Các loại phản hồi giúp nhà lãnh đạo nâng tầm ảnh hưởng trong tổ chức  
SELECT MENU

Cộng đồng E-learning

Các loại phản hồi giúp nhà lãnh đạo nâng tầm ảnh hưởng trong tổ chức  

Đối với các tổ chức, phản hồi từ các cá nhân là một yếu tố không thể thiếu trong sự phát triển của doanh nghiệp. Theo Officevibe, gần ¼ nhân viên không hài lòng với tần suất phản hồi thấp từ người quản lý của họ và 28% nhân viên cho rằng không nhận được phản hồi thường xuyên khiến họ không được cải thiện các kỹ năng bổ trợ cho công việc. Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu các loại phản hồi trong giao tiếp giúp nhà lãnh đạo nâng tầm ảnh hưởng trong doanh nghiệp mình.  

Xem thêm: Kỹ năng phản hồi là gì? Tầm quan trọng của phản hồi tích cực nơi công sở 

Phản hồi mang tính xây dựng (contructive feedback) 

Phản hồi mang tính xây dựng (contructive feedback) là phương pháp phản hồi tập trung đưa ra các khuyến nghị cụ thể và thực tế nhằm giúp người nghe cải thiện kỹ năng, hành vi, chất lượng công việc của họ. Mục đích của phương pháp này là hỗ trợ và hướng tới các cơ hội, tiềm năng trong tương lai thay vì chỉ trích mang tính tiêu cực.  

Khi các nhà lãnh đạo sử dụng phương pháp này để đưa ra phản hồi, hãy đảm bảo sự rõ ràng và sự khách quan trong câu từ cũng như nên đưa ra phản hồi với một ý định tích cực, thay vì gay gắt với bất kỳ ai.  

Phản hồi từ cấp dưới (upward feedback) – các loại phản hồi trong giao tiếp

Trong các loại phản hồi trong giao tiếp, phản hồi từ cấp dưới (upward feedback) là khi các nhà quản lý, lãnh đạo chủ động hỏi ý kiến đánh giá từ chính nhân viên của mình. Chẳng hạn, sau hàng tháng, hàng quý hoặc sau mỗi dự án, chiến dịch các nhà quản lý có thể yêu cầu nhân viên phản hồi về phong cách lãnh đạo của mình, về quy trình làm việc hoặc những điều nhân viên muốn thay đổi, cải thiện để công việc của họ được thoải mái và hiệu quả hơn,…  

Cách tốt nhất để khuyến khích nhân viên đưa ra phản hồi thực tế là bắt đầu bằng văn hóa phản hồi tích cực trong tổ chức. Họ cần được tạo điều kiện thoải mái, cởi mở để đưa ra lời phản hồi mà không ảnh hưởng lớn đến vị trí công việc hiện tại theo chiều hướng tiêu cực. 

Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết các bước thực hiện kỹ năng phản hồi hiệu quả nhất 

Phản hồi dựa trên đánh giá, ghi nhận (appreciation and recognition feedback)

Việc lãnh đạo phản hồi tích cực để ghi nhận, đánh giá cao nỗ lực của nhân viên trong quá trình làm việc, sau khi hoàn thành một dự án hay kết thúc một chiến dịch marketing,… cũng giúp họ cải thiện trong những nhiệm vụ công việc tiếp theo. Đây là một trong những yếu tố quan trọng khiến nhân sự muốn gắn bó lâu dài với tổ chức.   

Mỗi khi nhân viên nhận được sự đánh giá cao, não bộ của họ sẽ hoạt động mạnh mẽ, dopamine được giải phóng và cảm thấy vui vẻ. Khi đó, họ sẽ có thêm sự tự tin, hài lòng và niềm vui trong công việc, cảm thấy mình được quan tâm và những nỗ lực của mình được ghi nhận xứng đáng trong công ty.  

Phản hồi từ coaching (coaching feedback) – các loại phản hồi trong giao tiếp

Phản hồi từ coaching (coaching feedback) là việc các nhà lãnh đạo đặt câu hỏi để nhân viên của mình tự đưa ra phản hồi về công việc của chính họ. Trong các loại phản hồi trong giao tiếp, đây là phương pháp giúp nhân viên nâng cao sự tự nhận thức về bản thân, tăng tính tự chủ, biết cách tự ghi nhận những nỗ lực của chính mình và chủ động tìm giải pháp tốt hơn trong tương lai.  

Xem thêm: Nguyên tắc bánh kẹp trong giao tiếp – nghệ thuật phản hồi sandwich 

Phản hồi tức thời (real-time feedback)

Trong các loại phản hồi trong giao tiếp, phản hồi tức thời (real-time feedback) là phương pháp phản hồi ngắn gọn, mang tính thời điểm ngay lập tức với người khác về một công việc cụ thể. Thông thường, đó có thể là những lời khen ngợi, chia vui hoặc một vài đóng góp nhỏ để công việc đó được hoàn thiện với hiệu quả tốt hơn.  

Trên thực tế, trong tổ chức đây là phương pháp được nhiều người lãnh đạo áp dụng bởi phản hồi ngay lập tức là cần thiết bởi nó cung cấp đánh giá, bình luận về vấn đề cần giải quyết của đối phương.   

Kết

Tùy vào bối cảnh, tính chất vai trò trong giao tiếp mà bạn có thể lựa chọn phương pháp phản hồi phù hợp. Khi làm tốt kỹ năng phản hồi tích cực, các nhà lãnh đạo có thể tác động tới động lực bên trong của nhân viên mình. Trên đây là các loại phản hồi trong giao tiếp mà các nhà lãnh đạo, quản lý có thể áp dụng để nâng tầm ảnh hưởng của mình trong tổ chức.  

Đối với các nhà quản lý, lãnh đạo muốn tham gia các khóa học cải thiện kỹ năng phản hồi tích cực, nhưng không có nhiều thời gian để tham dự các lớp học truyền thống. Hay bạn muốn đào tạo kỹ năng phản hồi tích cực cho toàn bộ thành viên trong tổ chức để phát triển văn hóa doanh nghiệp. Vậy nên làm thế nào để bồi dưỡng kỹ năng này một cách chuyên nghiệp và bài bản?   

Hiểu được vấn đề này, OES – Công ty Cổ phần Dịch vụ Đào tạo Trực tuyến đã nghiên cứu và sản xuất ra khóa học Kỹ năng Phản hồi tích cực với hình thức trực tuyến cho cá nhân và các doanh nghiệp. Để biết thêm thông tin chi tiết và được giải đáp thắc mắc, hãy liên hệ ngay với SkillHub – ngân hàng hóa học online để được tư vấn kịp thời nhé!   

Bài viết liên quan

×
OES

Nhận thông báo về những Khóa học mới nhất

Error: Contact form not found.

Đăng ký nhận tư vấn Khóa học

Đăng ký nhận tư vấn Khóa học

0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x