Chắc hẳn chúng ta đã không còn quá xa lạ gì với phương thức học tập truyền thống hay xu hướng đào tạo trực tuyến trong thời đại công nghệ hiện nay – E-learning. Nếu như học tập truyền thống phổ biến bởi đem lại tương tác trực tiếp thì giải pháp E-learning lại ghi điểm bởi tính linh hoạt, nhanh chóng và tiện lợi. Tuy vậy, E-learning hay đào tạo truyền thống đều có những nhược điểm “chí mạng”, đó là lý do mà đứa con của 2 loại hình này ra đời dưới cái tên: Blended Learning. Vậy Blended Learning là gì và đem lại lợi ích như thế nào?
Blended Learning là gì?
Blended Learning là phương pháp học tập kết hợp giữa cách học truyền thống trên lớp và phương pháp học tập trực tuyến E-learning hiện đại. Nói một cách khác, hình thức học tập này là sự hợp nhất của nền tảng công nghệ số (E-learning), tương tác trực tiếp face-to-face (học tập truyền thống) và học tập cá nhân. Blended Learning tập trung chủ yếu vào vai trò của người học.
Trong những khóa học Blended Learning, người học có thể tự do truy cập vào nền tảng trực tuyến để tham khảo tài liệu, xem video, slideshow, tham gia lớp học ảo,… Giảng viên không phải là nguồn thông tin chính mà chỉ đóng vai trò như người hướng dẫn giải đáp trực tiếp những thắc mắc của học viên.
Tại sao doanh nghiệp nên áp dụng Blended Learning vào đào tạo?
Nhược điểm của E-learning và đào tạo truyền thống đơn nhất
Đào tạo truyền thống sở hữu một nhược điểm chí mạng: Chi phí cao. Triển khai hình thức đào tạo trực tiếp đòi hỏi nhiều khoản tiền đi kèm như chi phí đi lại cho nhân viên, chi phí thuê giảng viên, thuê địa điểm,…. Ngoài ra, nếu chương trình buộc phải có sự tham gia của nhiều nhân viên trong cùng một ngày, quá trình vận hành doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng. Doanh nghiệp thường phải cho phép nhân viên nghỉ một buổi vì mục đích đào tạo. Hơn nữa, việc phải dành cả tiếng đồng hồ để ngồi nghe giảng viên một cách thụ động cũng làm nhiều nhân viên “chùn bước”.
->>>>>>>> Giảm thiểu chi phí đào tạo cho doanh nghiệp với số hóa bài giảng E-learning
Giải pháp E-learning thì được người học ưu ái hơn bởi nó đã phá vỡ mọi ràng buộc về không gian và thời gian. Tuy nhiên, tính linh hoạt này cũng là một nhược điểm lớn, khiến nhiều học viên trì hoãn việc học, để dồn vào khoảng thời gian cuối mới học. Ngoài ra, nhân viên dễ dàng chán nản và cảm thấy khô khan trước những bài giảng thiếu tính tương tác.
Lợi ích của Blended Learning
Cá nhân hóa học tập
Blended Learning sẽ hệ thống hóa toàn bộ tài liệu, kiến thức, thông tin cập nhật, giúp người học chủ động vạch lộ trình học, tìm kiếm các nguồn dữ liệu cần thiết trong quá trình ôn tập và cải thiện kiến thức. Rất dễ dàng, bạn chỉ cần đăng nhập và truy cập vào hệ thống, lựa chọn bài học phù hợp và tận hưởng kho dữ liệu cực kỳ phong phú đã được biên soạn.
Độ tương tác cao
Mô hình học đem đến sự tương tác cao giữa học viên, giảng viên và doanh nghiệp, giữa việc học trên lớp & học ngoài giờ. Cùng với hệ thống đánh giá thông qua các bài kiểm tra định kỳ, bạn có thể dễ dàng quản lý được tiến độ của người học, sẽ biết được mức độ tiếp thu ở buổi học trực tiếp, biết được họ gặp khó khăn ở đâu và từ đó đưa ra các giải pháp kịp thời.
Nâng cao tỉ lệ hoàn thành khóa học
Việc áp dụng hình thức học tập này sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao tỉ lệ hoàn thành khóa học. Blended Learning tạo sự liên kết chặt chẽ giữa người học và giảng viên, người quản lý, giúp bạn theo sát được tiến trình học tập của học viên thông qua tương tác trực tuyến và tương tác trực tiếp. Phương pháp này sẽ tạo thói quen học tập rất chủ động và trách nhiệm cho người học.
Để được tư vấn và hỗ trợ cụ thể về các giải pháp E-learning cho doanh nghiệp, hãy liên hệ ngay với OES – Công ty Đào tạo trực tuyến hàng đầu tại Việt Nam bạn nhé!
Xem thêm: Giải pháp E-learning cho doanh nghiệp – Microlearning là gì?