Bắt kịp xu hướng quản trị nguồn nhân lực hiện nay với Learning Data
SELECT MENU

Cộng đồng E-learning

Bắt kịp xu hướng quản trị nguồn nhân lực hiện nay với Learning Data

Các nhà quản lý ngày nay đối mặt với một loạt thách thức đa dạng, từ việc giữ chân nhân viên tài năng, đào tạo họ để phát triển kỹ năng mới, đến việc đảm bảo rằng nhân lực của họ thích nghi với sự biến đổi liên tục trong môi trường kinh doanh. Làm thế nào để quản trị nguồn nhân lực hiệu quả trong bối cảnh này? Một phần của câu trả lời nằm ở việc sử dụng Learning Data. Đây là nguồn thông tin quý báu về hoạt động học tập và đào tạo của nhân viên, không chỉ giúp doanh nghiệp đo lường hiệu suất học tập, mà còn giúp xác định cơ hội cải tiến, dự đoán nhu cầu tương lai, và tối ưu hóa việc sử dụng nguồn lực. Hãy cùng khám phá xu hướng quản trị nguồn nhân lực hiện nay với Learning Data nhé. 

Xem thêm: Xu hướng L&D hàng đầu 2023: Phân tích học tập – Learning Analytics

Vì sao Learning Data lại cần thiết đối với doanh nghiệp?

Doanh nghiệp có biết rằng, mỗi năm có hàng trăm tỷ USD bị lãng phí vì hoạt động đào tạo và phát triển không hiệu quả? Đó là con số ấn tượng được thống kê theo một nghiên cứu của IBM. Đằng sau con số này là một thực tế rõ ràng: doanh nghiệp cần phải làm tốt hơn trong việc quản trị và phát triển nhân viên để đảm bảo rằng mọi khoản đầu tư vào học tập và đào tạo mang lại giá trị thực sự.  

Đây chính là lí do vì sao Learning Data trở thành một yếu tố không thể thiếu. Learning Data không chỉ giúp đo lường và đánh giá hiệu suất học tập, mà còn giúp xác định những cơ hội cải tiến, dự đoán nhu cầu tương lai, và tối ưu hóa việc sử dụng nguồn lực. Trong thời đại mà sự linh hoạt và thích nghi nhanh chóng là điểm mạnh, việc sử dụng Learning Data chính là chìa khóa để đảm bảo cho doanh nghiệp tiến lên phía trước và không bị kẹt lại với các lãng phí không cần thiết.

Làm sao để sử dụng Data một cách đúng đắn nhất trong xu hướng quản trị nguồn nhân lực hiện nay

Để sử dụng Data một cách đúng đắn nhất, doanh nghiệp cần chú đến các yếu tố sau: 

  • Xác định vấn đề cụ thể cần giải quyết và đặt ra những câu hỏi liên quan. 
  • Tập trung vào việc đặt ra những câu hỏi có giá trị, như “Tại sao?” và “Làm thế nào điều này có thể giúp giải quyết vấn đề?” 
  • Xem xét cách doanh nghiệp có thể sử dụng dữ liệu để kiểm tra giả thuyết. 
  • Khi có bằng chứng, lập kế hoạch cho các biện pháp cần thực hiện dựa trên dữ liệu. 
  • Sử dụng dữ liệu không chỉ để chứng minh điều gì đã xảy ra, mà còn để dự đoán tương lai và thậm chí khám phá những khía cạnh mới mà doanh nghiệp cần tìm kiếm.

Một vài chỉ số quan trọng cần đo lường 

Để có thể hiểu rõ và theo dõi một cách cụ thể các hiện tượng liên quan đến nhân sự trong quá trình quản lý và đào tạo, việc xác định các chỉ số hoặc dữ liệu cần phải đo lường trở nên cực kỳ quan trọng. Các chỉ số này, khi được phân chia và tổ chức thành các nhóm riêng biệt sẽ đóng vai trò quyết định trong việc cung cấp cái nhìn toàn diện về quá trình học tập và đào tạo. Cụ thể: 

Hoạt động (ACTIVITIES):  

  • Tỷ lệ bỏ cuộc (Dropout rate): cho biết có bao nhiêu người tham gia bỏ cuộc hoặc không hoàn thành khóa học/chương trình đào tạo, giúp xác định mức độ cam kết của học viên và cung cấp thông tin về nội dung học tập. 
  • Người dùng hoạt động (Active users): cho biết mức độ tham gia và tương tác của nhân viên với hệ thống quản lý đào tạo trực tuyến.  
  • Tổng số giờ tiêu trên học tập (Total hours spent): đo lường thời gian, mức độ cam kết và sự đầu tư của nhân viên trong việc nâng cao kỹ năng và kiến thức. 

Tham gia (ENGAGEMENT):  

  • Ý kiến của người dùng (Opinions of users): đo lường sự hài lòng và phản hồi về chất lượng của khóa học/chương trình đào tạo 
  • Điểm đánh giá (Rating): cho phép nhân viên đánh giá chất lượng và hiệu quả của khóa học/chương trình đào tạo 

Trải nghiệm (EXPERIENCE): 

  • Hành vi (Behavior): theo dõi hành vi của nhân viên, giúp hiểu rõ hơn về cách họ tham gia và tương tác trong môi trường đào tạo trực tuyến. 

Hiệu suất (PERFORMANCE): 

  • Phản hồi từ người quản lý (Manager feedback): đo lường việc ứng dụng thực tế của kiến thức và kỹ năng nhân viên trong công việc hàng ngày. 
  • KPI kinh doanh (Business KPI‘s): đo lường sự tác động của chương trình học tập/đào tạo đối với hiệu suất và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. 

Nội dung cụ thể (WIDER CONTENT): 

  • Dữ liệu ngành/industry (Sector/Industry data): so sánh hiệu suất của doanh nghiệp với các đối thủ trong ngành, giúp định vị doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh. 
  • Dữ liệu của người học (Learner data): thu thập thông tin về nhân viên để đảm bảo rằng họ đang nhận được hỗ trợ phù hợp. 

Xem thêm: Tầm quan trọng của Learning Analytics khi triển khai đào tạo trực tuyến 

Doanh nghiệp có thể thu thập Learning Data bằng cách nào trong xu hướng quản trị nguồn nhân lực hiện nay?

  • Hệ thống quản lý đào tạo trực tuyến LMS: LMS là một nền tảng mạnh mẽ cho việc thu thập Learning Data, không chỉ giúp doanh nghiệp theo dõi hoạt động học tập của nhân viên một cách tự động mà còn cung cấp các tính năng tương tác để nâng cao trải nghiệm học tập. 
  • Các tiêu chuẩn ghi dữ liệu học tập: Doanh nghiệp có thể thông qua các tiêu chuẩn như SCORM hoặc Experience API (xAPI) để ghi lại dữ liệu về trải nghiệm học tập của nhân viên trên nhiều nền tảng khác nhau, bao gồm cả trải nghiệm ngoại tuyến. 
  • Thông tin nhân viên: Dữ liệu liên quan đến học tập có thể được thu thập từ các nguồn như CV của nhân viên, email, hệ thống quản lý mối quan hệ khách hàng (CRM), cuộc gọi được ghi âm, hệ thống hỗ trợ khách hàng và khảo sát. 
  • Trí tuệ nhân tạo (AI): AI có khả năng phân tích và chuyển đổi dữ liệu từ văn bản, video, âm thanh và hình ảnh thành thông tin học tập, cho phép doanh nghiệp thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau. 
  • Hệ thống lưu trữ thông tin nội bộ: Nếu có các hệ thống lưu trữ thông tin nội bộ như OneDrive, Vimeo hoặc Dropbox, doanh nghiệp có thể tích hợp các dữ liệu học tập từ các hệ thống này để thu thập Learning Data. 

Xem thêm: 4 phương pháp hàng đầu giúp phân tích dữ liệu học tập 

Kết 

Với sự phát triển không ngừng của công nghệ và sự linh hoạt của Learning Data, doanh nghiệp hiện đại có mọi công cụ cần thiết để quản trị nguồn nhân lực một cách thông minh và hiệu quả. Việc sử dụng Learning Data không chỉ giúp doanh nghiệp tiên phong trong việc định hình tương lai mà còn giúp họ bắt kịp xu hướng quản trị nguồn nhân lực hiện nay, dẫn đầu trong cuộc chạy đua về sự phát triển và thành công. Để tìm hiểu thêm về các phương thức, cách triển khai hệ thống LMS cũng như cập nhật các xu hướng e-Learning mới nhất, hãy liên hệ ngay với OES – Công ty Cổ phần Dịch vụ Đào tạo Trực tuyến hàng đầu tại Việt Nam nhé!    

Bài viết liên quan

×
OES

Nhận thông báo về những Khóa học mới nhất

Error: Contact form not found.

Đăng ký nhận tư vấn Khóa học

Đăng ký nhận tư vấn Khóa học

0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x