4 bí quyết ứng dụng storytelling trong số hoá bài giảng thành công cho doanh nghiệp
SELECT MENU
Cộng đồng E-learning

4 bí quyết ứng dụng storytelling trong số hoá bài giảng thành công cho doanh nghiệp

Khi xu hướng e-Learning ngày càng phát triển thì việc tạo ra các bài giảng chất lượng và thu hút người học lại càng trở nên quan trọng. Theo một báo cáo của Forbes, 92% người tiêu dùng tin rằng thông qua storytelling, câu chuyện có thể tác động lớn đến suy nghĩ của họ về thương hiệu, sản phẩm hoặc dịch vụ. Thật vậy, sử dụng storytelling trong số hoá bài giảng cho doanh nghiệp đang trở thành một trong những hình thức thu hút nhất đối với người học. Vậy làm sao để có thể ứng dụng hình thức này trong e-Learning một cách thành công? Hãy cùng tìm hiểu 4 bí quyết trong bài viết này nhé! 

Xem thêm: Storytelling là gì? – Hình thức số hoá bài giảng quan trọng trong e-Learning

Lợi ích khi ứng dụng storytelling trong số hoá bài giảng

Trước khi tìm hiểu về cách ứng dụng storytelling trong số hoá bài giảng, doanh nghiệp cần nhìn nhận về những lợi ích đáng kể khi sử dụng hình thức này.  

Trước tiên, với storytelling, nội dung bài giảng sẽ trở nên sinh động và dễ hiểu. Thông qua câu chuyện, thông điệp sẽ được truyền tải một cách hấp dẫn hơn, giúp người học dễ dàng tiếp thu và hiểu rõ hơn về nội dung. Bên cạnh đó, storytelling cũng giúp tạo ra một sự kết nối giữa người học và nội dung bài giảng. Bằng những câu chuyện, người học sẽ có cảm giác như mình đang trải qua một trải nghiệm thực tế, từ đó dễ dàng tạo ra sự đồng cảm, giúp họ chủ động tương tác với nội dung hơn.  

Sử dụng storytelling trong e-Learning cũng giúp tăng khả năng ghi nhớ của người học. Theo nghiên cứu của các chuyên gia giáo dục, khi thông tin được trình bày dưới dạng câu chuyện, người học sẽ dễ dàng ghi nhớ và tái hiện lại thông tin đó hơn so với khi thông tin được trình bày dưới dạng trừu tượng. Đồng thời, với những bài giảng đầy ắp những câu chuyện hấp dẫn, doanh nghiệp cũng sẽ dễ dàng thu hút được sự quan tâm của người học và tạo ra ấn tượng tốt về những khóa học trong lòng họ.

Bí quyết ứng dụng storytelling trong số hóa bài giảng

Tìm hiểu đối tượng người học 

Khi tìm hiểu đối tượng người học, doanh nghiệp cần lưu ý rằng mỗi nhóm đối tượng sẽ có những đặc điểm và yêu cầu khác nhau trong quá trình tham gia đào tạo. Ví dụ, nếu đối tượng người học là nhân viên trung niên có kinh nghiệm làm việc lâu năm, vì vậy họ sẽ mong muốn những bài giảng có tính ứng dụng cao và mang tính chuyên sâu. Trong khi đó, nếu đối tượng người học là nhân viên mới, chắc chắn họ sẽ cần những bài giảng cung cấp những giải thích chi tiết hơn về các khái niệm cơ bản. 

Việc tìm hiểu đối tượng người học còn giúp doanh nghiệp dễ dàng đưa ra lựa chọn về hình thức truyền tải câu chuyện. Ví dụ, nếu đối tượng mục tiêu chính là những người yêu thích âm nhạc, doanh nghiệp có thể sử dụng nhạc nền hay những bài hát để giúp họ hiểu rõ hơn về thông điệp mà bạn muốn truyền tải. 

Tóm lại, việc tìm hiểu đối tượng người học là yếu tố đầu tiên và quan trọng để tạo ra một câu chuyện hấp dẫn và phù hợp với mục đích của bài giảng. Nó giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định về hình thức truyền tải câu chuyện, đồng thời đảm bảo rằng người học có thể hiểu và tương tác với nội dung bài giảng một cách tốt nhất. 

Xác định thông điệp cần truyền tải 

Khi xác định thông điệp cần truyền tải, doanh nghiệp cần phải đảm bảo rằng chúng liên quan mật thiết đến nội dung chính của bài giảng và phù hợp với đối tượng người học. Thông điệp này cần được truyền tải một cách rõ ràng và nhất quán, giúp người học hiểu được mục đích của bài giảng và tạo ra sự kết nối giữa nội dung và câu chuyện.  

Ngoài ra, việc xác định thông điệp cần truyền tải còn giúp doanh nghiệp chọn được những dẫn chứng và ví dụ phù hợp để minh họa cho câu chuyện của mình, tạo nên sự thuyết phục và giúp người học nhớ lâu hơn. Bằng cách xác định thông điệp, việc lên kịch bản và xây dựng cốt truyện cũng sẽ trở nên dễ dàng hơn và mang lại hiệu quả cao hơn cho khóa học. 

Lên kịch bản và xây dựng cốt truyện 

Khi ứng dụng storytelling trong e-Learning, chắc chắn doanh nghiệp không thể bỏ qua bí quyết lên kịch bản và xây dựng được cốt truyện mạch lạc, hấp dẫn. Trước tiên doanh nghiệp cần tìm hiểu về chủ đề cần truyền tải và thu thập các thông tin liên quan để tạo nên câu chuyện chính của bài giảng. Điều này đóng vai trò đặc biệt quan trọng, giúp cho câu chuyện trở nên hấp dẫn và chân thực hơn. 

Việc tiếp theo mà doanh nghiệp cần chủ ý đó là xác định mục tiêu của bài giảng, tập trung vào việc truyền tải thông điệp chính và đặt nó làm trung tâm của cốt truyện. Hãy luôn ghi nhớ rằng, mục tiêu của bài giảng không chỉ đơn giản là truyền tải thông tin mà còn để tạo ra sự kết nối và sự tương tác giữa người học và bài giảng.  

Xây dựng cấu trúc của câu chuyện cũng là một công đoạn cần được chú trọng. Cấu trúc câu chuyện sẽ bao gồm các phần chính như giới thiệu nhân vật, tình huống, giải pháp và kết luận. Doanh nghiệp cần đảm bảo rằng các phần này cần được thiết kế phù hợp với đối tượng người học và tạo ra sự kích thích để họ tiếp tục quan tâm và tham gia vào bài giảng. 

Sử dụng hình ảnh và âm thanh để tăng tính chân thực 

Cuối cùng, để tăng tính chân thực và thu hút sự quan tâm của người học, doanh nghiệp cần sử dụng hình ảnh và âm thanh phù hợp trong các bài giảng e-Learning. Khi kết hợp với storytelling, các hình ảnh sẽ làm nội dung bài giảng trở nên sống động trong đầu người học, giúp họ kết nối với câu chuyện và tăng khả năng ghi nhớ. 

Với âm thanh, sử dụng yếu tố này cũng giúp người học dễ dàng tập trung vào nội dung bài giảng khi tạo ra cảm giác cảm xúc hay thúc đẩy họ tương tác với câu chuyện. Ví dụ như, khi sử dụng tiếng chuông để đánh dấu kết thúc một phần của câu chuyện, người học sẽ dễ dàng nhận ra được điểm quan trọng trong nội dung bài giảng.

Một số lỗi cần tránh khi áp dụng storytelling trong số hoá bài giảng

Nội dung câu chuyện không liên quan đến chủ đề bài giảng  

Khi ứng dụng storytelling vào e-Learning, doanh nghiệp cần chú ý đến việc câu chuyện phải liên quan chặt chẽ đến chủ đề bài giảng. Nếu câu chuyện không liên quan đến chủ đề bài giảng, người học sẽ cảm thấy như mình đang “lạc quẻ” trong một nội dung học tập không có liên quan, gây ra sự khó chịu và chán nản. Thậm chí, nếu câu chuyện quá xa rời chủ đề bài giảng, người học có thể sẽ đặt ra những thắc mắc về sự liên quan giữa chúng, việc này sẽ khiến họ không tập trung được vào mục đích và thông điệp mà doanh nghiệp muốn truyền tải.  

Sử dụng câu chuyện quá đơn giản hoặc quá phức tạp 

Doanh nghiệp cũng cần phải lưu ý đến độ phức tạp của câu chuyện. Nếu câu chuyện quá đơn giản, người học sẽ cảm thấy nhàm chán và không có gì mới mẻ để học hỏi. Tuy nhiên, nếu câu chuyện quá phức tạp, người học có thể sẽ không hiểu được ý nghĩa chính của câu chuyện và không thể áp dụng được kiến thức đó vào thực tế. 

Lạm dụng việc sử dụng hình ảnh và âm thanh 

Mặc dù hình ảnh và âm thanh có thể giúp tăng tính chân thực của câu chuyện, nhưng nếu sử dụng quá nhiều, người học có thể sẽ bị phân tâm và không tập trung vào nội dung chính của bài giảng. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải sử dụng hình ảnh và âm thanh một cách hợp lý và hài hòa để tạo ra một bài giảng đầy đủ và hiệu quả. 

Thông điệp mơ hồ hoặc không rõ ràng khi áp dụng storytelling trong số hoá bài giảng

Cuối cùng, nếu thông điệp của câu chuyện mơ hồ hoặc không rõ ràng, người học có thể không hiểu được những kiến thức trọng tâm mà bài giảng muốn gửi gắm, đồng thời gặp khó khăn trong việc áp dụng chúng vào thức tế. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải chắc chắn rằng thông điệp của câu chuyện được truyền tải một cách rõ ràng và dễ hiểu để người học có thể tiếp thu và vận dụng được vào công việc của mình. 

Xem thêm: Khám phá các định dạng số hoá tốt nhất cho thiết kế bài giảng điện tử 

Kết  

Tóm lại, việc sử dụng storytelling trong số hóa bài giảng là một cách hiệu quả để thu hút người học. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả cao, doanh nghiệp cần hết sức lưu ý đến các lỗi thường gặp và áp dụng các bí quyết để xây dựng câu chuyện có tính tương tác cao và giúp người học hiểu rõ được thông điệp cần truyền tải. Nếu doanh nghiệp muốn tìm hiểu chuyên sâu hơn để áp dụng cho doanh nghiệp của mình, hãy liên hệ ngay với OES – Công ty Cổ phần Dịch vụ đào tạo trực tuyến hàng đầu tại Việt Nam ngay! 

Subscribe
Notify of
guest
0 Góp ý
Inline Feedbacks
View all comments

Bài viết liên quan

X
OES

Nhận thông báo về những Khóa học mới nhất

DMCA.com Protection Status

Error: Contact form not found.

Đăng ký nhận tư vấn Khóa học

Đăng ký nhận tư vấn Khóa học

0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x