Theo CBI, 66% nhà đầu tư coi trọng bộ chuẩn ESG – tiêu chí đánh giá tiềm năng phát triển bền vững của doanh nghiệp và khả năng đóng góp lợi ích cho cộng đồng. Đặc biệt hơn, khi đào tạo trực tuyến đang trở thành xu hướng toàn cầu, việc chuyển đổi xanh ESG vào e-Learning không chỉ giúp doanh nghiệp mở ra môi trường làm việc tích cực, thực hiện trách nhiệm với cộng đồng mà còn thu hút các nhà đầu tư tiềm năng. Trong bài viết này, hãy cùng OES tìm hiểu kĩ hơn về ESG là gì và làm thế nào để nâng cao chất lượng đào tạo ESG e-Learning tại doanh nghiệp hiện nay!
Xem thêm: 9 Bí quyết “vàng” giúp đầu tư ngân sách đào tạo còn sót lại hiệu quả
ESG là gì và tầm quan trọng của nó trong doanh nghiệp
ESG là gì
ESG (viết tắt của: Environment – môi trường, Social – xã hội và Governance – quản trị), là bộ 3 tiêu chuẩn đo lường yếu tố liên quan tới định hướng, hoạt động đóng góp cho cộng đồng của doanh nghiệp.
Xét ở khía cạnh bền vững, bộ tiêu chuẩn ESG không chỉ đơn thuần đề cập đến các vấn đề về môi trường mà mở ra góc nhìn toàn diện về mọi hoạt động vận hành của doanh nghiệp. Theo CBI, hơn 65% nhà đầu tư xem xét ESG dựa trên tiềm năng phát triển của doanh nghiệp và khả năng quản trị rủi ro trước khi ra quyết định đầu tư.
Ví dụ: Nếu doanh nghiệp có tỉ lệ thôi việc cao (xét tính Social) do chính sách lương thưởng thiếu công bằng, điều này có nghĩa rằng tổ chức gặp vấn đề về quản trị nhân sự (xét tính Governance). Hậu quả là công ty hoạt động thiếu hiệu quả, tiềm năng phát triển nhân sự hạn chế, dẫn đến khả năng cạnh tranh thấp trên thị trường. Với các nhà đầu tư, đây là rủi ro mà họ sẽ cân nhắc trước khi quyết định,
Tầm quan trọng của ESG đối với doanh nghiệp
Tiêu chuẩn ESG đánh giá mức độ cam kết của doanh nghiệp với mục tiêu phát triển bền vững. Điều này cũng chứng minh được tầm quan trọng của ESG là gì, cũng như tính bền vững đối với doanh nghiệp, cụ thể:
- Từ khía cạnh môi trường: Đứng trước các vấn đề môi trường nghiêm trọng, thực tế đòi hỏi mỗi cá nhân phải cắt giảm những tác động tiêu cực đến tự nhiên. Điều này cũng được khuyến khích trong doanh nghiệp để bắt đầu từ những hành động nhỏ nhất như chuyển từ dùng giấy in sang số hóa, học tập trực tuyến, nhằm giảm thiểu giấy và rác thải văn phòng (e-Learning).
- Từ khía cạnh xã hội: Trước tiên, tính bền vững thể hiện cam kết với nhân sự trong tổ chức về sự phát triển lâu dài, thông qua các hoạt động đào tạo kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm, giúp nhân viên thích ứng với những thay đổi “chóng mặt” của bối cảnh. Nếu không đảm bảo điều này, doanh nghiệp sẽ mất đi khả năng cạnh tranh, thậm chí đối mặt với tỉ lệ nhảy cao cao. Ở một góc độ khác, với tư cách là doanh nghiệp, cam kết ESG thôi thúc tổ chức thực hiện trách nhiệm với cộng đồng, từ đó thúc đẩy tinh thần của toàn đội ngũ và tạo dựng hình ảnh thương hiệu tốt trong mắt khách hàng, nhà đầu tư, đối tác…
- Từ khía cạnh quản trị: Tiêu chuẩn ESG đề cập đến những nguyên tắc mà doanh nghiệp coi trọng, thể hiện ở việc xây dựng một môi trường làm việc thân thiện, hòa nhập; tôn trọng và phát triển các chính sách tuân thủ pháp lý và quản lý rủi ro.
Lợi ích của việc đề cao tính bền vững trong doanh nghiệp
Đến năm 2023, đã có hơn 50.000 doanh nghiệp tại EU thực hiện theo ESG. Điều này có cho thấy ESG không chỉ đơn thuần là xu hướng hay cơ hội, mà đã trở thành tiêu chuẩn chiếm lĩnh giới đầu tư. Sau đây là 4 lợi ích của việc đề cao tính bền vững trong doanh nghiệp:
Tạo ra lợi thế cạnh tranh
Theo khảo sát của PDI Technologies, 66% khách hàng sẵn sàng chi thêm tiền để mua sản phẩm thân thiện với môi trường. Tương tự, 70% trên 400 chuyên gia IT cho biết, doanh nghiệp của họ chi trả nhiều hơn 5% phí bảo hiểm cho sản phẩm công nghệ từ các nhà cung cấp có hoạt động ESG mạnh mẽ.
Những con số biết nói này cho thấy các chỉ số ESG đóng vai trò quan trọng đối với khách hàng, người tiêu dùng, nhà đầu tư và cơ quan quản lý. Điều này cho thấy rằng tổ chức đang cải thiện điều kiện lao động, thúc đẩy sự cống hiến cho cộng đồng, từ đó có được lợi thế cạnh tranh vững chắc so với các doanh nghiệp trên thị trường.
Hấp dẫn nhà đầu tư
Theo thông tin từ TechTarget, việc đưa thông tin báo cáo ESG vào báo cáo tài chính hoặc bản đấu thầu đang là xu hướng của doanh nghiệp. Bởi các nhà đầu tư, ngân hàng ngày càng quan tâm đến ESG là gì và cách doanh nghiệp triển khai hoạt động ESG để chứng minh khả năng của họ.
Mối lo ngại của người tiêu dùng sau đại dịch, biến đổi khí hậu và lãng phí tài nguyên thúc đẩy các nhà đầu tử chuyển hướng lựa chọn các doanh nghiệp bền vững. Theo Gallup, 48% nhà đầu tư quan tâm đến các quỹ bền vững, con số này còn có khả năng tăng gấp đôi trong 3 năm tới. Đây cũng là cơ hội vàng để các nhà đầu tư lựa chọn nhà cung cấp an toàn với tỉ lệ rủi ro thấp.
Cải thiện hiệu suất tài chính
ESG không chỉ giúp doanh nghiệp ghi điểm trong mắt nhà đầu tư mà còn có khả năng cải thiện hiệu suất tài chính tổng thể. Đơn giản như việc không sử dụng giấy, tái chế hoặc tiết kiệm năng lượng đều có thể góp phần cải thiện lợi nhuận và chỉ số ROI.
Để đảm bảo cam kết ESG, các doanh nghiệp phải theo dõi số liệu thường xuyên, như chỉ số tiêu thụ năng lượng, xử lý chất thải. Điều này không chỉ giúp tổ chức nhận ra vấn đề, cắt giảm chi phí và hạn chế mức sử dụng năng lượn mà còn giúp họ tránh khỏi những rủi ro pháp lý không đáng có.
Xem thêm: Đo lường L&D ROI: Cách “biến” chương trình đào tạo thành “cỗ máy” sinh lời
Xây dựng lòng tin và khách hàng trung thành
50% trong số 25.000 người tiêu dùng tại 22 quốc gia sẵn sàng trả tiền cho các thương hiệu phù hợp với giá trị của họ và ưu tiên những doanh nghiệp năng nổ trong các hoạt động cộng đồng. Kể từ sau đại dịch COVID-19, người tiêu dùng có ý thức xã hội ngày càng cao và họ muốn biết doanh nghiệp họ ủng hộ đang làm việc vì lợi ích lớn hơn như thế nào, thay vì chỉ tập trung vào lợi nhuận. Những doanh nghiệp tuân thủ nguyên tắc ESG có thể thu hút và giữ chân khách hàng bằng cách thể hiện qua những hoạt động xã hội minh bạch, cụ thể.
Cách nâng cao chất lượng đào tạo doanh nghiệp với e-Learning để thúc đẩy phát triển bền vững
Thực tế cho thấy, rất nhiều nước phát triển như Mỹ, Đan Mạch, Thụy Điển, Phần Lan, Hà Lan đã đón đầu xu hướng ESG e-Learning. Các từ khóa như “Learning lifelong”, “digital learning” hay “#GreenLearning” #SustainableEducation #EcoFriendlyLearning dần phổ biến trong lĩnh vực ESG tại Việt Nam.
Để thích ứng và bắt kịp với những thay đổi của thế giới, doanh nghiệp cần xem xét đến tính bền vững trong sự phát triển chung của doanh nghiệp, mà cốt lõi nằm ở đào tạo nhân sự. Hiện nay, e-Learning được coi là công cụ hoàn hảo, góp phần phát triển doanh nghiệp bền vững, dựa vào:
- Việc lập kế hoạch chiến lược: Đây là hoạt động nền tảng, giúp xác định tầm nhìn của tổ chức trong việc xây dựng mô hình đào tạo trực tuyến. Mô hình này bao gồm cấu trúc học tập, quản lý, văn hóa học tập, cơ sở kỹ thuật. Việc kết hợp mục tiêu kinh doanh và mục tiêu đào tạo sẽ giúp e-Learning phát triển bền vững tại nơi làm việc.
- Xác định các vấn đề về quản lý: Khả năng quản lý cần đi cùng với những thay đổi công nghệ thì mới đạt được mục tiêu đề ra. Hoạt động đào tạo kiến thức, kỹ năng một cách có kế hoạch là yêu cầu đặc biệt quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
- Tùy chỉnh nội dung đào tạo: Thiết kế tài liệu đào tạo điện tử, cá nhân hóa phù hợp với nhu cầu của nhân sự doanh nghiệp. Sử dụng nhiều các ví dụ thực tế, nghiên cứu tình huống và khả năng ứng dụng để nâng cao hiểu biết về phương pháp thực hành bền vững tại nơi làm việc.
- Khuyến khích học tập liên tục với đa dạng phương pháp: Triển khai nhiều phương pháp đào tạo, từ hội thảo, module e-Learning, social learning, thực hành… với nhiều định dạng khác nhau để thu hút nhiều đối tượng.
- Thúc đẩy học tập liên tục: Đảm bảo hiệu quả thông qua việc đánh giá mục tiêu KPIs, chính sách khuyến khích học tập và khen thưởng, xử phạt cụ thể.
Song hành với đó, các nền tảng e-Learning cũng không ngừng đổi mới phát triển để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp. Welearning – Hệ thống quản lý học tập LMS được xây dựng bởi OES với nhiều ưu điểm nổi bật phù hợp với quy mô doanh nghiệp vừa và lớn, có khả năng đóng góp tích cực giúp doanh nghiệp xây dựng hoạt động đào tạo nhân sự thân thiện với môi trường, quản lý dễ dàng và tối ưu về hiệu suất.
Kết
Phát triển bền vững là chiến lược của doanh nghiệp hướng tới tầm nhìn dài hạn và sự vươn mình mạnh mẽ trong tương lai. Bằng cách ưu tiên các tác động tới môi trường, xã hội, doanh nghiệp không chỉ chung tay vì một hành tinh khỏe mạnh mà còn củng cố thêm sức khỏe doanh nghiệp, từ đó thu hút nhân tài, khách hàng và các nhà đầu tư tiềm năng.
Hi vọng bài viết trên đã giải thích chi tiết ESG là gì, tầm quan trọng của nó với doanh nghiệp và làm thế nào để phát triển e-Learning bền vững. Nếu doanh nghiệp đang quan tâm đến hệ thống LMS, số hóa bài giảng hay ngân hàng khóa học hãy LIÊN HỆ NGAY với OES – Công ty Cổ phần Dịch vụ Đào tạo Trực tuyến hàng đầu tại Việt Nam để nhận được sự hỗ trợ của các chuyên gia có kinh nghiệm trong ngành.