Bài giảng e-Learning là gì: Ý nghĩa và tính cần thiết trong giáo dục
SELECT MENU

Blog

Bài giảng e-Learning là gì: Khám phá ý nghĩa và tính cần thiết trong giáo dục hiện đại

e-Learning đã và đang chứng minh tính hiệu quả vượt trội của mình trong cuộc cách mạng công nghệ giáo dục. Bài viết này sẽ đi sâu khám phá bài giảng e-Learning, một phần quan trọng không thể thiếu trong quá trình đào tạo trực tuyến. Hãy cùng OES tìm hiểu bài giảng e-Learning là gì, ý nghĩa và sự cần thiết của chúng trong nền giáo dục hiện đại ngay sau đây!  

Xem thêm: Bí Quyết “Tiết Kiệm” Chi Phí Đào Tạo: Giải Pháp Số Hóa Tài Liệu Bài Giảng Cho Doanh Nghiệp

Bài giảng e-Learning là gì?

E-learning hay Electronic Learning (đào tạo trực tuyến) là một phương thức giảng dạy và học tập được thực hiện trên một hệ thống kết nối mạng internet, cho phép người dạy và người học tương tác, giảng dạy, trao đổi tài liệu với nhau mà không cần gặp mặt trực tiếp.

Bài giảng điện tử e-Learning là bài giảng được xây dựng và thiết kế hiện đại, được lưu trữ trên nền tảng máy chủ và được quản lý bởi phần mềm đào tạo trực tuyến (LMS, Moodle,v.v). Người học có thể tiếp cận các bài giảng này thông qua các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại di động, máy tính bảng, và laptop.

Bên cạnh đó, bài giảng e-Learning có thể được thể hiện qua nhiều hình thức như motion graphic, animation, Game based, Gamification kết hợp với các câu hỏi trắc nghiệm, âm thanh, hình ảnh,…Điều này giúp giảng viên dễ dàng tạo ra các bài giảng sinh động, hấp dẫn, khiến người học thêm hứng thú. Với e-Learning, người học không bị ràng buộc bởi thời gian, có thể tiếp thu và cập nhật kiến thức một cách hiệu quả và linh hoạt. 

Các thành phần cơ bản của bài giảng e-Learning 

Bài giảng e-Learning được cấu tạo bởi 4 thành phần chính bao gồm: Đối tượng người dùng, Nội dung, Phương pháp số hóa và Yếu tố kỹ thuật. 

Đối tượng người dùng

Trong hệ thống elearning nói chung và các bài giảng elearning nói riêng, người dùng là yếu tố quan trọng đầu tiên cần phải kể đến, vì chỉ khi có người tham gia hệ thống mới có thể vận hành và phát triển. Đối tượng người dùng gồm học viên và giáo viên:

Học viên tham gia học tập: Là thành phần trung tâm và chủ lực của hệ thống E-learning, học viên đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự tồn tại và phát triển của hệ thống. Khi học viên có nhu cầu học tập, họ sẽ tạo ra nhu cầu giảng dạy, và từ đó hệ thống E-learning mới có thể mở rộng. Một số hoạt động chính của học viên bao gồm:

  • Tham gia các lớp học hoặc khóa học trực tuyến
  • Tương tác và giao tiếp với giáo viên, hoàn thành các bài tập, bài kiểm tra và đánh giá sau buổi học
  • Đưa ra phản hồi về nội dung bài giảng và chất lượng của khóa học, cũng như trao đổi thông tin với giáo viên

Đối tượng người dùng của một bài giảng e-learning

Giáo viên giảng dạy: Là người đồng hành cùng học viên trong suốt quá trình học tập trực tuyến, đóng vai trò cung cấp kiến thức và tương tác với học viên. Đồng thời, họ cũng chịu trách nhiệm tạo tài liệu và cập nhật nội dung học tập trên hệ thống. Nhiệm vụ chính của giáo viên bao gồm:

  • Soạn giáo án và bài giảng, sau đó cập nhật lên hệ thống để cung cấp tài liệu học tập cho học viên
  • Chia sẻ các tài liệu, thông tin quan trọng liên quan đến nội dung buổi học
  • Theo dõi tiến độ học tập của học viên và đưa ra các yêu cầu như làm bài kiểm tra, đánh giá năng lực, đặt câu hỏi,…
  • Giải đáp các thắc mắc, câu hỏi của học viên trong quá trình học
  • Thường xuyên tương tác với học viên nhằm tạo môi trường học tập tích cực và hiệu quả

Như vậy, sự phối hợp giữa học viên và giáo viên là yếu tố cốt lõi giúp hệ thống E-learning vận hành và phát triển.

Nội dung 

Nội dung là thành phần cốt lõi của bất kỳ bài giảng e-Learning nào, bao gồm tài liệu học tập, bài giảng video, bài tập thực hành, và các tài liệu tham khảo. Nội dung cần được thiết kế phù hợp với mục tiêu học tập và đối tượng học viên. Một số yếu tố quan trọng của nội dung bao gồm:

  • Tính chính xác và cập nhật: Nội dung cần được đảm bảo về tính chính xác và liên tục cập nhật để phù hợp với những thay đổi của thị trường, doanh nghiệp và sản phẩm. 
  • Tính tương tác: Bài giảng e-Learning nên được thiết kế kết hợp với các câu hỏi, bài tập và tình huống thực tế để tăng tính tương tác, giúp học viên hiểu sâu, nhớ lâu và áp dụng kiến thức vào thực tế một cách dễ dàng.
  • Tính hấp dẫn: Nội dung nên được trình bày khoa học, hấp dẫn và sinh động để thu hút sự quan tâm của học viên. 

Phương pháp số hóa

Trong hoạt động đào tạo truyền thống, chi phí đào tạo thường cao do triển khai nội dung giảng dạy đồng thời cho nhiều đối tượng tại nhiều địa điểm khác nhau. Theo phản hồi của khách hàng tại OES, việc chuyển đổi sang hình thức số hóa bài giảng (bài giảng e-Learning) đã giúp họ tối ưu hóa chi phí đào tạo hiệu quả. Với các chương trình đào tạo đóng gói sẵn, chỉ đầu tư ban đầu và cập nhật hàng năm, giúp tiết kiệm đến 80% chi phí các năm sau so với triển khai thông thường.

Phương pháp số hóa bài giảng elearning

Khi đã hoàn thiện phần nội dung, việc lựa chọn phương pháp số hóa là vô cùng quan trọng. Điều này quyết định cách nội dung văn bản (text) được truyền đạt cho học viên theo hình thức nào đến học viên. Ví dụ, các bài test có thể được chuyển đổi dưới dạng câu đố định dạng kéo thả, giúp học viên tương tác và ghi nhớ kiến thức tốt hơn.

Xem thêm: Khám Phá Các Định Dạng Số Hoá Tốt Nhất Cho Thiết Kế Bài Giảng Điện Tử

Yếu tố kỹ thuật

Ngoài yếu tố nội dung và phương pháp số hóa, yếu tố kỹ thuật đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên bài giảng e-Learning thành công. Việc đảm bảo tính tương thích với mọi thiết bị và trình duyệt giúp học viên có thể tiếp cận bài giảng một cách dễ dàng và thuận tiện nhất. 

OES khuyến nghị sử dụng các tiêu chuẩn đóng gói phổ biến như SCORM, xAPI để tối ưu hóa tính tương thích cho bài giảng e-Learning. Nhờ đó, bài giảng của doanh nghiệp có thể thể tương thích với mọi thiết bị và trình duyệt.

Xem thêm: XAPi Là Gì? Nên Sử Dụng SCORM Hay XAPI

Sự cần thiết của bài giảng e-Learning trong nền giáo dục hiện đại 

Trong thời đại công nghệ số hiện nay, bài giảng e-Learning đã trở thành một phần quan trọng và không thể thiếu trong hoạt động đào tạo doanh nghiệp, tổ chức. Dưới đây là những lý do chính làm nổi bật tính cần thiết của bài giảng đa phương tiện trong giáo dục hiện đại:

Giúp người học dễ dàng nắm bắt kiến thức

Hiện nay, học tập trực tuyến qua các ứng dụng trực tuyến như Zoom, Microsoft Teams, Google Meet diễn ra mạnh mẽ. Với phương pháp truyền thống, giảng viên truyền đạt kiến thức qua “bảng đen, phấn trắng”, người học chủ yếu sẽ nghe giảng và ghi chép lại một cách thụ động. Phương pháp này phụ thuộc nhiều vào trình độ của giảng viên, dễ khiến tạo thói quen thụ động cho người học khi tiếp cận kiến thức mới. 

Còn với e-Learning, hình thức bài giảng được “biến hóa” để trở nên đa dạng, từ slide, hình ảnh, video animation đến video quay hình giảng viên… Theo e-Learning Industry, bài giảng e-Learning đã chứng minh được hiệu quả tiếp thu cao hơn đến 25%. Điều này không chỉ yêu cầu năng lực thiết kế, xây dựng nội dung bài giảng của chuyên gia hướng dẫn, mà còn đòi hỏi người học thực sự tự giác, chủ động để thu được hiệu quả cao. 

Giúp việc học trở nên hấp dẫn 

Trong xây dựng nội dung bài giảng e-Learning, sáng tạo là yếu tố chủ chốt giúp bài giảng trở nên hấp dẫn, từ đó khơi dậy sự tò mò, chú ý của học viên, khuyến khích họ tập trung và tương tác với bài học. Bài giảng e-Learning cần được thiết kế khoa học, hợp lý, nội dung rõ ràng, cùng với đó là việc kết hợp các yếu tố đa phương tiện (âm thanh, hình ảnh, sơ đồ, biểu đồ) để biến thông tin khô khan, đơn điệu thành kiến thức sống động, thú vị. 

Ví dụ, thay vì trình bày khái niệm khô khan, giảng viên thay thế bằng một video animation, một vài hình ảnh gợi ý và đặt câu hỏi gợi mở để học viên bày tỏ quan điểm cá nhân. Điều này giúp họ phát huy khả năng tư duy, nhớ lâu và tăng cường sự kết nối với bài học. 

Giúp giảng viên – học viên hiện thực hóa những mục tiêu đào tạo

Một bài giảng e-Learning được thiết kế khoa học, phù hợp với trải nghiệm người học mang đến lợi ích kép. Một mặt, tăng cường sự hứng thú và tập trung cao độ từ phía học viên, mặt khác điều này cũng giúp giảng viên truyền đạt nội dung kiến thức hiệu quả đến người học, từ đó dễ dàng đạt được mục tiêu đào tạo. 

Một số lưu ý khi thiết kế bài giảng e-Learning là gì?

Để triển khai và quản lý hiệu quả một bài giảng e-Learning, cần thực hiện qua nhiều bước từ lựa chọn nền tảng đến thiết kế, phát triển và đánh giá, cụ thể:

Lựa chọn nền tảng e-Learning phù hợp 

Đối với các hình thức số hóa và truyền tải đặc biệt như Gamification, việc triển khai định dạng mượt mà đòi hỏi nền tảng e-Learning phải sở hữu các tính năng chuyên biệt để đáp ứng hiệu quả.

Ngoài ra, nền tảng e-Learning cần có khả năng đọc và hỗ trợ các định dạng đóng gói bài giảng phổ biến như SCORM và xAPI. Điều này giúp đảm bảo tính tương thích và dễ dàng triển khai bài giảng trên nhiều hệ thống e-Learning khác nhau.

Xem thêm: Welearning – Nền Tảng Học Tập Trực Tuyến Nổi Bật Nhất Hiện Nay

Thiết kế và phát triển bài giảng e-Learning phù hợp

Để tạo ra một bài giảng điện tử e-Learning hiệu quả, việc chỉ hiểu bài giảng e-learning là gì thôi chưa đủ, mà còn cần xác định đúng đối tượng người học là vô cùng quan trọng. Bằng cách này, doanh nghiệp có thể cung cấp nội dung, định dạng học tập phù hợp với nhu cầu, trình độ và mục tiêu học tập của từng nhóm học viên, tối ưu hóa hiệu quả đào tạo và tiết kiệm thời gian.

Thiết kế và phát triển bài giảng e-Learning phù hợp

Doanh nghiệp có thể xác định đối tượng người học bằng cách cân nhắc những yếu tố sau: độ tuổi và trình độ của học viên, kinh nghiệm làm việc và học tập trước đó, thời gian và tài nguyên mà họ có sẵn, cũng như mục đích học tập của họ. Khi xác định được đúng đối tượng người học, người thiết kế bài giảng trực tuyến có thể tổ chức, cung cấp và truyền đạt kiến thức một cách phù hợp và hiệu quả hơn.

Ví dụ, trong trường hợp của bài giảng e-Learning cho mầm non hoặc tiểu học, việc tạo ra các bài giảng phải mang tính hấp dẫn và vui tươi để thu hút sự chú ý và hứng thú học tập của trẻ em.

Kết luận

Hy vọng thông qua bài viết này, doanh nghiệp sẽ hiểu rõ hơn về bài giảng e-Learning là gì, và ý nghĩa của nó trong bối cảnh đào tạo doanh nghiệp diễn ra sôi nổi như hiện nay. Mặc dù e-Learning mang lại nhiều lợi ích, việc triển khai và quản lý hiệu quả đòi hỏi doanh nghiệp phải đầu tư chiến lược về thời gian, nguồn lực và chuyên môn. 

Nếu Quý doanh nghiệpanh chị đang có mong muốn triển khai bài giảng e-Learning hiệu quả cho doanh nghiệp mình, hãy liên hệ ngay OES – Công ty Cổ phần Dịch vụ Đào tạo Trực Tuyến để được tư vấn miễn phí bởi đội ngũ chuyên môn dày dặn kinh nghiệm.

 

Bài viết liên quan

×
OES

Nhận thông báo về những Khóa học mới nhất

Error: Contact form not found.

Đăng ký nhận tư vấn Khóa học

Đăng ký nhận tư vấn Khóa học

0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x