Với sự phát triển của Elearning trong thời đại ngày nay, Gamification đã trở thành một trợ thủ đắc lực giúp việc xây dựng bài giảng E-learning hấp dẫn hơn từ đó làm tăng sự gắn kết của nhân viên với quy trình đào tạo. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng biết cách áp dụng yếu tố này một cách phù hợp để không gây xao nhãng, đi sai mục tiêu đào tạo ban đầu. Vậy để sử dụng gamification, chúng ta cần lưu ý những điều gì ? https://www.youtube.com/watch?v=hgB_pmlRifU&t=21s
Hiểu bối cảnh đào tạo trước khi xây dựng bài giảng e-Learning
Hãy dành ra một khoảng thời gian nhất định để để phân tích bối cảnh đào tạo của công ty. Bối cảnh này bao gồm tình trạng đào tạo, số lượng nhân viên, kiến thức, kĩ năng của nhân viên hiện nay, chi phí có thể dành cho xây dựng bài giảng E-learning. Ngoài ra, chúng ta cũng cần cân nhắc xem LMS nào có thể tích hợp với các yếu tố Gamification mà chúng ta sắp xây dựng.
Xác định mục tiêu đào tạo
Mục tiêu đào tạo khi thực hiện theo phương pháp đào tạo truyền thống sẽ rất khác so với khi sử dụng Elearning. Do đó, việc xây dựng một danh sách các mục tiêu cần có sự cân nhắc kỹ lưỡng giữa nội dung đào tạo online và và những ưu điểm, hạn chế mà xây dựng bài giảng E-learning có thể đem lại. Bên cạnh đó, khi áp dụng yếu tố Gamification, bộ phận đào tạo cần cân nhắc xem nội dung nào dễ gây nhàm chán để đưa vào yếu tố này, giúp kích thích sự hưng phấn của người học. Ngược lại, những nội dung nào mang tính cốt lõi thì việc áp dụng quá nhiều Gamification liệu có làm xao nhãng người học hay không?
Xây dựng bài giảng E-learning có cấu trúc hợp lý
Một khóa học online càng dài thì người học càng khó có đủ động lực để theo cả khóa học đó. Khi bài giảng có nhiều phần, hãy tách nhỏ chúng thành các phần riêng rẽ để học viên có thể hoàn thành từng phần nhỏ với độ dài 5-10 phút. Khi đó chúng ta sẽ có rất nhiều bài học ngắn và nếu chúng đều có một cách thể hiện như nhau thì sẽ khá nhàm chán. Đây chính là thời điểm để áp dụng gamification. Với mỗi 2-3 bài giảng ngắn, chúng ta nên áp dụng một yếu tố gamification để người học lấy lại tinh thần, thoát khỏi sự nhàm chán, thụ động để tiếp tục các phần học mới.
4 mẹo thiết kế game đố vui dành cho xây dựng bài giảng e-Learning
Làm thế nào để bắt đầu xây dựng bài giảng e-Learning theo hình thức Game trong học tập và đào tạo trực tuyến? Qua nhiều bài test cũng như feedback của sinh viên, chúng tôi rút ra được rằng cách tốt nhất để thực hiện cũng như triển khai là đi theo những tips sau đây:
1. Sử dụng Avatar
Hãy thiết kế avatar tùy chỉnh sao cho hình đại diện đó thể hiện một cách chính xác và phù hợp nội dung, chủ đề câu hỏi cũng như phản ánh văn hóa nhà trường.
Xem thêm: Xu hướng Gamification trong số hóa nội dung – Một số mẹo và gợi ý triển khai
2. Tạo ngân hàng câu hỏi
Tạo ra một ngân hàng câu hỏi và thêm vào nhiều nhất có thể các câu trả lời theo dạng trắc nghiệm đã được sắp xếp vào các chủ điểm giảng viên mong muốn.
3. Cung cấp cho người học quyền lựa chọn
Khi vòng xoay đã “hạ cánh” tại một hình đại diện, sinh viên nên có quyền chọn những chủ đề khác nhau thuộc câu hỏi. Điều này sẽ giúp mở rộng game và cho phép người chơi/người học thu thập tất cả những hình đại diện. Từ đó, sinh viên sẽ có thêm động lực để tiếp tục chơi và học.
Xem thêm: [CASE STUDY] McDonald’s và câu chuyện ứng dụng gamification vào giải pháp E-learning
4. Áp dụng thiết kế Game-logic vào xây dựng bài giảng e-Learning
Thiết kế Game dựa trên logic để:
- Người học được thử thách để trả lời câu hỏi đã đươc sắp xếp theo các chủ điểm để lấy điểm và thu thập những hình đại diện.
- Cung cấp tài liệu tự học (video ngắn và file dạng PDFs) trong trường hợp người học muốn kiến thức nâng cao của một chủ điểm nhất định.
- Người học sẽ có 6 lives (6 “mạng sống” – 6 lần thua cuộc) trong mỗi 12 giờ. Mỗi lần sẽ cho phép sinh viên trả lời các câu hỏi đến khi họ trả lời sai.
- Mỗi câu hỏi chỉ được trả lời trong 30 giây. Nếu người học không chọn được câu trả lời hoặc trả lời sai, họ sẽ mất một 1 “mạng sống”.
Sử dụng các câu đố vui trong học tập và đào tạo không phải là một hình thức quá mới mẻ; từ năm 2014, Gene Jones đã cho rằng Câu đố vui (Trivia) có thể làm người học thông minh và năng động hơn trong suy nghĩ:
- Giúp cải thiện các kĩ năng về nhận thức
- Là một trò chơi chuyển đổi điển hình, thay đổi liên tục để người chơi/người học luôn tỉnh táo và có thể tiếp thu các thông tin hữu ích
- Tạo điều kiện cho trí nhớ tốt hơn
- Xây dựng một cộng đồng học tập thông qua việc chia sẻ kiến thức chung và tương tác qua lại.
- Hỗ trợ hình thành khái niệm bằng các luồng thông tin đã được phân hóa rõ ràng và nhắm tới các mục tiêu cụ thể.
Để xây dựng bài giảng E-learning sử dụng yếu tố Gamification hiệu quả, các doanh nghiệp nên tìm đến các nhà cung cấp dịch vụ đào tạo trực tuyến để có được một hệ thống bài giảng hiệu quả với các nội dung được số hóa hấp dẫn nhất. Một trong những công ty triển khai dịch vụ này chúng ta có thể kể đến như OES – một công ty hàng đầu về Elearning tại Việt Nam.