4 cách thiết kế bài giảng điện tử e-Learning tăng trải nghiệm học tập nhập vai
SELECT MENU

Cộng đồng E-learning

4 cách thiết kế bài giảng điện tử e-Learning tăng trải nghiệm học tập nhập vai

Bài giảng điện tử ngày càng trở nên phổ biến trong việc cung cấp kiến thức và kỹ năng cho người học trên khắp thế giới. Để đạt được hiệu quả tốt nhất, việc tăng trải nghiệm học tập nhập vai đóng vai trò quan trọng. Với sự phát triển của công nghệ và các phương pháp mới, có 4 cách thiết kế bài giảng điện tử e-Learning đột phá giúp người học tập trung cao độ trong quá trình học tập và tham gia một cách tích cực. Trong bài viết này, hãy cùng OES tìm hiểu xem đó là 4 cách thiết kế nào nhé! 

Xem thêm: Thiết kế bài giảng điện tử cho doanh nghiệp chi tiết trong 5 bước

Mô phỏng – Cách thiết kế bài giảng điện tử e-Learning

Từ lần đầu tiên được áp dụng để đào tạo phi công vào năm 1947, mô phỏng đã phát triển đáng kể. Ngày nay, với sự tiến bộ của phần mềm, thông qua mô phỏng, người học từ các ngành công nghiệp khác nhau có thể rèn luyện và cải thiện kỹ năng của mình trước khi áp dụng chúng vào thực tế. Điều này đặc biệt hữu ích đối với các ngành công nghiệp như hóa chất, dược phẩm, sản xuất ô tô và xây dựng, khi những sai sót có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng. 

Trong thiết kế bài giảng điện tử e-Learning, áp dụng mô phỏng giúp tăng trải nghiệm học tập nhập vai bằng cách: 

  • Cho phép người học thực hành kỹ năng thực tế: Họ có thể áp dụng kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề, đối mặt với tình huống phức tạp và đưa ra quyết định trong môi trường ảo. Việc thực hành như vậy giúp người học nắm vững kỹ năng và tăng tính tự tin khi đối mặt với tình huống thực tế. 
  • Gia tăng sự tập trung và sự tương tác: Mô phỏng tạo ra một môi trường học tập “động”, nơi người học cần tập trung vào việc giải quyết các vấn đề và đưa ra quyết định. Họ phải tương tác với các yếu tố trong môi trường học tập đó, đưa ra nhận định và rút ra kết luận từ các tình huống mô phỏng. Từ đó sự tập trung được củng cố cũng như các tương tác tích cực của người học càng được thúc đẩy.

Học tập dựa trên trò chơi Gamification 

Trong thiết kế bài giảng điện tử, Gamification là việc áp dụng yếu tố trò chơi và cách thức chơi game vào quá trình học tập để tạo ra trải nghiệm thú vị, đầy tính tương tác và hấp dẫn hơn. Để tăng trải nghiệm học tập nhập vai, Gamification cho phép:  

  • Tạo sự hứng thú và thách thức cho người học: Gamification đưa vào các yếu tố trò chơi như điểm số, cấp độ, nhiệm vụ, thưởng, và thách thức để kích thích sự hứng thú và tinh thần tham gia của người học. Điều này giúp người học cảm thấy hứng khởi và có mục tiêu rõ ràng trong quá trình học. Ví dụ như trong một khóa học về quản lý dự án, điểm số và cấp độ có thể được lồng ghép trong quá trình học tập. Người học có thể kiếm điểm thông qua hoàn thành các bài tập, đạt thành tích cao trong các bài kiểm tra, và hoàn thành nhiệm vụ. Việc áp dụng những yếu tố này sẽ giúp người học tự xác định được mục tiêu rõ ràng mà để họ cố gắng đạt được.  
  • Cung cấp phản hồi liên tục về hiệu suất và tiến độ học tập: Nếu đạt được kết quả tốt, điểm số cao, hoàn thành nhiệm vụ đúng hạn, người học sẽ nhận được phản hồi tích cực. Trong trường hợp ngược lại, nếu không đạt kết quả như mong đợi, họ sẽ nhận được phản hồi mang tính xây dựng. Việc nhận được phản hồi nhanh chóng về kết quả và tiến bộ của mình giúp người học có cái nhìn rõ ràng về mức độ thành công và điều chỉnh học tập theo cách thích hợp. 
  • Xây dựng cộng đồng học tập hợp tác và cạnh tranh: Bằng cách áp dụng các yếu tố như bảng xếp hạng, thảo luận nhóm, và thưởng cho thành tích cá nhân và nhóm, Gamification tạo ra sự gắn kết giữa các thành viên trong cộng đồng học tập và tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh.

Thực tế tăng cường/Thực tế ảo (AR/VR) trong thiết kế bài giảng điện tử e-Learning

Áp dụng AR/VR trong thiết kế bài giảng điện tử là việc sử dụng công nghệ thực tế tăng cường (Augmented Reality – AR) và thực tế ảo (Virtual Reality – VR) để tạo ra trải nghiệm học tập chân thực hơn. AR/VR cho phép người học tương tác với nội dung học tập thông qua việc sử dụng thiết bị hiển thị đặc biệt như kính AR hoặc kính VR.  

AR cho phép người học xem và tương tác với nội dung ảo trên nền tảng là thế giới thực. VR tạo ra một môi trường hoàn toàn ảo, trong đó người học có thể hoàn toàn đắm mình vào một không gian học tập ảo. AR/VR giúp tăng trải nghiệm học tập nhập vai cho người học bằng cách: 

  • Cung cấp cho họ môi trường học tập trực quan và tự nhiên: Người học có thể tương tác với nội dung học tập thông qua các trải nghiệm chân thực, tạo cảm giác như đang ở trong một môi trường thực tế. Những yếu tố này sẽ giúp tăng tính hấp dẫn và giữ cho người học tập trung hơn trong quá trình học. 
  • Loại bỏ những phiền nhiễu từ môi trường xung quanh: AR/VR tạo ra một môi trường học tập độc lập, giúp người học có thể tập trung hoàn toàn vào nội dung học tập và không bị xao nhãng bởi các yếu tố bên ngoài.  
  • Cung cấp các tình huống và kịch bản học tập khác nhau: AR/VR cho phép người học thử nghiệm và áp dụng kiến thức của mình trong các tình huống thực tế. Điều này giúp đa dạng hóa quá trình học tập và định hướng người học trong việc áp dụng kiến thức vào thực tế.

Video 360 độ 

Nghiên cứu của công ty Visme cho thấy rằng 67% các giáo viên đã sử dụng video 360 độ trong quá trình giảng dạy để tạo trải nghiệm học tập sống động và tăng sự tham gia của học sinh. Có thể nói, Video 360 độ đang trở thành một công cụ học tập hấp dẫn và vô cùng tiềm năng trong lĩnh vực giáo dục, nhất là việc thiết kế bài giảng điện tử. 

Video 360 độ là những video được ghi lại từ góc quay 360 độ, thay vì chỉ nhìn vào một khung hình tĩnh, người xem có thể tương tác với video bằng cách kéo chuột hoặc di chuyển điện thoại di động của mình để khám phá không gian xung quanh. Ví dụ như trong quá trình đào tạo người lao động, video 360 độ có thể được sử dụng để cung cấp các tình huống thực tế, như công trường xây dựng hoặc môi trường làm việc nguy hiểm. Người học có thể tham gia vào một tình huống an toàn ảo, tìm hiểu về các quy tắc và quy trình an toàn, và áp dụng kiến thức đó trong môi trường thực tế. 

Trong thiết kế bài giảng điện tử e-Learning, video 360 giúp người học:  

  • Gia tăng trải nghiệm thực tế và tương tác: Video 360 độ cho phép người học trải nghiệm gần như thực tế khi họ có thể quan sát và khám phá môi trường ảo. Tuy nhiên, không giống với AR/VR, video 360 độ tạo ra sự tham gia vào một không gian ảo mà không yêu cầu một thiết bị đặc biệt. 
  • Khám phá không gian địa lý: Người học có thể khám phá và hiểu rõ hơn về các vị trí địa lý, như tòa nhà, địa điểm du lịch, hoặc môi trường làm việc thông qua video 360 độ. Họ có thể di chuyển trong không gian ảo và xem từ các góc nhìn khác nhau, giúp họ hình dung và hiểu sâu về môi trường thực tế. 
  • Sở hữu cái nhìn đa chiều về thông tin: Với video 360 độ, người học có thể nhìn thấy những điều đang xảy ra đồng thời từ nhiều góc độ khác nhau. Họ có thể quan sát các sự kiện, hành động, hoặc quá trình diễn ra đồng thời, cung cấp cho họ một cái nhìn toàn diện và đa chiều về nội dung. 

Xem thêm: Thiết kế bài giảng điện tử đã phát triển như thế nào trong thời đại 4.0 

Kết 

Trên hành trình chinh phục tri thức, việc tăng trải nghiệm học tập nhập vai là một yếu tố quan trọng để đem đến sự hứng thú và động lực cho người học. Bằng cách áp dụng 4 cách thiết kế bài giảng điện tử e-Learning đột phá, chắc chắn các doanh nghiệp có thể mở ra cánh cửa của sự khám phá và trải nghiệm đích thực cho người học của mình. 

Để được tư vấn thêm các thông tin chi tiết về xây dựng bài giảng điện tử và hệ thống đào tạo trực tuyến e-Learning, hãy liên hệ OES – Công ty Cổ phần Dịch vụ Đào tạo trực tuyến  – đơn vị đi đầu trong lĩnh vực cung cấp các giải pháp phát triển nguồn lực cho các tổ chức, doanh nghiệp hiện nay.  

Bài viết liên quan

×
OES

Nhận thông báo về những Khóa học mới nhất

Error: Contact form not found.

Đăng ký nhận tư vấn Khóa học

Đăng ký nhận tư vấn Khóa học

0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x