Giữa hàng trăm phần mềm E-learning xuất hiện trên thị trường, các doanh nghiệp không khỏi băn khoăn và đau đầu vì không biết lựa chọn phần mềm như thế nào là phù hợp. Dưới đây là 4 tiêu chí “vàng” giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong công tác lựa chọn.
1. Phù hợp với ngân sách đặt ra
Có thể nói, ngân sách là một trong những tiêu chí hàng đầu cần cân nhắc khi lựa chọn một phần mềm E-learning. Với số tiền này, bạn cần so sánh mức giá của từng loại, lọc ra những phần mềm đáp ứng được nhiều yêu cầu của bạn nhất. Để đơn giản hóa quá trình này, bạn nên có một danh sách liệt kê những chức năng của phần mềm theo thứ tự ưu tiên: bắt buộc phải có -> cần thiết -> nên có -> không bắt buộc phải có.
OES gợi ý cho bạn một số câu hỏi cần phải trả lời như sau:
- Phần mềm có những chức năng gì?
- Phần mềm có hỗ trợ chức năng thu âm và ghi hình?
- Phần mềm có sẵn các bộ templates, photo, ảnh minh họa, nhân vật hay không?
- Phần mềm có chức năng review?
2. Phù hợp với tính chất bài giảng
Căn cứ vào mỗi nội dung bài giảng, mức độ tương tác và cách thiết kế, bạn có thể lựa chọn ra những phần mềm E-learning phù hợp.
- Nội dung bài giảng E-learning? Thuyết trình presentation, video học tập, webinars, podcasts, trò chơi,…
- Mức độ tương tác của bài giảng? Có 5 mức độ tương tác, bao gồm tương tác thụ động (chức năng tiến, lùi, tua nhanh, hình ảnh , slide hướng dẫn,..), hạn chế tương tác (kéo thả, sắp xếp mục, chỉ điểm khung hình,..), tương tác vừa phải (tương tác sâu hơn, mức cá nhân hóa cao hơn), tương tác phức hợp (tương tác 3D) và tương tác hoàn toàn (mô phỏng thực tế ảo).
- Thiết kế tuyến tính hay phi tuyến tính? Với thiết kế phi tuyến tính, người học có thể tự do chọn nội dung học theo sở thích. Họ có thể bắt đầu từ bất cứ phần nào và dừng lại khi họ muốn. Trong khi đó, với thiết kế tuyến tính, người học phải đi theo một lộ trình được đặt ra từ ban đầu đến khi kết thúc.
3. Dễ dàng sử dụng
Một phần mềm phức tạp luôn khiến người học mất thời gian để làm quen với giao diện và học cách tương tác với nó. Điều này sẽ cản trở quá trình học tập của học viên, làm họ cảm thấy bực bội, chán nản và bỏ dở khóa học. Không chỉ có vậy, một phần mềm khó sử dụng sẽ dễ dàng phát sinh nhiều vấn đề về kĩ thuật khi bạn xây dựng bài giảng hay thậm chí là khi bạn cập nhật nội dung. Hãy đảm bảo phần mềm E-learning mà bạn lựa chọn không gây khó dễ cho chính bạn và cho người học.
Dưới đây là các đầu mục mà bạn có thể tham khảo để đánh giá liệu phần mềm này có thân thiện và dễ sử dụng hay không:
- Giao diện nhất quán và tiêu chuẩn trên mọi màn hình thiết bị.
- Cho phép tùy chỉnh giao diện người dùng.
- Cho phép bắt dính đối tượng với nhau hoặc với Canvas.
- Dễ dàng cài đặt, định dạng và sử dụng.
- Thực hiện các chức năng một cách đơn giản và trực quan.
- Thông báo lỗi và chuẩn đoán hỗ trợ khắc phục sự cố.
4. Tích hợp LMS
Cuối cùng, bạn cần cân nhắc đến cách xuất bản bài giảng trực tuyến. Chắc chắn bạn sẽ mong muốn một phần mềm E-learning hỗ trợ nhiều loại đầu ra. Để có thể xuất bản nội dung lên LMS (Learning Management System – Hệ thống quản lý học tập), bạn cần sử dụng những phần mềm hỗ trợ đầu ra chuẩn SCORM, AICC, xAPI,… Hãy nghiên cứu rõ cách mà người học sẽ kết nối với bài giảng, từ đó đảm bảo rằng phần mềm của bạn đáp ứng được yêu cầu này.
Để tìm hiểu kĩ hơn về các loại chuẩn đầu ra, bạn có thể tham khảo tại đây.
Nếu bạn gặp khó khăn gì khi triển khai dự án E-learning, hãy liên hệ ngay với OES – Công ty Đào tạo trực tuyến hàng đầu tại Việt Nam bạn nhé!
Xem thêm: 8 công cụ E-learning giúp bạn xây dựng và đánh giá bài giảng tốt nhất