LMS và LXP: Phân biệt các nền tảng học trực tuyến cho doanh nghiệp?
SELECT MENU
Cộng đồng E-learning

LMS và LXP: Phân biệt các nền tảng học trực tuyến cho doanh nghiệp?

LMS là viết tắt của Hệ thống quản lý học tập (Learning Management System) và LXP là viết tắt của Nền tảng trải nghiệm học tập (Learning Experience Platform). Mặc dù cả hai thuật ngữ này đều đề cập đến e-Learning, nhưng giữa chúng lại có những sự khác biệt đáng kể về nhiều mặt, cũng như lợi ích đối với chủ thể sử dụng. Hãy cùng OES đi tìm hiểu về LMS và LXP cũng như so sánh khác biệt giữa các nền tảng học trực tuyến góp phần tạo nên thành công cho đào tạo doanh nghiệp! 

Xem thêm: Hệ thống LMS là gì? Mọi thứ doanh nghiệp cần biết về phần mềm quản lý đào tạo trực tuyến

Các nền tảng học trực tuyến LMS và LXP là gì?

Hệ thống quản lý học tập – LMS 

Learning Management System – Hệ thống quản lý học tập, hay còn thường được biết đến với tên viết tắt là LMS – là một nền tảng cung cấp chương trình và tài liệu đào tạo; theo dõi, quản lý và báo cáo các hoạt động học tập và đào tạo cụ thể. 

LMS là hệ thống cho phép các tổ chức, doanh nghiệp quản lý, phân phối và theo dõi các chương trình đào tạo của họ. LMS cung cấp nhiều tính năng như tạo khóa học, quản lý người dùng, quản lý nội dung đào tạo, theo dõi tiến trình học tập và báo cáo. Với hệ thống quản lý học tập, các tổ chức sử dụng có thể thiết lập các chương trình đào tạo phù hợp với kế hoạch của mình. 

Nền tảng trải nghiệm học tập – LXP 

Learning Experience Platform – Nền tảng trải nghiệm học tập (LXP) là nền tảng lấy người học làm trung tâm, cung cấp trải nghiệm học tập được cá nhân hóa cho người học. LXP tập trung vào việc tạo ra trải nghiệm học tập hấp dẫn bằng cách cung cấp quyền truy cập vào nhiều loại nội dung, bao gồm microlearning, podcast và video. Nền tảng này cũng cung cấp các tính năng học tập xã hội, cho phép người học tương tác với nhau và chia sẻ kiến thức cũng như chuyên môn của mình. 

So sánh ưu – nhược điểm của các nền tảng học trực tuyến LMS và LXP 

LMS và LXP là các nền tảng học trực tuyến đều được đánh giá cao về tính hiệu quả cũng như tiềm năng phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực e-Learning. Dưới đây là những ưu – nhược điểm của riêng từng nền tảng, cho phép các nhà quản lý có cơ sở để đưa ra những lựa chọn phù hợp với nhu cầu đào tạo của tổ chức. 

  Ưu điểm  Nhược điểm 
LMS 
  • Phù hợp cho các chương trình đào tạo có tính hệ thống và bắt buộc tuân thủ. 
  • Cung cấp các tính năng theo dõi tiến độ học tập và báo cáo hiệu quả. 
  • Cung cấp một “vị trí” để lưu trữ tất cả nội dung đào tạo và  
  • Phân phối nội dung đào tạo khá cứng nhắc, khiến việc cung cấp trải nghiệm học tập được cá nhân hóa gặp khó khăn. 
  • Sở hữu kho học liệu đồ sộ nên dễ gây choáng ngợp cho người học. 
  • Yêu cầu chuyên môn cao về LMS để thực hiện các thiết lập và vận hành kỹ thuật. 
LXP 
  • Cung cấp trải nghiệm học tập được cá nhân hóa hiệu quả bằng cách cung cấp quyền truy cập vào nhiều nội dung khác nhau, bao gồm các nội dung microlearning và học tập xã hội. 
  • Cung cấp cho người học nhiều quyền kiểm soát hơn đối với trải nghiệm học tập của họ, cho phép tự học theo tốc độ của riêng mình. 
  • Mang lại trải nghiệm học tập hấp dẫn hơn, có thể tăng khả năng duy trì và động lực của người học. 
  • Không phù hợp với các chương trình đào tạo có tính hệ thống và yêu cầu tuân thủ cao. 
  • Không đảm bảo khả năng cung cấp các tính năng theo dõi tiến độ học viên và báo cáo kết quả học tập ở cùng cấp độ như một LMS có thể thực hiện. 
  • Yêu cầu nhiều nguồn lực để duy trì nền tảng và sự phong phú của học liệu. 

Sự khác biệt giữa các nền tảng học trực tuyến LMS và LXP là gì?

Tỷ lệ áp dụng 

Theo một cuộc khảo sát của Brandon Hall Group, tỷ lệ chấp nhận LXP đang ngày càng tăng lên một cách nhanh chóng, với 57% công ty (trong hơn 1000 đơn vị tham gia khảo sát) có kế hoạch đầu tư vào LXP vào năm tới.  Trong khi đó, tỷ lệ áp dụng LMS đã giảm xuống chỉ còn 20% công ty có kế hoạch đầu tư vào LMS trong năm tiếp theo. Điều này cho thấy rằng các doanh nghiệp đã dần để tâm hơn đến yếu tố trải nghiệm học tập trong chương trình đào tạo của mình, là một cơ hội cho LXP và cũng là một thách thức dành cho LMS. 

Nội dung 

LXP được thiết kế để cung cấp trải nghiệm học tập được cá nhân hóa, được quản lý cho từng người học với tốc độ do chính họ quyết định. Còn LMS thường cung cấp các nội dung đào tạo phù hợp với mẫu số chung, thay vì cụ thể hóa đến từng người. Ở thời điểm hiện tại, hệ thống quản lý học tập LMS vẫn tỏ ra vượt trội hơn so với nền tảng trải nghiệm học tập trong hoạt động đào tạo tại các đơn vị, tổ chức với số lượng học viên lớn, song lại kém hơn ở điểm linh hoạt cho từng người tham gia. 

Học tập xã hội 

Xét về tính xã hội trong học tập, LXP thường có các tính năng học tập xã hội được tích hợp sẵn trên nền tảng và cho phép người học kết nối với nhau, chia sẻ nội dung và hợp tác trong quá trình học tập. Ngược lại, LMS lại tập trung nhiều hơn vào quá trình học tập và theo dõi cá nhân, với mục đích lớn nhất là giúp các nhà quản lý đào tạo nắm bắt được tiến tình học tập của từng học viên và bức tranh đào tạo tổng thể của tổ chức. 

Chi phí 

LXP có xu hướng đắt hơn LMS với mức chi phí cao hơn cho cả việc triển khai, vận hành và bảo trì liên tục. Điều này là dễ hiểu, đặc biệt là khi áp dụng với các tổ chức có quy mô học viên lớn, thì việc cá nhân trải nghiệm học tập đến từng người sẽ tiêu tốn một lượng chi phí “khổng lồ” so với triển khai LMS. Về vấn đề này, doanh nghiệp cần xét đến ROI giữa các phương án trước khi lựa chọn hệ thống để triển khai đào tạo trực tuyến. 

Sử dụng 

Một nghiên cứu của Training Industry cho thấy 72% các nền tảng học trực tuyến được dùng để học theo yêu cầu, trong khi con số này ở LMS chỉ là 41%. Điều này cho thấy LXP phù hợp với những trường hợp đào tạo riêng lẻ, giữa các học viên có những đặc điểm, nhu cầu có sự khác biệt lớn và đề cao trải nghiệm trong quá trình học tập. Còn LMS là một hệ thống tối ưu dành cho các chương trình đào tạo mang có tính cấu trúc và bắt buộc tuân thủ cao, nhằm đảm bảo đạt được kết quả trên một quy mô học viên lớn với những điểm chung nhất định. 

LMS hay LXP? Tìm kiếm các nền tảng học trực tuyến tốt nhất cho doanh nghiệp

Trước tiên cần khẳng định rằng, không hệ thống hay các nền tảng học trực tuyến nào là hoàn hảo và có thể đáp ứng được toàn bộ yêu cầu của tổ chức. Ở đây, OES sẽ đánh giá khách quan về sự phù hợp và những trường hợp nào nên lựa chọn LMS và LXP. 

Sự khác biệt chính giữa LMS và LXP có thể hình dung thông qua chiến lược kéo và đẩy. LMS được thiết kế để đẩy nội dung học tập, còn LXP chuyên tâm hơn vào việc thiết kế và cung cấp nội dung được cá nhân hóa hơn để thu hút người học. 

Nếu một doanh nghiệp cần cung cấp chương trình đào tạo có tính cấu trúc cao và kèm theo là các yêu cầu về bắt buộc tuân thủ, LMS là lựa chọn phù hợp nhất. Vì khi đó LMS có thể giúp phù rộng chương trình đào tạo tới một quy mô học viên rộng lớn, hỗ trợ nhà quản lý đào tạo theo dõi tiến độ cụ thể từng nhóm học viên, thậm chí đến từng người. Song nếu doanh nghiệp muốn cung cấp trải nghiệm học tập hấp dẫn và cá nhân hóa hơn, thì LXP sẽ là một lựa chọn xuất sắc.

Kết hợp các nền tảng học trực tuyến LMS và LXP – Tại sao không?

Các giải pháp khác nhau sẽ đem đến những tác động và ảnh hưởng khác nhau. Tuy nhiên, nếu biết cách kết hợp giữa LMS và LXP, chắc chắn rằng các doanh nghiệp sẽ dễ dàng kết hợp việc học chính thức và không chính thức với nhau, giúp tạo ra trải nghiệm học tập toàn diện hơn cho nhân viên. 

Hình thức đào tạo toàn diện 

Khi kết nối các nền tảng học trực tuyến LMS và LXP, doanh nghiệp giúp nhân viên trải nghiệm và đào tạo một loạt các kỹ năng và kiến thức đa dạng mà không bị giới hạn bởi bộ phận hoặc vị trí. Ví dụ, danh sách khóa học trong LMS của doanh nghiệp được tích hợp vào bảng điều khiển LXP, tạo ra một điểm tập trung cho việc học và đào tạo. Như vậy, nhân viên có thể xác định lộ trình học tập và tham gia vào các hoạt động đào tạo một cách tối ưu. 

Điều hướng quản trị viên dễ dàng 

Tích hợp LMS và LXP không chỉ mang lại lợi ích cho người học mà còn giúp việc quản lý trở nên đơn giản hơn đối với những quản trị viên. Với việc tích hợp này, việc điều hành hệ thống trở nên gắn kết và dễ dàng hơn nhiều. Quản trị viên có thể chuyển đổi linh hoạt giữa hai nền tảng và quản lý chúng mà không gặp bất kỳ khó khăn nào. 

Dễ dàng tiếp cận, sử dụng 

Hoạt động đào tạo và phát triển không nên bị trì trệ. Nhân viên cần có khả năng học hỏi bất cứ khi nào và ở bất kỳ đâu họ muốn. Với việc sử dụng tích hợp LMS và LXP, nhân viên sẽ có khả năng tiếp cận đào tạo một cách linh hoạt ngay cả khi họ đang di chuyển. Các khóa học trong LMS được cung cấp sẵn có trong LXP giúp người dùng có thể truy cập chỉ bằng một cú nhấp chuột, dễ dàng thông qua điện thoại, máy tính bảng hoặc máy tính xách tay,… 

Xem thêm: Tại sao nên chọn hệ thống quản lý học tập Welearning khi triển khai đào tạo nhân sự?

Việc sử dụng hệ thống nào còn tùy thuộc vào nhu cầu và các yếu tố khách quan của kế hoạch đào tạo, bởi LMS và LXP đều có những ưu – nhược điểm riêng. Các nhà quản lý cần phân tích kỹ trước khi lựa chọn triển khai để tối ưu nguồn lực cần thiết dành cho công tác đào tạo và phát triển nhân sự. 

Liên hệ OES – Công ty CP Dịch vụ Đào tạo Trực tuyến hàng đầu Việt Nam để nhận được tư vấn kỹ lưỡng nhất về e-Learning và số hóa bài giảng! 

Subscribe
Notify of
guest
0 Góp ý
Inline Feedbacks
View all comments

Bài viết liên quan

X
OES

Nhận thông báo về những Khóa học mới nhất

DMCA.com Protection Status

Error: Contact form not found.

Đăng ký nhận tư vấn Khóa học

Đăng ký nhận tư vấn Khóa học

0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x