Phản hồi là một phần quan trọng trong quá trình xây dựng đội nhóm. Đặc biệt với những người làm quản lý, đây còn là hoạt động cần vận dụng nhiều kiến thức, kĩ năng và sự nhanh nhạy, tinh tế. Cùng tìm hiểu về nguyên tắc bánh kẹp trong giao tiếp – nghệ thuật phản hồi sandwich giúp bạn truyền tải thông điệp hiệu quả đến người nghe qua bài viết sau!
Xem thêm: Cách ứng xử với đồng nghiệp nơi công sở
Phản hồi theo nguyên tắc bánh kẹp – sandwich là gì?
Phản hồi theo nguyên tắc bánh kẹp là phương pháp giao tiếp dùng trong tình huống cần góp ý hoặc phê bình mang tính xây dựng. Cụ thể, phương pháp này giống như cách bạn tạo nên một chiếc bánh mì sandwich, với lớp thịt (nội dung cần góp ý) được đặt giữa hai lớp bánh (phản hồi tích cực hoặc lời khen).
Mục tiêu của phản hồi bánh kẹp là làm cho quá trình phê bình xây dựng trở nên dễ chịu hơn, tạo cảm giác lắng nghe và đánh giá tích cực cho người đối diện. Điều này cũng đảm bảo rằng thông điệp phê bình được truyền đạt một cách hiệu quả mà không gây ra cảm xúc tiêu cực hay tổn thương.
Ưu và nhược điểm của nguyên tắc bánh kẹp – sandwich trong phản hồi
Ưu điểm
Nguyên tắc bánh kẹp trong giao tiếp khi được ứng dụng hiệu quả đã đem lại những tác động tích cực cho cả người nói và người nghe, cụ thể:
- Xây dựng môi trường giao tiếp thân thiện
Nguyên tắc bánh kẹp trong giao tiếp giúp tạo ra một môi trường giao tiếp an toàn, thân thiện. Ở đó, người nghe cảm thấy được đánh giá tích cực và tôn trọng, điều này thúc đẩy sự tin tưởng và thái độ tích cực trong cuộc trò chuyện.
- Thúc đẩy phản hồi tích cực
Bằng cách đặt thông điệp tích cực ở phần mở đầu và kết thúc cuộc trò chuyện, nguyên tắc bánh kẹp trong giao tiếp khuyến khích sự phản hồi tích cực. Trong đó, người nghe cảm thấy bản thân được khích lệ để phát triển những điểm mạnh và chủ động cải thiện điểm yếu mà không cảm thấy bị tổn thương.
- Tạo sự đồng thuận từ phía người nghe
Nguyên tắc bánh kẹp trong giao tiếp tạo được sự đồng thuận tốt hơn từ phía người nghe bởi họ cảm thấy không chỉ được góp ý để phát triển tốt hơn mà còn được quản lý ghi nhận. Điều này thúc đẩy họ hợp tác hơn trong việc giải quyết vấn đề, từ đó đẩy nhanh quá trình cải thiện hiệu suất.
- Hỗ trợ giải quyết xung đột hiệu quả
Khi được sử dụng một cách chính xác, nguyên tắc bánh kẹp có khả năng giải quyết xung đột một cách hiệu quả. Bằng cách lựa chọn lời khen đầu tiên và cuối cùng, những góp ý hay lời phê bình ở giữa trở nên dễ chấp nhận hơn, người nghe cũng có thể dễ dàng nắm bắt những điểm cần thay đổi.
Những ưu điểm này giúp cho nguyên tắc bánh kẹp trong giao tiếp trở thành một công cụ hiệu quả khi cần phản hồi, góp ý và góp phần tạo dựng những mối quan hệ tốt đẹp.
Nhược điểm
Mặc dù nguyên tắc bánh kẹp trong giao tiếp có nhiều ưu điểm, nhưng cũng có một số nhược điểm cần xem xét:
- Khó khăn khi thực hiện
Đôi khi, việc đặt thông điệp tích cực giữa hai lớp thông điệp tích cực có thể khá khó khăn và đòi hỏi kỹ năng giao tiếp thực sự khéo léo. Người nói vừa cần có kiến thức chuyên môn, vừa phải biết cách “lựa lời” để không làm giảm hiệu quả của quá trình giao tiếp.
- Không phù hợp với mọi tình huống giao tiếp
Nguyên tắc bánh kẹp không phải lúc nào cũng phù hợp cho mọi tình huống. Có những trường hợp cần phải truyền đạt phản hồi một cách trực tiếp để đảm bảo rằng thông điệp được hiểu thực sự chính xác.
- Dễ bị sử dụng sai mục đích
Một trong những nhược điểm chính của nguyên tắc bánh kẹp là khả năng sử dụng sai mục đích. Nếu người nói sử dụng phương pháp để che giấu hoặc làm nhẹ đi sự phê bình có thể dẫn đến những hiểu lầm nghiêm trọng trong giao tiếp.
- Dễ khiến cuộc nói chuyện mất đi tính chân thực
Nguyên tắc bánh kẹp có thể dễ khiến cuộc trao đổi mất đi tính chân thực. Người nói có thể cảm thấy gượng ép nếu phải đặt lời khen ở đầu và cuối mọi cuộc trò chuyện ngay cả khi không phù hợp, đôi khi sẽ tạo ra những hiểu lầm và cảm xúc tiêu cực cho cả hai đối tượng giao tiếp.
Xem thêm: Kỹ năng phản hồi là gì? Tầm quan trọng của phản hồi tích cực nơi công sở
Ví dụ về cách ứng dụng nguyên tắc bánh kẹp
Dưới đây là một số ví dụ cụ thể về cách nguyên tắc bánh kẹp có thể được áp dụng trong các tình huống giao tiếp khác nhau:
- Trong quá trình quản lý phản hồi nhân viên
Một quản lý muốn trình bày sự phê bình cho một nhân viên về cách họ đã xử lý một dự án. Quản lý có thể bắt đầu bằng việc khen ngợi nhân viên về các khía cạnh tích cực trong công việc họ đang làm và ghi nhận đóng góp của nhân viên. Sau đó, quản lý mới chỉ ra lỗi cụ thể và đưa ra phương án xử lý vấn đề. Cuối cùng, họ kết thúc trao đổi bằng lời khích lệ về tiềm năng và khả năng cải thiện của nhân viên.
- Trong quá trình giảng viên đào tạo
Giảng viên muốn cung cấp phản hồi cho học viên về kết quả bài tập mà họ đã nộp. Giảng viên có thể bắt đầu bằng việc khen ngợi những phương diện sáng tạo, ưu điểm của bài làm, sau đó nêu rõ các lỗi sai hoặc điểm cần sửa chữa. Cuối cùng, giảng viên có thể cung cấp lời khích lệ về sự tiến bộ và gợi ý cho học viên cách cải thiện kỹ năng của họ.
- Trong giao tiếp hằng ngày
Trong cuộc trò chuyện hàng ngày với đồng nghiệp hoặc bạn bè, bạn có thể sử dụng nguyên tắc bánh kẹp để đưa ra phản hồi mang tính xây dựng. Bạn bắt đầu bằng lời khen về điều gì đó tích cực trong con người họ, sau đó bạn nêu rõ quan điểm của mình về những điều người ấy cần thay đổi. Sau cùng, bạn kết thúc bằng lời cảm ơn họ vì đã lắng nghe và mong muốn nhìn thấy sự cải thiện tích cực trong tương lai.
Dù ở trong bất cứ trường hợp nào, phản hồi tích cực cũng sẽ giúp bạn cải thiện nhiều mối quan hệ và khiến chất lượng công việc, cuộc sống được nâng cao.
Tìm hiểu ngay khóa học “Kỹ năng phản hồi tích cực” của Skillhub!
Những bài giảng kết hợp khéo léo giữa lí thuyết và thực tiễn, với các định dạng thân thiện như slide, mini games, kéo thả,.. sẽ giúp bạn có được những trải nghiệm thực tế, từ đó bạn có thể áp dụng kiến thức ngay sau khi học một cách dễ dàng.
Kết
Bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết về nguyên tắc bánh kẹp trong giao tiếp, cùng ưu nhược điểm của phương pháp này và cách ứng dụng trong nhiều tình huống khác nhau. Hi vọng rằng đây sẽ là hành trang hữu ích cho các bạn, giúp tạo môi trường tích cực và truyền tải thông điệp rõ ràng đến người nghe.
Sở hữu đội ngũ chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong về đào tạo và số hóa, OES đã nghiên cứu và sản xuất ra SkillHub – ngân hàng khóa học kỹ năng mềm online cho doanh nghiệp. Để biết thêm thông tin chi tiết, hãy liên hệ ngay với SkillHub để được tư vấn chi tiết và giải đáp những thắc mắc kịp thời về các khóa học kỹ năng mềm tại đây nhé!