học ảo tương tự như cấp độ 2, đều sử dụng Internet/Intranet và kết hợp với LMS để tối ưu hiệu suất đào tạo.

Tuy nhiên, điểm khác biệt lớn nhất ở cấp độ này so với học trực tuyến có giảng viên là sự tham gia trực tiếp trong các lớp học giống như mô hình truyền thống. Các giờ học được tổ chức “trực tiếp” để thảo luận và giải quyết các case study. Giáo viên đóng vai trò hướng dẫn thông qua công nghệ trực tuyến, và học viên có thể xem lại bài giảng và thực hiện bài tập offline.

Cấp độ 3: Các lớp học ảo

Một hình thức phổ biến ở cấp độ này là MOOC (Massive Open Online Course), nơi nội dung được truyền tải mở và tạo điều kiện cho hoạt động thảo luận và làm việc nhóm. MOOC cho phép hàng ngàn người học tham gia mà không gặp rào cản về điều kiện tham gia hoặc chi phí. MOOC thường được chia thành:

  • xMOOOC (transmissive MOOC): giảng viên truyền tải nội dung tương tự như các lớp học truyền thống.
  • cMOOOC (connectivist MOOC): học viên tự quản lý nội dung học tập và tiến độ thông qua tài liệu có sẵn.

Các doanh nghiệp có thể dựa vào các cấp độ này để lựa chọn hình thức đào tạo phù hợp nhất, từ đó tối ưu hóa nguồn lực và tránh lãng phí không cần thiết. Số hoá bài giảng không chỉ giúp cải thiện quy trình đào tạo mà còn hỗ trợ doanh nghiệp trong việc thực hiện mục tiêu chuyển đổi số.

Xem thêm: Top 9 câu hỏi thường gặp về e-Learning và LMS cho doanh nghiệp

OES – đơn vị cung cấp dịch vụ số hoá hàng đầu tại Việt Nam

Ngoài những cấp độ và chức năng đã đề cập, hiểu rõ khái niệm số hoá bài giảng là gì không chỉ là nền tảng quan trọng để nâng cao chất lượng đào tạo mà còn là minh chứng cho sự chuyên nghiệp và hiện đại của doanh nghiệp, đồng thời thể hiện việc bắt kịp xu hướng hội nhập trong kỷ nguyên số 4.0 hiện nay. Để có cái nhìn tổng thể và sâu rộng nhất về e-Learning và quá trình số hoá bài giảng, doanh nghiệp nên tìm đến sự tư vấn từ các chuyên gia triển khai e-Learning, thay vì tự tìm hiểu mọi thứ.

OES, với sứ mệnh trở thành đối tác đáng tin cậy thông qua việc chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo và quản trị. Với cam kết sẽ tận tâm và sẵn lòng hợp tác chặt chẽ với khách hàng để triển khai các dự án e-Learning và số hoá bài giảng hiệu quả nhất, từ đó đem lại sự nâng cao vượt trội trong chất lượng đội ngũ nhân viên tại các doanh nghiệp. 

Với đội ngũ chuyên gia hơn 10 năm kinh nghiệm trong việc triển khai các dự án e-Learning lớn trong và ngoài nước. OES tự hào cung cấp giải pháp e-Learning và dịch vụ số hoá tốt nhất, toàn diện nhất và đem lại sự chuyện nghiệp đến với các doanh nghiệp. 

Nếu quý doanh nghiệp đang tìm kiếm giải pháp số hoá bài giảng để nâng cao hiệu quả đào tạo, hãy liên hệ ngay với  OES – Công ty Cổ Phần Dịch vụ Đào tạo Trực tuyến hàng đầu Việt Nam để được tư vấn kỹ lưỡng về e-Learning và số hóa bài giảng đào tạo!

 

Bài viết liên quan

×
OES

Nhận thông báo về những Khóa học mới nhất

Error: Contact form not found.

Đăng ký nhận tư vấn Khóa học

Đăng ký nhận tư vấn Khóa học