Thiết kế bài giảng điện tử là một trong những khía cạnh quan trọng của hệ thống bài giảng trực tuyến. Nếu không có nó, việc xây dựng bài giảng e-Learning sẽ chỉ đơn thuần là những hình ảnh, con chữ cứng nhắc hiện trên màn hình. Vì vậy, trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu 5 bước thiết kế bài giảng điện tử cho doanh nghiệp nhé.
Xem thêm: Khám phá các định dạng số hoá tốt nhất cho thiết kế bài giảng điện tử
Thiết kế bài giảng điện tử là gì?
Hiểu đơn giản bài giảng điện tử (hoặc bài giảng e–Learning) là một nội dung giảng dạy, bài giảng có cấu trúc hoặc trải nghiệm được cung cấp bằng điện tử. Người học sẽ tham gia học trực tuyến mọi lúc, mọi nơi có Internet và thiết bị điện tử.
Việc thiết kế bài giảng điện từ là việc chuyển hóa từ các nội dung đào tạo có sẵn trong các lớp học trực tiếp, truyền thống sang các khóa học được số hóa và được sử dụng trên các hệ thống quản lý đào tạo (LMS). Bài giảng điện tử có thể được cung cấp ở nhiều định dạng khác nhau, bao gồm các trang tài liệu online chỉ có văn bản, các trang trình chiếu, các bản ghi; hay các nội dung được quay hình và các bài giảng tương tác được thiết kế theo chuẩn e–Learning.
Tại sao cần thiết kế bài giảng điện tử?
Việc thiết kế bài giảng điện tử (bài giảng e-Learning) sẽ giúp hoạt động giảng dạy đào tạo trở nên hiệu quả và dễ dàng hơn. Không chỉ tiết kiệm thời gian chi phí, đầu tư một lần dùng nhiều lần, mà còn giúp đảm bảo chất lượng nội dung đào tạo. Việc áp dụng bài giảng điện tử vào đào tạo trong doanh nghiệp đem lại nhiều lợi ích.
Lợi ích dành cho doanh nghiệp
Trong môi trường doanh nghiệp, việc áp dụng công nghệ tạo ra nhiều kết quả tích cực. Dưới đây là một số thống kê cho thấy những lợi ích của việc áp dụng Bài giảng điện tử trong môi trường Doanh nghiệp:
- Mỗi xu chi cho đào tạo trực tuyến dẫn đến tăng 30 đô la đầu ra
- Các công ty đã gia tăng được khoảng 18% sự tham gia hoạt động đào tạo của nhân viên bằng cách áp dụng các công nghệ e-Learning.
- Hiện tại, hơn 41,7% các tổ chức trong danh sách Fortune 500 toàn cầu sử dụng các nền tảng e–Learning để đào tạo nhân viên của họ.
- 72% doanh nghiệp tin rằng e–Learning giúp họ duy trì lợi thế cạnh tranh bằng cách theo kịp sự thay đổi của công nghệ.
- Vào năm 2017, khoảng 77% các tập đoàn đã sử dụng e-Learning, nhưng 98% đã lên kế hoạch triển khai trong doanh nghiệp của họ vào năm 2020.
- Học trực tuyến tăng tỷ lệ duy trì lên 25-60%.
- Một cuộc khảo sát với 2500 công ty cho thấy những công ty có “chương trình đào tạo toàn diện” có doanh thu trên mỗi nhân viên cao hơn 218% và tỷ suất lợi nhuận cao hơn 24%.
Lợi ích dành cho học viên
Ngoài những thống kê trên, Bài giảng điện tử cũng thu hút và đem lại nhiều giá trị cho người tham dự:
- Giúp người học ghi nhớ tốt hơn: Một số thống kê cho thấy học trực tuyến thông qua các phương pháp khác nhau thường yêu cầu ít thời gian hơn 40–60% so với học trên lớp truyền thống. Ngoài ra, với eLearning, ứng viên học tài liệu nhiều hơn gần 5 lần mà không tăng thời gian đào tạo. Điều này chứng tỏ học viên tiếp cận kiến thức từ bài giảng điện tử nhanh gấp nhiều lần so với các nội dung truyền thống.
- Thu hút người học: Học viên khi tham gia các Bài giảng điện tử được thiết kế đa dạng về hình thức cũng cho thấy có thể hoàn thành nhanh hơn gần 60% so với các bài học trực tiếp. Các khóa học trực tiếp kéo dài và mệt mỏi đối với học viên trên toàn thế giới, ở bất kì ngành nghề và đối tượng nào. Bởi vì học viên có thể làm việc theo tốc độ của riêng họ, nên việc học trực tuyến có thể giúp họ hoàn thành nhanh hơn đáng kể so với các khóa học kéo dài theo phương pháp truyền thống. Họ có thể làm chủ việc học của mình, và điều chỉnh cách tiếp thu kiến thức phù hợp với bản thân, từ đó dẫn đến sự chủ động hơn trong học tập.
- Gia tăng trải nghiệm học tập: Các bài giảng điện tử không chỉ thu hút học viên hơn. Mà các tài liệu đào tạo sau khi được chuyển hóa thành các Bài giảng điện tử sẽ được chuẩn hóa về nội dung, chất lượng. Không chỉ vậy các hoạt động tương tác trong bài giảng điện tử cũng sẽ khiến chất lượng bài học gia tăng và đem lại trải nghiệm học tập tốt hơn cho học viên.
Cách làm bài giảng điện tử trong 5 bước
Trước khi thiết kế một bài giảng điện tử, chắc chắn trước đó chúng ta cần phải lên kế hoạch, khảo sát và quyết định những nội dung nào sẽ được sử dụng. Và sau đây là 6 bước chi tiết giúp bạn xây dựng một bài giảng điện tử chuẩn e-Learning
Xác định rõ nhu cầu đào tạo
Việc bắt đầu triển khai thiết kế bài giảng điện tử hay bất kỳ dự án đào tạo nào, đặc biệt là các chương trình đào tạo quy mô lớn. Bạn sẽ rất dễ bị choáng ngợp khi cố gắng trình bày ý tưởng của mình, lấy được sự đồng thuận của các bên liên quan về tất cả những nội dung mà bạn thấy rằng cần thiết phải triển khai. Nhất là khi bạn đang nhắm đến nhiều đối tượng học viên khác nhau, nhiều chủ đề khác nhau và bằng nhiều cách thức khác nhau. Điều bạn cần làm là trả lời các câu hỏi sau để xác định rõ đâu là nội dung bạn cần làm trước:
- Những chủ đề nào sẽ được đề cập trong bài giảng. Ai là người cung cấp nó.
- Học viên là ai
- Học viên có thể làm gì sau khi tham gia đào tạo
- Học viên sẽ học bằng hình thức nào (e-Learning, Blended-learning)
- Có thể đo lường quá trình và kết quả đào tạo bằng cách nào.
Tổng hợp nội dung cho bài giảng
Bước đầu tiên trong việc thiết kế bài giảng e–Learning hay bất kỳ nội dung đào tạo nào chính là tổng hợp các nội dung thô. Bước này sẽ là cơ sở để xác định chủ đề nào được đề cập trong quá trình đào tạo. Với những người mới, thường có một sai lầm dễ mắc phải đó chính là họ cho rằng những chuyên gia về chủ đề trong nội dung đào tạo sẽ cung cấp tất cả nội dung mà họ cần để thiết kế Bài giảng e-Learning.
Sự thật là, những chuyên gia mà bạn nghĩ có thể cung cấp toàn bộ nội dung đào tạo sẽ chỉ có thể cung cấp cho bạn một số nội dung, kinh nghiệm thực hành hoặc quy trình. Bạn đừng nên mong đợi những nội dung có sẵn này sẽ giúp bạn dễ dàng thiết kế một bài giảng điện tử tuyệt vời dành cho người học.
Thực tế người làm e–Learning (thiết kế bài giảng điện tử) không chỉ thu thập thông tin mà còn là người tạo ra nội dung. Dưới đây là một số cách giúp bạn tổng hợp lên nội dung đào tạo:
- Trao đổi với những chuyên gia trong chủ đề. Tất nhiên không phải dựa hoàn toàn vào họ nhưng họ có nhiều kiến thức về chủ đề bạn mong muốn. Và hãy chú ý không phải hoàn toàn những điều mà họ đề cập sẽ cần thiết, thông thường, chúng sẽ bao gồm nhiều thông tin dễ biết mà người học không thực sự cần.
- Đánh giá xem nội dung bạn tổng hợp có phù hợp với những hướng dẫn, quy trình hiện có của đơn vị, tổ chức bạn đang làm việc không. Thông thường sẽ có những điểm khác biệt giữa quy trình trong các doanh nghiệp với các phương pháp mà bạn tìm được. Việc của bạn là phải điều trình làm sao cho phù hợp.
- Nếu bạn đang lên chương trình đào tạo về một nghiệp vụ hoặc quy trình cụ thể, thì việc phân tích nghiệp vụ là cách tốt nhất để xác định một cách hệ thống từng nhiệm vụ, quy trình mà người học cần thực hiện.
- Và cuối cùng là trao đổi với học viên, với những người đã nắm vững những chủ đề hoặc quy trình bạn đang triển khai để thu thập thêm nội dung đào tạo. Khi bạn trao đổi với những người học, bạn có thể sẽ biết thêm được những thách thức họ đang gặp phải hay những khó khăn mà họ phải vượt qua những thách thức đó. Việc này sẽ giúp bạn tổng hợp được nội dung đào tạo thực tế với học viên
Xây dựng Storyboard
Sau khi bạn đã phân tích nhu cầu, thu thập nội dung thiết kế. Và bây giờ bạn đã sẵn sàng bắt đầu thiết kế bài giảng điện tử (bài giảng e-Learning) đầu tiên của mình?
Bạn sẽ bắt đầu mở trang Word hay mở PowerPoint và bắt đầu với những trang trình chiếu?
Điều bạn cần làm lúc này là xây dựng Storyboard. Giống như kiến trúc sư trước khi xây nhà họ sẽ làm lên bản thảo vậy, ngôi nhà bao nhiêu tâng, bao nhiêu phòng,…. Storyboard giống như một bản thiết kế cho bài giảng e–Learning của bạn. Việc này không chỉ giúp bạn lên ý tưởng cho bài giảng, mà cũng rất tiện lợi khi đưa bản thảo lên các cấp cao hơn để kiểm duyệt.
Vậy Storyboard trong e–Learning là gì?
Storyboard e–Learning đơn giản là một tài liệu viết phác thảo nội dung học tập, từng Slide hoặc từng màn hình. Mục đích bảng phân cảnh là cung cấp cho bạn và các bên liên quan và chuyên gia (giảng viên) về chủ để của khóa học sẽ được diễn ra như thế nào, cách trình bày ra sao. Storyboard giúp những người đánh giá dễ dàng thay đổi, chỉnh sửa nội dung khóa học trước khi bắt đầu thiết kế bài giảng điện tử.
Bạn có thể thực hiện theo các bước sau:
Bước 1. Xây dựng dàn ý cho Bài giảng điện tử
Tạo dàn ý cho nội dung Bài giảng sẽ giúp bạn hình dung nội dung của mình sẽ nhìn như thế nào, được cấu trúc ra sao và các chủ đề liên kết với nhau bằng cách nào. Đây cũng là thời điểm bạn xác định những nội dung nào bạn sẽ cho nội dung tương tác hoặc nội dung nào cần trình bày trực quan trên màn hình.
Bước 2. Chọn định dạng bài giảng bạn muốn sử dụng
Mỗi định dạng e–Learning sẽ có ưu, nhược điểm riêng. Và một bài giảng điện tử có thể có nhiều định dạng khác nhau, việc lựa chọn định dạng cho nội dung nào còn phụ thuộc mục đích và từng nội dung
Bước 3. Trình bày Storyboard
Sau 2 bước trên bạn có thể bắt đầu viết Storyboard cho Bài giảng điện tử của mình. Viết Storyboard đầu tiên cho các phân cảnh bài giảng có thể là công việc mất thời gian và nhiều công sức nhất trong quá trình bạn Thiết kế bài giảng điện tử (bài giảng e-Learning). Có 2 hình thức thể hiện Storyboard là dạng chữ viết thông thường và dạng minh họa hình ảnh:
- Dạng chữ viết thông thường
Nguồn: The e-Learning designer’s handbook
- Dạng minh hoạ hình ảnh
Nguồn: The e-Learning designer’s handbook
Xây dựng bài giảng điện tử (bài giảng e–Learning)
Bước đầu tiên trong việc xây dựng bài giảng e–Learning là chọn lựa những công cụ bạn sẽ dùng để thiết kế bài giảng.
Hiểu đơn giản các công cụ biên soạn e–Learning là các chương trình phần mềm chuyên dụng được thiết kế dành riêng cho việc tạo nội dung học tập kỹ thuật số tương tác (Bài giảng điện tử, bài giảng eLearning). Có rất nhiều công cụ trên thị trường, bạn phải lựa chọn công cụ phù hợp với mong muốn của mình
Các công cụ thiết kế Bài giảng e–Learning được chia thành 3 loại chính:
- Phần mềm cài đặt trên máy tính: Là các chương trình độc lập, giúp bạn tạo các tương tác và nội dung e–Learning tùy chỉnh mạnh mẽ như Articulate Storyline, Adobe Captivate, Lectora,…
- Phần mềm online: Những công cụ này được sử dụng trên nền tảng website và tạo được các thiết bị đáp ứng nội dung e–Learning như Rise, Lectora Online, Gôm Learning..
- Phần mềm tích hợp với Powerpoint: Các công cụ này là các dạng tiện ích bổ sung của PowerPoint, cho phép bạn chuyển đổi và xuất bản từ file Powerpoint sang các nội dung e–Learning tương tác.
Ngoài các công cụ thiết kế bài giảng nêu trên bạn cũng cần biết thêm một số công cụ khác phục vụ việc triển xây dựng bài giảng điện tử như:
- Các công cụ thiết kế: Adobe Illustrator, PowerPoint, Canva..
- Công cụ quay màn hình: Camtasia, Snagit, Replay,…
- Công cụ chỉnh sửa video: Camtasia, Replay, iMovie, Adobe Premiere Pro,…
- Công cụ thu và chỉnh sửa Audio: Camtasia, Audacity, GarageBand, Adobe Audition,…
- Công cụ chỉnh sửa hình ảnh: Adobe Photoshop, PowerPoint, Snagit,…
Bước thứ hai, xây dựng một đoạn nội dung Demo. Sau khi lựa chọn được công cụ phù hợp để thiết kế bài giảng, bạn cần thiết kế trước một đoạn nội dung Demo để giúp các bên liên quan xem trước Bài giảng sẽ như thế nào, cách trình bày nội dung và tương tác ra sao. Để có thể chỉnh sửa và kiểm duyệt lần cuối trước khi bạn bắt đầu tiến hành xây dựng toàn bộ Bài giảng điện tử của mình
Bước cuối, chọn một định dạng Demo được chọn để thiết kế toàn bộ Bài giảng e–Learning
Đánh giá và chỉnh sửa
Thực tế trong mỗi bước, khi trao đổi và kiểm duyệt bởi các bên liên quan thì việc đánh giá và chỉnh sửa sẽ luôn có mặt ở mọi bước. Việc này đảm bảo cho công việc thiết kế bài giảng của bạn được trôi chảy và không mất nhiều thời gian trong nhũng bước về sau.
Xem thêm: Làm chủ quy trình số hóa tài liệu trong thế kỷ 21
Giải pháp thiết kế bài giảng điện tử đơn giản nhất
Như bạn thấy để có thể xây dựng bài giảng điện tử (bài giảng e-Learning) là một hoạt động không hề dễ dàng. Bạn không chỉ mất nhiều thời gian, công sức trong việc nghiên cứu, lên kế hoạch, tổng hợp nội dung và triển khai Outline khóa học…những công việc chuyên môn của bạn. Mà trong việc thiết kế bài giảng điện tử (e-Learning) bạn cũng không chỉ sử dụng 1 công cụ thiết kế mà bạn phải sử dụng rất nhiều công cụ khác để có thể Thiết kế một bài giảng e–Learning hoàn chỉnh. Việc tạo ra một nội dung chuẩn e–Learning rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng bài giảng và chất lượng của học viên. Nếu không việc áp dụng e–Learning sẽ phản tác dụng và ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động đào tạo và hiệu suất của doanh nghiệp.
Một lựa chọn khác sẽ giúp anh chị Thiết kế bài giảng điện tử (bài giảng e–Learning) đạt chất lượng tốt là thuê các đơn vị chuyên môn. Việc này không chỉ giúp anh chị tiết kiệm thời gian, tập trung vào công việc chuyên môn của mình là định hướng, lập kế hoạch, triển khai và giám sát hoạt động đào tạo. Mà còn giúp bài giảng e–Learning đạt chất lượng cao, đem lại hiệu quả như mong đợi.
Xem thêm: Lựa chọn đơn vị thiết kế bài giảng e-Learning – 3 yếu tố quan trọng doanh nghiệp cần nắm rõ
Với hơn 70 nhân sự chuyên môn bao gồm: Điều phối dự án, Biên tập nội dung, Thiết kế hình ảnh, Thiết kế chuyển động (Motion, Animation), Quay dựng Video, Thiết kế và tạo tương tác e–Leanring cùng đội ngũ hơn 10 năm kinh nghiệm trong ngành e–Learning chắc chắn sẽ khiến anh chị yên tâm về chất lượng bài giảng điện tử (bài giảng e–Leanring). Hãy liên hệ với OES – Công ty Cổ phần Dịch vụ đào tạo trực tuyến hàng đầu Việt Nam để nhận được tư vấn chuyên sâu và triển khai e–Learning ngay hôm nay.