Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, hiện nay có rất nhiều nền tảng quản lý học tập và đào tạo trực tuyến ra đời, nhằm đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp, tổ chức. Một trong những hệ thống học tập trực tuyến hàng đầu đang được nhiều doanh nghiệp lựa chọn nhất chính là LMS dựa trên đám mây. Tuy nhiên, ngoài việc lựa chọn một hệ thống phù hợp, doanh nghiệp còn cần đảm bảo rằng nó cung cấp trải nghiệm người dùng (User Experience – UX) tốt nhất. Trong bài viết này, OES sẽ cung cấp cho các doanh nghiệp 5 mẹo giúp các doanh nghiệp đưa ra quyết định tốt nhất cho tổ chức của mình nhé.
Xem thêm: LMS và LXP: Phân biệt các nền tảng học trực tuyến cho doanh nghiệp?
Tầm quan trọng khi lựa chọn hệ thống học tập trực tuyến LMS trên đám mây với trải nghiệm người dùng (UX) tốt nhất
Trải nghiệm người dùng (User Experience – UX) đóng vai trò vô cùng quan trọng trong mọi sản phẩm hoặc dịch vụ liên quan đến công nghệ, từ ứng dụng di động, trang web, phần mềm cho đến các sản phẩm điện tử. Chắc chắn rằng, đối với hệ thống LMS dựa trên đám mây, trải nghiệm người dùng cũng là một trong những yếu tố hàng đầu quyết định đến hiệu quả của chương trình đào tạo.
Trải nghiệm người dùng tốt đồng nghĩa với việc các học viên có một trải nghiệm thoải mái và thuận lợi trong quá trình tham gia đào tạo. Khi cảm thấy hài lòng với giao diện và tính năng của LMS, họ sẽ càng có thêm động lực và sự hứng thú để tham gia vào quá trình học tập và đào tạo. Không chỉ vậy, khi có những trải nghiệm tốt, học viên sẽ càng có xu hướng kết nối nhiều hơn với nội dung đào tạo cũng như đánh giá được LMS là một giải pháp chuyên nghiệp, đáng tin cậy.
5 mẹo giúp lựa chọn hệ thống học tập trực tuyến LMS trên đám mây cung cấp UX tốt nhất
Thử nghiệm hệ thống học tập trực tuyến trước khi mua
Trước khi quyết định mua hệ thống học tập trực tuyến, hãy yêu cầu các đối tác LMS cung cấp bản dùng thử để doanh nghiệp và đội ngũ nhân viên có thể trải nghiệm trực tiếp giao diện cũng như tính năng của nền tảng. Việc dùng thử bản demo sẽ giúp doanh nghiệp đánh giá rõ ràng hơn về UX của LMS để đảm bảo rằng nó phù hợp với nhu cầu và mong muốn của tổ chức.
Thông qua bản demo, doanh nghiệp có thể kiểm tra xem hệ thống học tập trực tuyến này có hỗ trợ các chức năng mà tổ chức đang tìm kiếm như quản trị khóa học, tài liệu, diễn đàn thảo luận, bài tập, đánh giá, tích hợp công cụ học tập trực tuyến,… Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng có thể đưa ra những đánh giá khách quan về tính trải nghiệm của nền tảng LMS thông qua giao diện người dùng, vị trí của các chức năng hay tính nhất quán,…
Xác định những nhóm tính năng cần thiết của hệ thống học tập trực tuyến
Những nhóm tính năng cần thiết cho hệ thống học tập trực tuyến của mình có thể xác định thông qua những ý kiến và phản hồi từ các học viên tiềm năng cũng như người dùng hiện tại. Doanh nghiệp có thể tham khảo từ những bộ phận liên quan như nhân sự, đào tạo, giảng viên, học viên,… Điều này sẽ đem đến cho họ cơ hội cung cấp những thông tin quý giá về tính năng mà họ mong đợi để đảm bảo trải nghiệm tốt nhất cho người dùng cuối.
Ngoài ra, việc nghiên cứu và tìm hiểu về các tính năng cơ bản hoặc nâng cáo của LMS trên đám mây cũng sẽ giúp ích ra nhiều trong việc phân nhóm. Các tính năng cơ bản có thể bao gồm quản lý khoá học, học viên, kiểm tra, đánh giá, báo cáo,… Trong khi đó, các tính năng nâng cao thường bao gồm tuỳ chỉnh giao diện, tích hợp với các hệ thống khác theo yêu cầu của doanh nghiệp,…
Xem thêm: Welearning – Nền tảng học tập trực tuyến nổi bật nhất hiện nay
Tìm kiếm những phản hồi trực tuyến
Đối với hầu hết các sản phẩm hoặc dịch vụ khi được kinh doanh sẽ luôn có những đánh giá, phản hồi từ người sử dụng. Tuy nhiên, không phải tất cả các đánh giá đều có giá trị tương đương. Trên thực tế, một số đánh giá được viết với mục đích giải trí hoặc quảng cáo, PR cho thương hiệu.
Một tips cho doanh nghiệp khi tìm kiếm phản hồi là hãy lựa chọn đến những đánh giá đặc biệt nhắc đến trải nghiệm người dùng. Cụ thể hơn, doanh nghiệp có thể tìm hiểu xem liệu phản hồi trực tuyến đó có cùng trường hợp sử dụng tương tự với tổ chức hay không. Ví dụ như cùng ngành hay cùng mức độ kinh nghiệm, điều này giúp doanh nghiệp có cái nhìn khách quan hơn về trải nghiệm người dùng của hệ thống LMS mà doanh nghiệp đang cân nhắc.
Cân nhắc những chiến lược đào tạo
Cân nhắc các chiến lược đào tạo là một yếu tố quan trọng mà doanh nghiệp cần chú ý trước khi lựa chọn hệ thống LMS. Khi xác định chiến lược đào tạo, doanh nghiệp cũng đồng thời cần suy nghĩ về các định dạng nội dung bài giảng muốn triển khai như gamification, animation, motion graphics,.. hay áp dụng phương pháp kết hợp giữa các hình thức đào tạo (ví dụ như hybrid learning, blended learning,…).
Chọn lựa chiến lược đào tạo cũng phải song hành cùng với mục tiêu và chiến lược tổ chức của doanh nghiệp. Bằng cách xác định rõ các mục tiêu và yêu cầu cụ thể, doanh nghiệp có thể lựa chọn hệ thống quản lý học tập trên đám mây có tính năng và tiện ích phù hợp để đáp ứng các chiến lược đào tạo của mình.
Xác định những kế hoạch dài hạn
Việc xác định những kế hoạch dài hạn sẽ đặt ra cho doanh nghiệp câu hỏi về tầm nhìn trong vài tháng tới hoặc vài năm tới, liệu doanh nghiệp có kế hoạch gia tăng hay cắt giảm nhân sự không? Nếu như hiện tại doanh nghiệp có dự định gia tăng số lượng nhân sự, việc lựa chọn hệ thống LMS có khả năng mở rộng theo users sẽ cực kì phù hợp. Ngược lại, nếu đang có kế hoạch cắt giảm nhân sự thì doanh nghiệp không nên chi trả cho một hệ thống quản lý học tập trên đám mây có giới hạn tối thiểu số lượng users nhiều hơn số lượng nhân sự của doanh nghiệp sau khi cắt giảm.
Bên cạnh đó, một số nhà cung cấp sẽ tính phí cho những users bổ sung vượt quá gói dịch vụ đã chọn. Vậy nên doanh nghiệp cũng cần ước tính lượng users cao hơn ngay từ ban đầu để tiết kiệm chi phí trong dài hạn.
Xem thêm: Lựa chọn đơn vị thiết kế bài giảng e-Learning – 3 yếu tố quan trọng doanh nghiệp cần nắm rõ
Kết
Hi vọng rằng, thông qua 5 mẹo trên, các doanh nghiệp sẽ chọn lựa được hệ thống học tập trực tuyến cung cấp UX tốt nhất. Trải nghiệm người dùng tốt không chỉ giúp người học dễ dàng tiếp cận nội dung học tập và tương tác với các công cụ và tính năng, mà còn tạo ra sự thú vị và truyền cảm hứng cho quá trình học tập. Nó cũng đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và duy trì một môi trường học tập tích cực, nơi mà người học cảm thấy thoải mái và đầy đủ hỗ trợ để phát triển kỹ năng và kiến thức của mình.
Liên hệ OES – Công ty CP Dịch vụ Đào tạo Trực tuyến hàng đầu Việt Nam để nhận được tư vấn kỹ lưỡng nhất về e-Learning và số hóa bài giảng!