6 hạn chế thường gặp khi đánh giá đào tạo doanh nghiệp
SELECT MENU
Cộng đồng E-learning

6 hạn chế thường gặp khi đánh giá đào tạo doanh nghiệp

Đánh giá đào tạo đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển và nâng cao năng lực của doanh nghiệp để đảm bảo hiệu quả và thành công. Tuy nhiên thực tế, doanh nghiệp thường gặp phải những hạn chế đáng kể trong quá trình đánh giá. Những hạn chế này có thể gây ra sự mất cân đối, thiếu chính xác và ảnh hưởng đến quá trình phát triển nhân lực. Vậy, hãy cùng OES nhìn vào 6 hạn chế thường gặp này trong bài viết dưới đây nhé!  

Xem thêm: Khi nào doanh nghiệp nên “bắt tay” thiết kế chương trình đào tạo?

Sử dụng những câu hỏi mơ hồ

Việc sử dụng những câu hỏi mơ hồ trong quá trình đánh giá đào tạo doanh nghiệp là một hạn chế phổ biến.  

Những người tham gia đánh giá sẽ gặp khó khăn khi họ không hiểu rõ những thông tin cần đưa ra, dẫn đến sự đánh giá thiếu chủ quan và không có căn cứ đúng đắn. Kéo theo đó, quá trình phân tích và báo cáo đánh giá sẽ trở nên thiếu đầy đủ, không mang tính cụ thể. Từ đó, doanh nghiệp sẽ không thể đánh giá được hiệu quả thực sự của chương trình đào tạo cũng như khó có thể điều chỉnh và cải thiện để đáp ứng đúng nhu cầu và mục tiêu học tập của nhân viên. 

Thay vì bắt đầu với những câu hỏi như: 

  • Bạn cảm thấy chương trình đào tạo có hiệu quả không? 
  • Chương trình đào tạo giúp bạn cải thiện năng lực của mình không? 
  • Bạn nghĩ chương trình đào tạo đã cung cấp đủ kiến thức cho công việc của bạn không? 
  • Bạn có tin rằng chương trình đào tạo đã đáp ứng các mục tiêu của doanh nghiệp không? 

Doanh nghiệp nên chú trọng vào việc thiết kế câu hỏi đánh giá cụ thể, rõ ràng và liên quan đến mục tiêu đào tạo, đo lường kỹ năng, kiến thức và cũng như sự áp dụng thực tế của người học. Bên cạnh đó, việc sử dụng phương pháp đánh giá đa dạng như bài tập thực hành, bài kiểm tra trực tuyến, hoặc phỏng vấn cũng có thể giúp cung cấp thông tin chính xác và chi tiết hơn về hiệu quả của chương trình đào tạo. 

Xem thêm: SAM và ADDIE là gì? – 2 mô hình đào tạo doanh nghiệp nào cũng nên “nằm lòng”

Dữ liệu đánh giá đào tạo không được sử dụng để đưa ra các quyết định

Mặc dù đã đầu tư nhiều thời gian và nguồn lực vào việc thu thập và đánh giá dữ liệu, tuy nhiên, nếu không tận dụng một cách đúng đắn, quá trình đánh giá đào tạo của doanh nghiệp sẽ trở nên vô ích và khó có thể cải thiện theo đúng hướng. 

Một lý do chính dẫn đến vấn đề này là sự thiếu liên kết giữa quá trình đánh giá và quyết định. Đôi khi dữ liệu đánh giá chỉ được lưu trữ lại và bỏ qua mà không được sử dụng trong việc cải thiện chương trình đào tạo. Dữ liệu đánh giá thường phức tạp và đa dạng, gồm nhiều yếu tố khác nhau như đánh giá từ học viên, tỷ lệ tham gia, kết quả học tập, áp dụng kiến thức vào công việc,.. Nếu không có một quy trình rõ ràng để phân tích và đưa ra những thông tin hữu ích, dữ liệu sẽ chỉ là những con số và thông tin không có ý nghĩa thực tế.  

Vì vậy, để khắc phục hạn chế này, doanh nghiệp cần tạo ra một quy trình đánh giá toàn diện, từ việc thu thập và xử lý dữ liệu đánh giá, đến việc liên kết dữ liệu với quyết định và cải thiện chương trình đào tạo. Đồng thời, cần đảm bảo rằng quá trình đánh giá đáp ứng cả các khía cạnh lý thuyết và thực tế, từ việc đo lường kiến thức đến khả năng áp dụng và hiệu quả trong công việc hàng ngày của người học. 

Kho lưu trữ không có sẵn để thu thập dữ liệu

Khi kho lưu trữ không có sẵn hoặc không được xây dựng một cách có tính cấu trúc cao, việc thu thập dữ liệu đào tạo trở nên phức tạp và không hiệu quả. Thông tin liên quan đến quá trình học tập, tiến độ, kết quả kiểm tra và phản hồi từ người học thường bị gián đoạn hoặc mất đi. Điều này gây khó khăn trong việc tổng hợp dữ liệu và tạo ra cái nhìn toàn diện về hiệu quả và tiến bộ của chương trình đào tạo. 

Hơn nữa, khi không có một hệ thống lưu trữ dữ liệu tốt, việc theo dõi và cập nhật thông tin trở nên phức tạp và dễ bị thiếu sót. Dữ liệu có thể bị mất hoặc bị xáo trộn, gây ra sự không nhất quán và không tin cậy trong quá trình đánh giá. Do đó, khả năng theo dõi tiến độ và đo lường kết quả đào tạo không được thực hiện một cách chính xác và đáng tin cậy. 

Khả năng phân tích dữ liệu bị hạn chế

Việc phân tích dữ liệu đào tạo đòi hỏi một sự hiểu biết sâu về các phương pháp và công cụ phân tích dữ liệu. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng có đủ nguồn lực và kiến thức để thực hiện phân tích một cách tối ưu. Điều này dẫn đến việc dữ liệu đào tạo không được tận dụng đầy đủ và không thể mang lại những thông tin quan trọng về hiệu quả và tiến bộ của chương trình đào tạo. 

Hơn nữa, nếu không có những quy trình và quy định rõ ràng về việc phân tích dữ liệu đào tạo, có thể xảy ra sự không nhất quán và không chính xác trong kết quả phân tích. Các công cụ và phương pháp được sử dụng có thể không phù hợp hoặc không đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp sẽ gây ra khó khăn trong việc đưa ra những quyết định chiến lược dựa trên dữ liệu và tối ưu hóa quá trình đào tạo. 

Xem thêm: Welearning – Nền tảng học tập trực tuyến nổi bật nhất hiện nay 

Độ chính xác của dữ liệu không được bảo đảm

Để thực hiện đánh giá đào tạo hiệu quả, doanh nghiệp cần thu thập và sử dụng dữ liệu phản hồi từ các học viên, giảng viên và các bên liên quan khác. Tuy nhiên, độ chính xác của dữ liệu có thể bị ảnh hưởng, gây ra sự mất mát và đánh mất đáng kể tính toàn vẹn và độ tin cậy của quá trình đánh giá.  

Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến không đảm bảo sự chính xác chính là thiếu sót trong quá trình thu thập dữ liệu. Các phương pháp thu thập dữ liệu có thể không đáp ứng đầy đủ nhu cầu và yêu cầu của quá trình đánh giá. Ví dụ, nếu chỉ sử dụng các bảng câu hỏi tiêu chuẩn mà không có sự tùy chỉnh hoặc phản hồi trực tiếp từ người tham gia sẽ dẫn đến thông tin bị hạn chế và không đáng tin cậy. 

Ngoài ra, một số hạn chế khác có thể bao gồm việc thu thập dữ liệu một cách không đồng nhất từ các nguồn khác nhau, có thể xảy ra sự không nhất quán và không chính xác trong quá trình đánh giá. Điều này làm mất đi tính khách quan và đáng tin cậy của kết quả đánh giá đào tạo. 

Những báo cáo từ dữ liệu có sẵn không được tự động hoá

Với hạn chế này, quy trình đánh giá có thể trở nên tốn thời gian và công sức khi phải thực hiện việc thủ công tạo ra các báo cáo từ dữ liệu. Việc phải nhập liệu và xử lý thủ công không chỉ là một quá trình tốn thời gian mà còn tạo ra nguy cơ sai sót khi làm việc với dữ liệu lớn.  

Ngoài ra, khi dữ liệu được cập nhật thủ công, có thể xảy ra trường hợp thông tin không được cập nhật đồng bộ và báo cáo đánh giá không phản ánh chính xác tình hình hiện tại. Điều này có thể dẫn đến việc đưa ra quyết định không đúng và ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình đào tạo và phát triển của doanh nghiệp. 

Đồng thời, khi quá trình tạo báo cáo không được tự động sẽ dẫn đến nguy cơ xuất hiện sự chủ quan trong việc lựa chọn và xử lý dữ liệu. Điều này có thể gây ra sự thiên vị và ảnh hưởng đến kết quả đánh giá cuối cùng. 

Xem thêm: Tại sao nên chọn hệ thống quản lý học tập Welearning khi triển khai đào tạo nhân sự? 

Kết 

Hành trình đánh giá đào tạo doanh nghiệp chắc chắn sẽ không thể tránh khỏi những hạn chế. Tuy nhiên, nhận biết và hiểu rõ những hạn chế này là bước quan trọng để doanh nghiệp có thể tìm ra các giải pháp tốt hơn và nâng cao chất lượng đánh giá đào tạo. Nếu doanh nghiệp đang cần tư vấn triển khai e-Learning, hãy nhanh tay đặt lịch với OES, đội ngũ tư vấn sẽ liên hệ và hỗ trợ doanh nghiệp sớm nhất. 


Subscribe
Notify of
guest
0 Góp ý
Inline Feedbacks
View all comments

Bài viết liên quan

Nhận thông báo về những Khóa học mới nhất

DMCA.com Protection Status

Error: Contact form not found.

Đăng ký nhận tư vấn Khóa học

Đăng ký nhận tư vấn Khóa học

0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x