Đối với nhân viên doanh nghiệp, sở hữu kỹ năng thuyết trình hiểu quả sẽ giúp con đường đi đến thành công của họ dễ dàng hơn. Tuy nhiên, không phải ai cũng có khả năng thuyết trình ấn tượng ngay từ lúc ban đầu, họ cần phải rèn luyện, trau dồi mỗi ngày thì mới có thể trở thành người diễn thuyết ấn tượng. Vì vậy, hãy cùng OES tham khảo những yếu tố góp phần nâng cao kỹ năng mềm này dưới đây nhé!
Xem thêm: 3 mẹo để chinh phục thành công bài thuyết trình!
Vì sao doanh nghiệp cần nâng cao kỹ năng thuyết trình hiệu quả cho nhân viên
Về cơ bản, trong hầu hết các ngành nghề, trong mọi lĩnh vực đều có những lúc nhân viên cần trình bày các ý kiến, dự án cá nhân trước đám đông. Lúc này, việc thuyết trình sẽ là công cụ để thuyết phục cũng như tạo động lực cho những người xung quanh. Theo khảo sát nghiên cứu, hơn 70% nhân viên công sở đồng ý về tầm quan trọng của kỹ năng thuyết trình hiệu quả đối với sự thành công trên con đường nghề nghiệp của họ.
Nhân viên có khả năng thuyết trình tốt chắc chắn sẽ là người tự tin, dám nghĩ, dám thể hiện quan điểm trước đám đông cũng như khả năng phản ứng trước những vấn đề sẽ nhạy bén hơn. Nhờ đó, những người này sẽ dễ dàng trao đổi, đàm phán và đưa ra những thoả thuận với đối tác của công ty. Điều này không chỉ làm tăng tỉ lệ đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp, mà còn giúp thúc đẩy quá trình kinh doanh và tạo được sự liên kết lâu dài với đối tác . Có thể khẳng định, thuyết trình là một trong những bí quyết đơn giản nhất để thể hiện năng lực, giá trị của bản thân mình.
Các phương pháp giúp nhân viên phát triển kỹ năng thuyết trình hiệu quả
Hiểu rõ mục đích thuyết trình
Trước khi tập trung xây dựng bài thuyết trình với việc thiết kế slide hay lên nội dung, hãy xác định rõ mục đích của nó. Đây là công đoạn vô cùng cần thiết trong kỹ năng thuyết trình hiệu quả. Việc xác định mục tiêu vừa giúp bài thuyết trình mang tính thuyết phục hơn, vừa giúp người thuyết trình biết được mình cần phải làm gì, nên tập trung vào điểm nào và nên sử dụng phương pháp nào cho phù hợp.
Để làm rõ mục đích, hãy tự đặt ra những câu hỏi cho bản thân như: Bài thuyết trình này cung cấp những thông tin gì? Người nghe sẽ bị thuyết phục bởi điều gì?,…
Luôn có một mở đầu súc tích và ấn tượng
Phần mở đầu chắc chắn là yếu tố cực kì quan trọng trong buổi thuyết trình bởi nó sẽ quyết định người nghe có muốn tiếp tục theo dõi nữa hay không. Nếu người nghe bị thu hút ngay từ những giây đầu, khả năng họ tập trung theo dõi đến cuối bài thuyết trình càng cao.
Chính vì vậy, hãy cố gắng gây ấn tượng bằng một vài câu hỏi bất ngờ, một câu chuyện thú vị hay tình huống hài hước liên quan đến nội dung bài thuyết trình. Bên cạnh đó cũng nên tránh dùng từ ngữ hoa mỹ hay những câu nói vòng vo, không đi thẳng vào vấn đề.
Đặt câu hỏi – lắng nghe – phản hồi
Chắc chắn rằng không phải ai cũng có thể đưa ra những ý kiến mà bản thân người thuyết trình muốn được nghe. Vì vậy, để nghe được những điều đó, hãy chủ động đặt câu hỏi. Đồng thời, gợi ra những nội dung xoay quanh câu hỏi và đừng quên cho người được hỏi thời gian đủ để họ suy nghĩ cũng như đưa ra câu trả lời.
Tiếp đó, hãy thể hiện thái độ lắng nghe một cách tập trung và đưa ra những phản ứng dựa theo ngôn ngữ của họ như gật đầu, mỉm cười hay thậm chí là cùng họ trao đổi ý kiến. Việc này sẽ giúp người nghe tin tưởng và đưa ra những ý kiến giá trị hơn. Khi đó người diễn thuyết sẽ thu thập được những thông tin đúng như mình mong muốn.
Vận dụng tối đa ngôn ngữ cơ thể trong khi thuyết trình
Việc tận dụng ngôn ngữ cơ thể khi thể hiện trước đám đông chính là một kỹ năng thuyết trình vô cùng quan trọng. Không ai thích lắng nghe một nhà diễn thuyết bất động, cứng đơ trên sân khấu.
Từ ánh mắt, nụ cười, tư thế cho đến dáng điệu, khuôn mặt,… tất cả đều đem lại những tác động lớn khi thuyết trình. Hãy cố gắng cười tươi, biến đổi cử chỉ phù hợp, giọng điệu có những điểm nhấn trầm bổng, có nhịp điệu. Điều này sẽ giúp người diễn thuyết thoải mái và tự nhiên hơn, đồng thời giúp người nghe hiểu rõ được nội dung được đề cập trong bài thuyết trình.
Xem thêm: 5 kỹ năng mềm công sở thúc đẩy sự thăng tiến của bạn
Đem đến phần kết thúc có giá trị
Tương tự như phần mở đầu, phần kết thúc sẽ luôn để lại những ấn tượng sâu sắc cho người nghe. Nếu không biết kết thúc đúng cách, tất cả những nội dung, những luận điểm chính vừa được trình bày sẽ trở nên mờ nhạt, dễ bị khán giả lãng quên và biến bài thuyết trình trở thành một sản phẩm “đầu voi đuôi chuột”.
Để đảm bảo phần kết đem lại hiệu ứng mạnh mẽ nhất có thể, hãy chuẩn bị trước những từ ngữ mà mình sẽ nói ra, đồng thời đừng quên đề cập đến thông điệp cuối cùng cần truyền tải. Sau đó, hãy tóm tắt nội dung chính và chỉ ra mối liên hệ của các nội dung đó với nhau. Nhờ đó, người nghe sẽ nắm được bài thuyết trình rõ hơn và đánh giá cao người diễn thuyết.
Tìm hiểu thêm khoá học “Kỹ năng thuyết trình ấn tượng” tại đây!
Kết
Hi vọng rằng những phương pháp rèn luyện kỹ năng thuyết trình hiệu quả trên đây sẽ trở thành hành trang quý giá trong quá trình phát triển bản thân của nhân viên trong mỗi doanh nghiệp. Tìm hiểu thêm về các phương thức, chương trình đào tạo để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho công ty và nước nhà tại OES – Công ty Cổ phần Dịch vụ Đào tạo Trực tuyến hàng đầu Việt Nam ngay hôm nay!