Tương tự như việc xây dựng một ngôi nhà vững chắc, xác định kết quả học tập (learning outcomes) đóng vai trò như bản thiết kế chi tiết, định hướng cho các chuyên gia L&D trong quá trình xây dựng chương trình đào tạo. Trong bài viết này, hãy cùng OES tìm hiểu xem learning outcomes là gì và cách LMS đánh giá kết quả học tập trực tuyến!
Learning outcomes là gì? Tầm quan trọng của việc đo lường learning outcomes trong L&D
Learning outcomes (kết quả học tập hay chuẩn đầu ra) là những kiến thức, kỹ năng và thái độ mà người học đạt được sau khi hoàn thành một chương trình đào tạo. Nếu ví hoạt động đào tạo là hành trình thì learning outcomes được coi như la bàn, bởi nó không chỉ đề cập đến kiến thức mà người hướng dẫn có thể truyền đạt, mà còn mang tính định hướng mục tiêu và hành động cho người học để đạt được hiệu quả.
Tầm quan trọng của learning outcomes được thể hiện rõ nhất ở cả học viên và giảng viên trong ba giai đoạn:
- Giai đoạn ý tưởng thiết kế chương trình đào tạo (program idea): Doanh nghiệp nên tập trung vào việc mô tả cách thiết kế chương trình đào tạo nhằm đáp ứng các mục tiêu và kết quả học tập được đề ra. Điều này đòi hỏi sự áp dụng của các nguyên tắc quan trọng và việc xem xét kỹ lưỡng để xây dựng nền tảng cho quá trình thiết kế chương trình đào tạo.
- Chương trình đào tạo (curriculum): Doanh nghiệp nên chuẩn bị bao gồm danh sách các khóa học và số giờ đào tạo tương ứng, cùng với trình tự và sắp xếp logic của từng khóa học trong chương trình.
- Ma trận thiết kế chương trình (programme design matrix): là công cụ giúp doanh nghiệp biểu đò hóa sự phân bổ learning outcomes của chương trình đào tạo vào từng môn học. Việc này nhằm minh họa rõ ràng vai trò của từng môn học trong việc đảm bảo đạt được mục tiêu và kết quả học tập đề ra. Đồng thời, cũng thể hiện trình tự học tập được lên kế hoạch hoặc lộ trình phát triển của các learning outcomes.
Các số liệu chính cần thiết để đánh giá hiệu quả của chương trình đào tạo
Hiện nay, có nhiều mô hình đánh giá kết quả đào tạo phổ biến, giúp doanh nghiệp đo lường các chương trình học tập này có đáp ứng được mục tiêu hay không. Một trong số những mô hình lâu đời nhất để đánh giá đào tạo là mô hình Kirkpatrick với 4 cấp độ quan trọng cần được đo lường:
- Đo lường phản ứng của người học cho biết cảm nhận của học viên về trải nghiệm học tập, thường được thể hiện qua kết quả khảo sát sau khóa học.
- Đo lường kiến thức của người học để chuyên gia L&D thấy rõ hơn sự tiến bộ của học viên, từ đó phản ánh hiệu quả của chương trình học.
- Đo lường hành vi của người học được thể hiện thông qua quan sát quá trình làm việc của nhân sự (On-the-job measures), hoặc thử nghiệm A/B.
- Đo lường kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phản ánh mức độ chương trình đào tạo đóng góp vào sự thành công chung của tổ chức.
Xem thêm: Đo lường và đánh giá hiệu quả đào tạo doanh nghiệp như thế nào?
Cách LMS có thể đánh giá kết quả học tập trực tuyến
Cung cấp thông tin về sự tiến bộ của học viên
Sự tiến bộ của học viên có thể cho người làm đào tạo biết rất nhiều về chất lượng và hiệu quả của các khóa học. Ví dụ, các khóa học mở trên nền tảng trực tuyến (MOOCs) có tỷ lệ hoàn thành dưới 10% vào năm 2022, điều đó có nghĩa là hơn 90% các khóa đào tạo không được hoàn thành.
Bằng cách theo dõi mức độ tiến bộ của người học qua nền tảng học và thi trực tuyến, nhà quản lý có thể nắm bắt bức tranh tổng quan về việc nhân sự đang tiếp thu và ứng dụng kiến thức như thế nào hay phát triển ra sao. Từ đó, bộ phận L&D có thể cung cấp các khóa học với nội dung phù hợp với mục tiêu của họ.
Phân tích số lượng đăng ký khóa học
Tỷ lệ đăng ký khóa học phản ánh mức độ quan trọng, hấp dẫn của chương trình đào tạo với học viên. Tuy nhiên, tỷ lệ đăng ký khóa học nên được theo dõi đi kèm với tỷ lệ bỏ học trên LMS để đảm bảo tính khách quan và chính xác.
Ví dụ: Nếu một khóa học có nhiều lượt đăng ký nhưng tỷ lệ bỏ học cao, điều đó có thể cho thấy chủ đề này đang thu hút sự quan tâm, nhưng tài liệu học tập lại không đáp ứng được nhu cầu của người học. Mặt khác, nếu thấy số lượng đăng ký cao và tỷ lệ bỏ học thấp, người làm đào tạo sẽ biết rằng khóa học hoặc nội dung có tiềm năng để tiếp tục khai thác trong thời gian tới.
Đo lường tỷ lệ hoàn thành khóa học
Tỷ lệ hoàn thành khóa học là chỉ báo quan trọng phản ánh chất lượng và hiệu quả của các nội dung đào tạo cũng như sự quan tâm, kết nối của học viên với bài giảng. Chỉ số này cao là dấu hiệu chứng tỏ khóa học đi đúng hướng và nhận được sự ủng hộ từ người học. Ngược lại, nếu chỉ số này ở mức thấp “báo động” nghĩa là người học cảm thấy choáng ngợp hoặc mất hứng thú trước nội dung đào tạo.
Ví dụ: Nghiên cứu của e-Learning Industry chỉ ra rằng, 58% người được hỏi cho biết họ hứng thú với những nội dung ngắn trên LMS. Nếu một khóa học có tỷ lệ hoàn thành thấp, doanh nghiệp có thể sử dụng phương pháp học tập microlearning để chia nhỏ các bài học thành các phần nhỏ hơn, dễ quản lý hơn. Việc rút ngắn các buổi đào tạo cũng có thể cải thiện đáng kể sự tham gia của người học.
Cung cấp các chỉ số tương tác trong khóa học
Để thu hút sự chú ý của học viên, người làm đào tạo nên đảm bảo khả năng tương tác trong khóa học để đem đến cho người học trải nghiệm thú vị. Bằng cách đối chiếu với learning outcomes là gì và phân tích dữ liệu tương tác trong khóa học thông qua LMS, người làm đào tạo có thể tìm ra các lĩnh vực cần cải thiện, thực hiện thay đổi để khuyến khích nhiều học viên tích cực hưởng ứng bài giảng.
Ví dụ: Nếu một khóa học có lượt tương tác không đạt được kỳ vọng, người làm đào tạo có thể tìm kiếm biện pháp làm cho bài giảng thêm hấp dẫn như sử dụng những định dạng thú vị (slide, video, hoạt họa,…), yếu tố tương tác như câu đố, gamification hay kích thích hứng thú nhờ bảng xếp hạng/phần thưởng.
Đánh giá tỷ lệ học viên rời bỏ khóa học
Tỷ lệ bỏ học là thông tin vô cùng quan trọng để xác định điểm yếu trong quá trình đào tạo. Khi dữ liệu LMS chỉ ra rằng khóa học có tỷ lệ bỏ học cao, lý do đầu tiên có thể kể đến là do nội dung quá khó, tẻ nhạt hoặc không phù hợp với nhu cầu của nhân sự.
Hiện nay, các hệ thống LMS hiện đại có tích hợp tính năng khảo sát học viên ngay sau khi hoàn thành bài giảng, từ đó giúp các chuyên gia đào tạo đánh giá xem nội dung có thực sự đáp ứng mục tiêu, mong muốn của người học hay không. Các khảo sát nên được thiết kế tinh gọn và tập trung, ngoài ra bộ phận L&D cũng nên đánh giá tỷ lệ bỏ học cùng số liệu khác để có cái nhìn toàn diện hơn về hiệu quả đào tạo.
Xem thêm: Mẫu câu hỏi trong phiếu khảo sát đánh giá chất lượng đào tạo cho nhân viên
Phân tích thời gian hoàn thành khóa học
Thời gian hoàn thành khóa học phản ảnh thực tế về việc học viên có tích cực đào sâu, tương tác với nội dung đào tạo hay chỉ đơn thuần lướt qua các thông tin trong bài.
Khoảng thời gian trên càng dài cho thấy người học dành thời gian đọc hiểu và tổng hợp thông tin, chứng tỏ rằng nội dung đào tạo có ảnh hưởng tích cực đến họ. Trái lại, nếu tỷ lệ thời gian trên mỗi nhiệm vụ thấp báo hiệu rằng học viên đang chán nản, mất tập trung, hoặc bài học quá phức tạp, cần được đơn giản hóa.
Thu thập phản hồi của người học
Phản hồi của người học là cách tốt nhất để người làm đào tạo lắng nghe nhu cầu của nhân sự và biết được chính xác những gì mình cần làm để cải thiện hiệu quả.
Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng những nhân viên cảm thấy nhu cầu học tập của họ được đáp ứng có mức độ tham gia và gắn kết cao hơn 21% so với những người còn lại. Với các tính năng thu thập phản hồi của LMS, người làm đào tạo có thể nắm bắt kịp thời những vấn đề học viên gặp phải, thực hiện thay đổi cần thiết để cải thiện chất lượng khóa học.
Đánh giá tính hữu ích của các khóa học
Hệ thống LMS có khả năng lắng nghe phản hồi của học viên qua các khảo sát định kỳ để cải thiện chương trình đào tạo liên tục. Tùy chọn này cho phép người học phản hồi dễ dàng chỉ bằng một cú nhấp chuột, từ đó hỗ trợ người làm L&D đánh giá chính xác về trải nghiệm của người học. Nếu điểm đánh giá tính hữu ích thấp, điều này báo hiệu rằng đã đến lúc cần điều chỉnh nội dung khóa học.
Khai phá toàn bộ tiềm năng của chương trình đào tạo với hệ thống Welearning
Hệ thống LMS – Welearning được OES thiết kế với các tính năng báo cáo cần thiết cho doanh nghiệp trong việc đo lường và đánh giá hiệu quả đào tạo như:
- Báo cáo tiến độ và tỷ lệ hoàn thành của từng cá nhân, từng đơn vị
- Báo cáo mức độ tham gia, tương tác của người học
- Báo cáo về chứng chỉ đào tạo trực tuyến
- Báo cáo về kết quả đánh giá
- Báo cáo kết quả thi/ kiểm tra
- Báo cáo sử dụng khóa học
Với tính năng báo cáo mạnh mẽ, hệ thống Welearning giúp các nhà quản lý, chuyên gia L&D theo dõi hiệu quả của chương trình đào tạo, xác định nhu cầu và cải thiện chương trình đào tạo sau này để đạt hiệu quả, từ đó hạn chế việc lãng phí nguồn ngân sách và nhân lực không đáng có.
Xem thêm: Tối ưu tính năng báo cáo trong phần mềm LMS cho doanh nghiệp
Kết
Những thông tin hữu ích mà OES vừa cung cấp đã trả lời cho câu hỏi learning outcomes là gì, đâu là cách LMS có thể đánh giá kết quả học tập trực tuyến mà nhiều doanh nghiệp hiện nay vô cùng quan tâm. Hi vọng với phân tích trên, doanh nghiệp có thể thực hiện đo lường và ứng dụng kết quả vào việc cải thiện hoạt động đào tạo.
Để tìm hiểu thêm về tính năng báo cáo của hệ thống LMS Welearning, hãy liên hệ ngay với OES – Công ty Cổ phần Dịch vụ Đào tạo Trực tuyến hàng đầu Việt Nam nhận được tư vấn từ các chuyên gia!