Game-based learning, Gamification và những khác biệt không phải ai cũng biết
SELECT MENU

Cộng đồng E-learning

Game-based learning, Gamification và những khác biệt không phải ai cũng biết

Game-based learning và Gamification là hai khái niệm ngày càng được nhắc đến nhiều, thu hút sự quan tâm của những người đang tìm kiếm các phương pháp học tập sáng tạo và hiệu quả. Thoạt nhìn qua, hai thuật ngữ này có vẻ giống nhau khi cả hai đều liên quan đến việc tích hợp yếu tố trò chơi vào quá trình học tập. Tuy nhiên, ít ai biết rằng giữa hai thuật ngữ này tồn tại nhiều sự khác biệt quan trọng. Cùng tìm hiểu trong bài viết này với OES nhé. 

Xem thêm: Tiềm năng của Gamification trong chương trình đào tạo nhân sự cho doanh nghiệp

Game-based learning – Học tập dựa trên trò chơi

Khái niệm Game-based learning

Game-based learning (Học tập dựa trên trò chơi) là phương pháp giáo dục độc đáo và sáng tạo, trong đó các yếu tố trò chơi được kết hợp vào quá trình học tập thay vì cách tiếp cận truyền thống với những bài giảng khô khan. Trong quá trình này, các trò chơi và hoạt động liên quan được sử dụng một phần của chương trình đào tạo để giúp người học trau dồi kiến thức, kỹ năng và áp dụng vào thực tế. 

Theo nghiên cứu của Tracy Sitzmann (2011) tiến hành trong môi trường đào tạo doanh nghiệp, việc sử dụng game-based learning đã cải thiện hiệu quả học tập và truyền đạt kiến thức hơn so với các phương pháp học truyền thống. Học viên tham gia vào các trò chơi có xu hướng tư duy sáng tạo hơn, đạt điểm cao hơn trong các bài kiểm tra, và có khả năng áp dụng kiến thức vào công việc thực tế một cách linh hoạt và hiệu quả hơn. 

Hình thức của Game-based learning

Trong Game-based learning, các trò chơi được thiết kế và xây dựng độc lập như các phương pháp riêng biệt, hỗ trợ quá trình học tập. Thay vì chỉ đơn thuần là ngồi nghe hay tiếp nhận thông tin, người học sẽ tham gia vào các trò chơi với những thử thách và tình huống mô phỏng để họ có thể rèn luyện và áp dụng kiến thức vào thực tế. 

Dưới đây là một ví dụ về Game-based learning: 

Trong khóa đào tạo kỹ năng lãnh đạo, các học viên được chia thành các nhóm nhỏ, và mỗi nhóm sẽ đối mặt với một vấn đề phức tạp trong việc quản lý dự án mới. Các nhóm học viên sẽ gặp phải các thử thách khác nhau, ví dụ như thời gian hạn hẹp, nguồn lực hạn chế, hay những bất đồng quan điểm giữa các thành viên trong nhóm. Điều cần thiết là họ phải đưa ra các quyết định chiến lược và xử lý tình huống một cách thông minh để vượt qua các khó khăn này. 

Sau khi hoàn thành trò chơi, các nhóm sẽ nhận được phản hồi về hiệu suất, các quyết định đã đưa ra và cách họ đã làm việc nhóm. Nhờ vào phản hồi này, học viên sẽ có cơ hội rút ra bài học và cải thiện kỹ năng trong các tình huống tương lai. 

Mục đích của Game-based learning

Game-based learning nhằm tập trung vào việc tăng cường quá trình học tập và rèn luyện kỹ năng thông qua việc tích hợp các yếu tố trò chơi vào quá trình đào tạo. Mục tiêu chính là để cải thiện hiệu suất học tập bằng cách chú trọng vào những kỹ năng, năng lực cốt lõi hoặc nhiệm vụ cụ thể mà học viên cần phải phát triển. 

Lĩnh vực áp dụng phù hợp 

Game-based learning thường được áp dụng rộng rãi trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, đặc biệt là trong đào tạo dịch vụ khách hàng, đánh giá chính sách, đào tạo công ty, xây dựng nhóm, đào tạo nâng cao nhận thức của nhân viên,…

Gamification – Game hoá

Khái niệm 

Gamification là việc tích hợp các yếu tố trò chơi vào các hoạt động học tập thông thường nhằm tăng tương tác, động lực và cam kết của người tham gia. Các yếu tố trò chơi bao gồm hệ thống điểm, bảng xếp hạng, huy hiệu, cấp độ, nhiệm vụ, thanh tiến trình, phần thưởng và các yếu tố khác liên quan đến trò chơi. 

Hình thức 

Không giống như Game-based learning, khi các trò chơi được thiết kế riêng lẻ, độc lập, Gamification lại được áp dụng tổng thể cho toàn bộ chương trình đào tạo hoặc hoạt động học tập thông thường. Học viên sẽ học tập thông qua yếu tố trò chơi, chẳng hạn như hệ thống điểm, bảng xếp hạng, huy hiệu, cấp độ, nhiệm vụ, thanh tiến trình, phần thưởng,… Từ đó, người học sẽ tích lũy điểm, hoàn thành nhiệm vụ và đạt được các thành tựu để tăng cường động lực và cam kết trong quá trình học tập. 

Mục đích 

Thông qua việc tích hợp các yếu tố trò chơi (hệ thống điểm, bảng xếp hạng, huy hiệu, phần thưởng,…) Gamification tạo ra một môi trường học tập thú vị và cạnh tranh, thúc đẩy người học hoàn thành nhiều nhiệm vụ hơn, cũng như cống hiến hơn trong quá trình học tập. Gamification thúc đẩy sự động lực và cam kết của học viên, giúp họ tham gia liên tục vào hoạt động học tập và xây dựng cộng đồng học tập tích cực. 

Lĩnh vực áp dụng phù hợp 

Gamification có thể được áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ giáo dục, kinh doanh, đào tạo, cho đến bán hàng, tiếp thị hay các hoạt động đòi hỏi động lực và cam kết từ người tham gia. 

Có thể kể đến case study kinh điển của Nike với ứng dụng Nike Running vô cùng thành công. Nike đã thiết kế và triển khai một hệ thống gamification tinh vi và hấp dẫn, thúc đẩy hàng triệu người dùng tham gia và tạo ra một cộng đồng đầy sôi động.  

Trong ứng dụng này, người dùng được khuyến khích tham gia các hoạt động thể dục như chạy bộ, tập luyện, đi bộ,… Mỗi lần tham gia, họ sẽ tích luỹ được điểm và huy hiệu dựa trên mức độ hoạt động trong tài khoản cá nhân. Ngoài ra, người dùng cũng có thể đăng ký thành tích và danh hiệu của mình trong cộng đồng ứng dụng. 

Kết quả là, ứng dụng này đã thu hút hàng triệu người dùng tham gia và tạo nên một cộng đồng sôi động. Sự kết hợp giữa hệ thống điểm, huy hiệu và tính năng chia sẻ thành tích tạo ra môi trường đào tạo đầy hứng thú và tích cực. Người dùng không chỉ đạt được lợi ích sức khỏe từ việc tập luyện và tham gia hoạt động thể dục mà còn cảm thấy hứng thú và đam mê với quá trình đào tạo do yếu tố gamification mang lại. 

Xem thêm: Khám phá các định dạng số hoá tốt nhất cho thiết kế bài giảng điện tử 

Kết 

Có thể nói, chính những khác biệt này đã tạo ra sự đa dạng và tiềm năng của cả hai phương pháp trong việc nâng cao chất lượng học tập và thúc đẩy sự phát triển cá nhân. Cả Game-based learning và Gamification đều đóng góp quan trọng vào việc tạo ra môi trường học tập thú vị, động lực và tích cực, nâng cao hiệu quả trong quá trình học tập và đào tạo cho người tham gia. 

Hãy liên hệ với OES – Công ty Cổ phần Dịch vụ đào tạo trực tuyến hàng đầu Việt Nam để nhận được tư vấn chuyên sâu và triển khai e–Learning ngay hôm nay. 

Bài viết liên quan

X
OES

Nhận thông báo về những Khóa học mới nhất

DMCA.com Protection Status

Error: Contact form not found.

Đăng ký nhận tư vấn Khóa học

Đăng ký nhận tư vấn Khóa học

0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x