Trải nghiệm học tập nhập vai không chỉ đơn thuần là việc truyền đạt kiến thức, mà còn liên quan chặt chẽ đến việc thay đổi hành vi, tạo ra sự thay đổi tích cực trong cách làm việc và tương tác của nhân viên. Điều này đem đến một loạt các thách thức và cơ hội đối với các doanh nghiệp muốn tạo ra những trải nghiệm học tập thú vị, thúc đẩy sự phát triển cá nhân và nâng cao hiệu suất làm việc. Vậy làm sao để thiết kế trải nghiệm học tập nhập vai hiệu quả nhất? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết này nhé.
Xem thêm:Bắt kịp xu hướng quản trị nguồn nhân lực hiện nay với Learning Data
Xác định các hành vi hiệu suất chính
Hành vi hiệu suất chính (Core Performance Behaviors) là các hành động và thái độ mà một người hoặc một nhóm người thực hiện để đạt được mục tiêu công việc, đáp ứng các tiêu chuẩn hiệu suất, và góp phần vào thành công tổ chức. Đây là những hành vi và kỹ năng quan trọng mà người lao động cần thể hiện để thực hiện công việc một cách xuất sắc và mang lại giá trị cho tổ chức.
Các hành vi hiệu suất chính có thể khác nhau tùy theo ngành công việc và vị trí công việc cụ thể, ví dụ như:
- Nắm vững kiến thức sản phẩm hoặc dịch vụ
- Tuân thủ các quy tắc và quy định
- Cải thiện hiệu suất làm việc
- …
Việc xác định và hiểu rõ những hành vi hiệu suất cụ thể này đóng vai trò quan trọng, giúp doanh nghiệp định hình nội dung và cung cấp trải nghiệm học tập sao cho chúng hướng đến mục tiêu một cách trực tiếp nhất.
Đánh giá sở thích của nhân viên
Mỗi nhân viên đều có cách học và sở thích riêng biệt khi tiếp cận kiến thức mới. Điều này đặt ra một thách thức cho doanh nghiệp trong việc cung cấp trải nghiệm học tập đa dạng và phù hợp.
Đánh giá sở thích học tập của nhân viên sẽ giúp doanh nghiệp xác định xem họ có xu hướng học qua việc tham gia các khóa học trực tuyến, hay họ muốn có sự hỗ trợ cá nhân hóa từ giảng viên hoặc đồng nghiệp. Nhờ vậy, doanh nghiệp có thể dễ dàng tạo ra các module học tập linh hoạt hoặc kế hoạch đào tạo được thiết kế để phù hợp với nhiều phong cách học tập khác nhau.
Không chỉ vậy, đánh giá sở thích và mong muốn của nhân viên cũng giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về những mục tiêu cá nhân của họ trong quá trình học tập và phát triển. Dựa vào đó, doanh nghiệp sẽ tạo ra các kế hoạch đào tạo được tùy chỉnh dựa trên các mục tiêu này, cũng như tạo động lực mạnh mẽ cho nhân viên tham gia vào quá trình học tập.
Xem thêm: 4 cách thiết kế bài giảng điện tử e-Learning tăng trải nghiệm học tập nhập vai
Đánh giá ngân sách đào tạo VR
Đối với doanh nghiệp đang xem xét sử dụng thực tế ảo (VR) trong quá trình đào tạo, việc xác định ngân sách có thể quyết định liệu sự đầu tư vào VR có đem lại giá trị và lợi ích đáng kể hay không.
Một trong những yếu tố quan trọng khi đánh giá ngân sách đào tạo VR là xác định rõ mục tiêu học tập của doanh nghiệp, để cân nhắc việc sử dụng VR có thể giúp cải thiện hiệu suất hoặc kiến thức của nhân viên hay không. Nếu VR có khả năng cung cấp một trải nghiệm học tập tương tác và tiếp cận chân thực hơn thì đây có thể là một lựa chọn tốt để đầu tư.
Tuy nhiên, việc sử dụng VR cũng đi kèm với chi phí cao hơn so với các phương pháp đào tạo truyền thống. Ngoài ra, việc đánh giá ngân sách cũng liên quan đến việc xem xét các tùy chọn khác nhau trong việc triển khai VR, như việc thuê hoặc mua thiết bị, phát triển nội dung, đảm bảo tính tương thích với hệ thống học tập hiện có. Do đó, việc đánh giá ngân sách trở nên quan trọng để đảm bảo rằng sự đầu tư này có ý nghĩa và không làm lãng phí tài nguyên của doanh nghiệp.
Xem xét các tài nguyên đào tạo trực tuyến hỗ trợ hiện có
Một trong những lợi ích chính của việc sử dụng các tài nguyên đào tạo trực tuyến có sẵn là khả năng tiết kiệm thời gian và nguồn lực trong quá trình thiết kế và phát triển nội dung học tập. Thay vì tạo mọi khía cạnh của trải nghiệm học tập từ đầu, doanh nghiệp có thể sử dụng những tài nguyên đã tồn tại để tạo ra trải nghiệm học tập tổng hợp và đa dạng hơn.
Tuy nhiên, việc xem xét các tài nguyên này cũng đòi hỏi một quá trình lựa chọn cẩn thận. Doanh nghiệp cần đảm bảo rằng các tài nguyên này phù hợp với mục tiêu học tập và nội dung đã được thiết kế thông qua việc đánh giá tính tương thích về nội dung, phong cách học tập, hay mức độ phù hợp với mục tiêu đào tạo của doanh nghiệp.
Tóm lại, mục tiêu cuối cùng của việc xem xét các tài nguyên đào tạo trực tuyến có sẵn là tối ưu hóa trải nghiệm học tập và đảm bảo rằng nhân viên có cơ hội tiếp cận các tài liệu và thông tin học tập chất lượng, mà không phải bỏ thời gian và công sức vào việc tạo mới từ đầu.
Xác định các “lỗ hổng” trong chiến lược đào tạo trực tuyến
Để đảm bảo rằng trải nghiệm học tập nhập vai được thiết kế và triển khai một cách hiệu quả nhất, doanh nghiệp nên tập trung xác định những điểm yếu và “lỗ hổng” có thể cần được cải thiện trong chiến lược đào tạo. Một số khía cạnh doanh nghiệp có thể xem xét như:
- Chất lượng nội dung không phản ánh đầy đủ kiến thức và kỹ năng cần thiết hoặc không được cập nhật đúng thời gian.
- Các yếu tố tương tác như bài giảng trực tiếp, bài tập thực hành và thảo luận,… không được kết hợp trong trải nghiệm học tập.
- Chiến lược đào tạo trực tuyến chỉ tập trung vào một phong cách học tập hoặc nền tảng duy nhất.
- Khả năng đo lường và theo dõi không đủ để đánh giá hiệu suất học tập và thu thập dữ liệu liên quan.
- …
Tìm đến các đơn vị cung cấp giải pháp e-Learning
Việc tìm đến các đơn vị có chuyên môn trong lĩnh vực này sẽ giúp doanh nghiệp chọn lựa những giải pháp học tập phù hợp nhất với mục tiêu và nhu cầu cụ thể của họ. Những đơn vị cung cấp giải pháp e-Learning thường có kiến thức sâu về các phong cách học tập, công nghệ mới, và xu hướng trong ngành.
Hơn nữa, việc hợp tác với các đơn vị cung cấp e-Learning giúp đảm bảo rằng trải nghiệm học tập được thiết kế và triển khai một cách hiệu quả. Điều này bao gồm tích hợp dễ dàng vào hệ thống hiện có của doanh nghiệp, cung cấp hỗ trợ kỹ thuật, đảm bảo rằng nội dung học tập đáp ứng được các tiêu chuẩn chất lượng,…
Không chỉ vậy, việc lựa chọn đúng đơn vị cung cấp e-Learning cũng đồng nghĩa với việc đảm bảo rằng giá trị đầu tư của doanh nghiệp được tối ưu hóa. Mặc dù có thể có một số chi phí liên quan đến quá trình hợp tác này, nhưng giá trị dài hạn mà doanh nghiệp có thể thu được từ việc cung cấp một trải nghiệm học tập chất lượng và hiệu quả cho nhân viên của họ thường là đáng kể.
Với đội ngũ trên 70 nhân sự giàu kinh nghiệm triển khai thực tế và giàu nhiệt huyết phát triển Hệ thống phần mềm LMS, số hóa nội dung, thiết kế trải nghiệm học tập, phân tích dữ liệu…, OES tự tin khẳng định là đối tác phù hợp nhất cho các doanh nghiệp có nhu cầu tìm kiếm giải pháp e-Learning toàn diện.
Xem thêm: Lựa chọn đơn vị thiết kế bài giảng e-Learning – 3 yếu tố quan trọng doanh nghiệp cần nắm rõ
Kết
Việc thiết kế trải nghiệm học tập nhập vai hiệu quả không chỉ là một thách thức mà còn là cơ hội để doanh nghiệp và tổ chức đào tạo phát triển và phát triển nhân viên một cách bền vững. Liên hệ OES – Công ty Cổ phần Dịch vụ Đào tạo Trực tuyến hàng đầu Việt Nam để nhận được tư vấn về triển khai giải pháp e-Learning cho doanh nghiệp ngay hôm nay!