Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp trong lĩnh vực đào tạo nói chung và các chuyên gia L&D nói riêng đều nhận ra rằng, một môi trường làm việc năng động đòi hỏi nhân viên phải có cả kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm cần thiết. Những kỹ năng đó sẽ giúp họ làm việc hiệu quả, đưa doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ. Nhưng để thiết kế lộ trình đào tạo phù hợp, việc phân tích nhu cầu, mong đợi của tổ chức là bước đầu tiên cần thực hiện. Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu chi tiết lợi ích và cách phân tích nhu cầu đào tạo dành cho doanh nghiệp nhé!
Xem thêm: Cách đưa ra quyết định đúng đắn dựa trên dữ liệu trong L&D (Phần 1)
Phân tích nhu cầu đào tạo là gì?
Phân tích nhu cầu đào tạo là quá trình đánh giá và xác định các nhu cầu học tập và phát triển kỹ năng của một nhóm người hoặc tổ chức. Phân tích nhu cầu đào tạo thường điều chỉnh theo sự phát triển nhanh chóng của công nghệ và thị trường lao động, giúp đảm bảo rằng người học và tổ chức có những kỹ năng và kiến thức cần thiết để thích ứng và thành công trong môi trường làm việc ngày nay.
Đối với cá nhân, nhu cầu đào tạo có thể xuất phát từ mong muốn cải thiện kỹ năng hiện tại, học kỹ năng mới, hoặc nắm bắt những kiến thức mới để đáp ứng yêu cầu công việc hoặc sự phát triển cá nhân.
Đối với tổ chức, phân tích nhu cầu đào tạo giúp định rõ những kỹ năng và kiến thức cần thiết để nhân viên hoàn thành công việc của họ một cách hiệu quả nhất. Quá trình này thường bao gồm việc đánh giá hiệu suất hiện tại, xác định lỗ hổng kỹ năng và dự đoán các yêu cầu đào tạo trong tương lai để đảm bảo sự phát triển liên tục và duy trì khả năng cạnh tranh.
Lợi ích của việc phân tích nhu cầu đào tạo trong doanh nghiệp
Xác định lĩnh vực có vấn đề và thiết lập các tùy chọn ưu tiên
- Định rõ nhu cầu học viên: Phân tích nhu cầu đào tạo giúp doanh nghiệp xác định rõ những lĩnh vực mà nhân viên cần phải cập nhật hoặc phát triển kỹ năng. Điều này giúp tập trung đào tạo vào những vấn đề quan trọng nhất và thiết lập các ưu tiên để đảm bảo sự hiệu quả cao nhất trong việc đáp ứng nhu cầu của tổ chức.
- Nâng cao hiệu suất: Bằng cách tập trung vào những lĩnh vực có nhu cầu đào tạo cao, doanh nghiệp có thể cải thiện hiệu suất làm việc của nhân viên trong những lĩnh vực quan trọng, giúp tối ưu hóa sự đóng góp của họ.
- Quản lý tài nguyên: Xác định lĩnh vực có nhu cầu đào tạo cao giúp doanh nghiệp quản lý tài nguyên đào tạo một cách hiệu quả hơn, tránh lãng phí tài nguyên cho những chương trình không cần thiết.
Tình chỉnh, cải thiện chương trình đào tạo
- Đáp ứng nhanh chóng: Phân tích nhu cầu đào tạo giúp doanh nghiệp nhanh chóng nắm bắt được các thay đổi trong yêu cầu về kỹ năng và kiến thức, cũng như điều chỉnh kịp thời để đáp ứng những thách thức mới linh hoạt.
- Tối ưu hóa nội dung: Hiểu rõ nhu cầu của nhân viên giúp tối ưu hóa nội dung chương trình đào tạo, qua đó phản ánh đúng yêu cầu công việc và mục tiêu phát triển cá nhân của nhân viên.
- Tăng sự tham gia: Bằng cách điều chỉnh chương trình đào tạo theo nhu cầu cụ thể, doanh nghiệp có thể tăng cường sự hứng thú và sự tham gia của nhân viên, giúp họ học hỏi một cách hiệu quả hơn.
Tăng ROI của chương trình đào tạo
Nghiên cứu của Accenture cho thấy rằng với mỗi một đô la doanh nghiệp chi cho hoạt động đào tạo L&D, các công ty này sẽ nhận lại 4,43 đô la, tức là 343% ROI. Cụ thể, các lợi ích của việc phân tích nhu cầu đào tạo tác động đến ROI như:
- Chỉ đầu tư vào những gì cần thiết: Phân tích nhu cầu đào tạo giúp doanh nghiệp xác định đúng nhu cầu cần đào tạo, từ đó tối ưu hóa chi phí và tài nguyên đầu tư vào những chương trình có độ hiệu quả cao nhất.
- Đo lường và đánh giá: Hiểu rõ nhu cầu đào tạo giúp doanh nghiệp xác định các chỉ số và mục tiêu đo lường hiệu suất. Khi chương trình đào tạo được thiết kế để đáp ứng những mục tiêu này, doanh nghiệp có thể dễ dàng đo lường và đánh giá ROI của chương trình đào tạo.
- Nâng cao khả năng áp dụng: Bằng cách đáp ứng chính xác đến nhu cầu, chương trình đào tạo trở nên hữu ích và áp dụng hơn trong môi trường làm việc, giúp tăng cường khả năng áp dụng kiến thức và kỹ năng mới vào công việc hàng ngày của nhân viên.
Hướng dẫn chi tiết cách phân tích nhu cầu đào tạo
Dưới đây là các bước phân tích nhu cầu đào tạo dành cho các doanh nghiệp đang băn khoăn và ra quyết định L&D hiệu quả.
Cách phân tích nhu cầu đào tạo Bước 1: Đánh giá
Bước đầu tiên, khi phân tích nhu cầu đào tạo, các chuyên gia L&D cần hiểu rõ sứ mệnh và giá trị của tổ chức mình. Khi đã hiểu được lý do tại sao tổ chức của mình tồ tại, các chuyên gia L&D sẽ trả lời được các câu hỏi như:
- Văn hóa công ty sẽ như thế nào nếu các giá trị L&D được thực hiện và triển khai?
- Những nhóm người nào là chìa khóa để thực hiện sứ mệnh của tổ chức?
- Nhân viên trong tổ chức cần có những hành vi, kỹ năng và kiến thức gì để thực hiện sứ mệnh này?
Sau đó, các chuyên gia L&D sẽ cơ sở để đưa ra mục tiêu cuối cùng của chương trình đào tạo. Khi đã có tầm nhìn rõ ràng, các chuyên gia L&D sẽ biết các nhân viên trong công ty cần trau dồi kiến thức, kỹ năng và hành vi nào hay doanh nghiệp mình có cần triển khai chương trình đào tạo không.
Bước 2: Nghiên cứu
Sau khi đánh giá ở bước đầu tiên, đòi hỏi các chuyên gia L&D phải nghiên cứu chi tiết. Lúc này, các chuyên gia L&D cần sử dụng nhiều kỹ thuật khác nhau để thực hiện như khảo sát, đánh giá, phản hồi,… Trong quy trình này, chất lượng dẽ liệu tốt nhất là thu thập thông qua hệ thống quản lý học tập (LMS), nơi theo dõi, thông kê và phân tích dữ liệu được thu thập trở nên dễ dàng hơn cho doanh nghiệp.
Ở bước này, các tổ chức L&D cần thu thập một lượng lớn dữ liệu, để có thể phân tích chi tiết làm tiền đề để đưa quyết định đúng đắn dựa trên thông tin trong các giai đoạn sau.
Xem thêm: Tối ưu tính năng báo cáo trong phần mềm LMS cho doanh nghiệp
Bước 3: Phân tích
Tiếp theo, sau khi đã có đầy đủ dữ liệu, các chuyên gia đào tạo cần phân tích để đưa ra quyết định đúng đắn cho tổ chức. Lúc này, để không bỏ qua bất kỳ dữ liệu quan trọng nào, các chuyên gia L&D nên tiến hành xử lý dữ liệu bằng cách trực quan hóa dữ liệu – Data visualization. Qua đó, khi trình bày với ban lãnh đạo, các chuyên gia L&D sẽ có thể thuyết phục họ tốt hơn.
Với thông tin này, các chuyên gia L&D sẽ có thể xác định những kỹ năng nào mà nhân viên đang thiếu và cần thiết bổ sung khi nào. Sau đó, các chuyên gia L&D có thể sắp xếp tất cả các khoảng trống kỹ năng đã xác định và xếp hạng chúng theo mức độ quan trọng cần ưu tiên.
Bước 4: Lập kế hoạch
Cuối cùng, với tất cả thông tin chi tiết từ các bước trên, các chuyên gia đã có dữ liệu cần thiết để phát triển chiến lược đào tạo hiệu quả.
Chiến lược này nên ưu tiên lấp đầy những khoảng trống về kỹ năng quan trọng trong kinh doanh. Doanh nghiệp nên bắt đầu bằng cách giải quyết những khoảng trống về kỹ năng vừa quan trọng và cấp bách. Sau khi giải quyết những khoảng trống về kỹ năng cốt lõi này, các chuyên gia L&D có thể giảm dần mức độ ưu tiên cho đến khi hết ngân sách hoặc hết khoảng trống về kỹ năng. Sau đó, các chuyên gia có thể đặt số liệu để đo lường sự thành công của quá trình đào tạo trong tương lai.
Xem thêm: Hướng dẫn xây dựng chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực hiệu quả cho doanh nghiệp
Kết
Hy vọng thông qua bài viết này, các chuyên gia L&D và tổ chức có thể tiến hành đánh giá và phân tích nhu cầu đào tạo của doanh nghiệp mạnh mẽ. Để tìm hiểu thêm về các phương thức, cách triển khai e-Learning cũng như cập nhật các xu hướng số hóa bài giảng e-Learning mới nhất, hãy liên hệ ngay với OES – Công ty Cổ phần Dịch vụ Đào tạo Trực tuyến hàng đầu tại Việt Nam nhé!