Những người học rất cần sự định hướng và chỉ dẫn trong quá trình học để họ đạt được kết quả tốt nhất. Vì vậy, bất kể bạn đang dạy môn học gì, thuộc lĩnh vực nào, bạn cần phải thiết kế cấu trúc bài giảng E-learning giúp cho người học có được thành quả như họ mong đợi.
Hầu hết các khoá học trực tuyến hiện nay đều mắc phải một lỗi chung là chứa quá nhiều nội dung. Những người làm công việc soạn thảo giáo trình học bị sa vào cạm bẫy này vì họ quá chú tâm về chất lượng và giá trị của nội dung họ cung cấp. Sự đề phòng này dẫn đến việc cung cấp quá tải kiến thức đến học viên. Tuy nhiên không phải lúc nào nhiều cũng là tốt. Sự thật là, bạn càng đưa ra nhiều nội dung trong một khoá học, bạn càng làm cho người học chán nản và dễ bỏ cuộc.
Vậy, giải pháp cho vấn đề này là gì? Bằng cách sắp xếp lại cấu trúc nội dung bài học, bạn có thể luôn giữ cho người học cảm giác hào hứng, có thêm nhiều động lực và giúp làm tăng tỷ lệ hoàn thành khoá học.
Học sinh rất cần sự định hướng rõ ràng để họ đạt được kết quả mà họ muốn. Rõ ràng chính là từ khoá. Giảm bớt thời gian học một loạt kiến thức không quan trọng và cung cấp nhiều nội dung chất lượng hơn, không cần thiết phải đưa ra quá nhiều vấn đề. Điều này sẽ làm giảm áp lực học cho học viên và luôn giúp họ đi đúng hướng để đạt được mục đích.
Học sinh muốn tập trung vào một vấn đề, một giải pháp duy nhất có hiệu quả. Và nếu bạn có thể mang lại cho họ điều này, họ sẽ có suy nghĩ tiếp tục mua những giải pháp tiếp theo từ bạn. Đây chính là cách mà mọi người học và các nhà cung cấp bài giảng E-learning đáp ứng được nhu cầu của người học.
Việc lên kế hoạch thiết kế lại cấu trúc một khoá học đòi hỏi một quá trình cần đầu tư thời gian và công sức, cũng giống việc lên kế hoạch cho bất kì chiến lược nào khác. Bạn càng đầu tư nhiều thời gian suy nghĩ về nó, bạn càng tạo ra được nhiều khoá học online hiệu quả cao. Trong đó, có một số điểm quan trọng bạn cần phải cân nhắc kỹ càng sau đây.
1. Tạo động lực và cạnh tranh
Bạn có thể tạo cơ hội cho người học “chiến thắng” trong một game gì đó ở đầu khoá học và tiếp tục duy trì sự hào hứng của họ. Dù cho đó là những câu hỏi đố đơn giản, xem một video ngắn gọn hoặc bất kì hình thức nào. Tạo cho người học cảm giác hoàn thành trọn vẹn một hoạt động nào đó là một chiến thuật rất mạnh trong việc giúp người học cảm thấy họ đã dần đi đến đích. Điều này sẽ dẫn đến việc học viên trở nên có trách nhiệm hơn và đảm bảo cam kết hơn với việc hoàn thành khoá học.
2. Huy hiệu
Có rất nhiều cách mà bạn có thể bổ sung thêm nhiều yếu tố cho phần gamification trong mỗi bài giảng E-learning. Để làm được điều này, bạn không cần phải xây dựng toàn bộ khoá học trên nền tảng trò chơi từ đầu tới cuối.
Bạn có thể cân nhắc đến việc cho thêm một số huy hiệu phân cấp bậc vào trong các bài giảng để ghi nhận sự hoàn thành của học sinh trong quá trình học. Các huy hiệu này sẽ được trao cho học viên dựa trên việc đạt được các đơn vị học cụ thể nhằm khuyến khích học viên tiếp tục cố gắng hơn nữa.
3. Câu hỏi
Bạn có thể bổ sung thêm nhiều câu hỏi bên lề trong từng bài giảng E-learning để học viên luôn hào hứng và cảm thấy có thêm động lực để tiếp tục cố gắng hoàn thành hết khoá học. Bằng cách này bạn có thể đảm bảo sự gắn bó của học viên và hiểu rõ các nội dung bài học. Kết quả của các câu hỏi hoặc tài liệu nên khuyến khích sự hành động của các người học để luôn đảm bảo việc học của học viên và kết quả đạt được. Ví dụ, nếu một học viên thể hiện kém, không hoàn thành tốt một nhóm câu hỏi nào, bạn sẽ cần khuyến khích họ quay lại và ôn tập bài giảng đó. Thậm chí nếu một học sinh hoàn thành tốt các câu hỏi, bạn có thể khuyến khích nhóm người học đó tìm hiểu sâu hơn để cải thiện kết quả học tập tốt hơn nữa.
4. Phát tờ bài tập đi kèm
Việc cung cấp thêm các tờ bài tập có thể in ra được cũng là một cách hay để giúp người học luôn có thể học bất cứ lúc nào. Nó còn cho phép người học tập trung hơn vào khoá học ngay cả khi họ offline và luôn đốc thúc họ cố gắng tiến về đích để đạt được mục tiêu đã đề ra.
5. Yêu cầu nộp lại bài tập
Bạn có thể cung cấp các bài tập dạng PDF điền từ để học viên có thể làm trực tiếp vào đó, lưu trữ lại trong máy tính và đăng tải lên hệ thống E-learning. Ngay cả khi hệ thống không xác nhận sẽ phản hổi lại kết quả của bài tập đã nộp nhưng học viên sẽ làm tốt hơn khi được yêu cầu bắt buộc phải nộp bài. Và hầu như không có chuyện nộp bài trắng. Việc này sẽ giúp cho học viên có trách nhiệm hơn và có áp lực phải hoàn thành công việc được giao.
Hệ thống phần mềm E-learning cũng có thể cung cấp thêm tính năng giúp người học chia sẻ được kết quả bài tập hay câu hỏi của họ. Đây cũng là một cơ hội giúp học viên có năng lực và thành tích cao được tuyên dương. Như vậy, họ sẽ muốn những học viên khác chú ý đến họ. Việc chia sẻ thành tích cá nhân không chỉ giúp những học sinh tốt tiếp tục phát triển mà còn giúp cho những học sinh yếu hơn có động lực hơn.
Bằng việc làm theo các bước kể trên và hoàn thành việc sắp xếp lại cấu trúc bài giảng E-learning, các khoá học của bạn chắc chắn sẽ giúp cho học sinh nhìn thấy còn đường học tập rõ ràng hơn, tránh việc bị chán nản và luôn có động lực để hoàn thành đến cuối khoá học.
Nếu doanh nghiệp của bạn còn mới trong lĩnh vực này và đang có nhu cầu, hãy liên hệ ngay với OES, đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực triển khai hệ thống E=learning cho doanh nghiệp với đội ngũ nhân sự giàu kinh nghiệm.
Xem thêm: Chọn phần mềm E-learning như thế nào là phù hợp?