Một số tổ chức không muốn áp dụng gamification vào việc thiết kế bài giảng E-learning vì sợ gamification gây mất tập trung cho nhân viên. Tuy nhiên, nếu sử dụng ở mức vừa đủ, gamification sẽ giúp tăng hiệu suất học tập. Đây chỉ là một trong những lầm tưởng phổ biến về gamification, hãy cùng xem những lầm tưởng khác nữa là gì nhé!
1. Gamification đồng nghĩa với chơi game thực sự

Trái với suy nghĩ của nhiều người, game hóa không giống như những game nghiêm túc. Gamification chỉ tận dụng mục đích của những trò chơi để đạt được mục đích trong việc thiết kế bài giảng E-learning. Đó là sử dụng huy hiệu, điểm và các phần thưởng khác để tạo động lực cho nhân viên.
Nếu như trò chơi đơn thuần chỉ mang tính chất giải trí, thì yếu tố gamification còn có tính chất học tập, là một sự bổ sung hoàn hảo cho bài giảng E-learning nghiêm túc. Nó vừa khiến bài học trở nên thú vị hơn, vừa khuyến khích nhân viên như là những tràng pháo tay ảo để cải thiện hiệu suất và đạt được kết quả mong muốn của công ty.
Mời bạn xem thêm:
2. Nhân viên sẽ chỉ tập trung vào phần thưởng

Kiếm huy hiệu, cạnh tranh để đứng đầu bảng không nên là mục tiêu chính. Người học nên xác định rõ lý do tại sao họ cố gắng kiếm điểm hoặc di chuyển lên bảng xếp hạng. Nếu không, yếu tố gamification sẽ trở thành con dao hai lưỡi, gây phản tác dụng vốn được mong đợi của nó.
Nếu biết áp dụng yếu tố gamification vào trong việc thiết kế bài giảng E-learning chính xác, nó có thể thúc đẩy động lực mà không cần phụ thuộc vào phần thưởng. Điều quan trọng là xác định đúng mục đích đằng sau phần thưởng trò chơi của bạn, từ đó ứng dụng chúng vào khóa học của bạn. Ví dụ, nhân viên của bạn kiếm được huy hiệu và chia sẻ trên mạng xã hội với mọi người là điều tốt. Tuy nhiên, mục đích của việc này chỉ nên dừng lại ở việc tự khuyến khích, động viên bản thân để tiếp tục học tập và làm việc tốt hơn.
->>> Cách sử dụng yếu tố Gamification trong xây dựng bài giảng E-learning hiệu quả nhất
3. Gamification tạo ra môi trường quá cạnh tranh

Một số nhân viên lo ngại yếu tố gamification được ứng dụng trong thiết kế bài giảng E-learning vì họ không muốn cạnh tranh. Tuy nhiên, đây không phải là nơi đến mức đồng nghiệp chiến đấu cho vị trí đầu tiên trên bảng xếp hạng và là một môi trường cạnh tranh gay gắt.
Để tất cả người học đều hài lòng, bạn nên tìm ra cơ chế trò chơi phù hợp với sở thích và tính cách của nhân viên. Đừng ép người học hướng nội cạnh tranh với đồng nghiệp. Thay vào đó, bạn có thể sử dụng điểm số hay huy hiệu để giúp họ theo dõi tiến trình một cách tự động. Ngoài ra, đảm bảo rằng tất cả mọi người đang ở trên một sân chơi phù hợp. Chẳng hạn, không nên để những nhân viên mới ở cùng bảng xếp hạng với các nhân viên dày dạn kinh nghiệm, vì đây quả thực không phải môi trường công bằng lắm. Tuy nhiên, bạn có thể điều chỉnh sau khi nhân viên đã quen với môi trường học tập và làm việc.
4. Gamification quá tốn kém

Đây là một trong những quan niệm sai lầm lớn nhất liên quan đến gamification. Ngày nay, hầu hết các phần mềm đào tạo trực tuyến đều đã có gamification. Bạn chỉ cần liên lạc với nhà cung cấp giải pháp đào tạo để cập nhật bài giảng E-learning của bạn, chứ không cần thiết kế bài giảng E-learning lại từ đầu. Chi phí cập nhật không hề tốn kém như bạn tưởng.
->>> Top 8 phần mềm E-learning
Ngoài ra, một số tổ chức đau đầu vì chi phí đắt đỏ phải chi trả cho các giải thưởng của nhân viên xuất sắc. Tuy nhiên, những giải thưởng thật sự nên là những giá trị tinh thần, là động lực nội tại, chứ không phải tiền bạc vật chất. Hãy trao cho họ những phần thưởng vô giá như sự ghi nhận của tổ chức, của đồng nghiệp qua những phần thưởng mà họ đã giành được trong khóa học.
Trên đây là 4 lầm tưởng và sự thật về gamification. Nếu bạn đang cần thiết kế bài giảng E – learning để đào tạo trực tuyến cho doanh nghiệp của mình, đừng ngần ngại mà hãy liên hệ ngay với OES – Công ty dịch vụ E – learning hàng đầu Việt Nam bạn nhé!
Xem thêm: [Case study] McDonald’s và câu chuyện ứng dụng gamification vào giải pháp E-learning