Theo CareerBuilder, sức khỏe tinh thần quyết định đến hơn 60% hiệu quả công việc. Trong đó sự ổn định về tâm lý giúp nhân sự nâng cao chất lượng sống và mang lại ảnh tác động tích cực đến hiệu suất làm việc. Trong bài viết này, hãy cùng OES tìm hiểu 4 cách giúp nhân sự cân bằng cảm xúc trong cuộc sống mà quản lý và những người làm đào tạo nhất định không thể bỏ qua!
Xem thêm: Đánh thức “trí thông minh cảm xúc” giúp doanh nghiệp tạo ra công thức thành công
Lợi ích của việc cân bằng cảm xúc trong cuộc sống và công việc cho nhân viên
Đảm bảo sức khỏe cho nhân sự
Sức khỏe bao gồm hai khía cạnh: Sức khỏe thể chất và Sức khỏe tinh thần. Cân bằng cảm xúc đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì tâm trạng tích cực và giảm căng thẳng, stress kéo dài – một trong những nguyên nhân chính cũng gây nên những suy giảm về thể lực. Nhân viên có khả năng quản lý cảm xúc tốt sẽ giữ được sự ổn định tinh thần, giảm nguy cơ mắc các vấn đề tâm lý và nâng cao chất lượng cuộc sống hàng ngày.
Tăng cường hiệu suất làm việc
Việc cân bằng cảm xúc trong cuộc sống giúp nhân sự nâng cao sự tập trung và duy trì hiệu suất làm việc ổn định. Tránh cho nhân viên bị chi phối bởi cảm xúc tiêu cực giúp họ làm việc hiệu quả hơn, đưa ra quyết định đúng đắn và hướng đến giải quyết vấn đề một cách tốt nhất.
Tạo môi trường làm việc tích cực
Cân bằng cảm xúc là chìa khóa để giải tỏa stress trong cuộc sống và công việc. Nhân viên hiểu biết về cách xử lý cảm xúc tiêu cực đồng thời sẽ có khả năng tạo ra một môi trường làm việc tích cực, giảm được áp lực và giúp họ đạt được hiệu suất cao.
Xem thêm: Những lợi ích tuyệt vời của việc quản lý cảm xúc trong cuộc sống
4 cách cân bằng cảm xúc trong cuộc sống và công việc
Rèn luyện kỹ năng quản lý cảm xúc
Rèn luyện kỹ năng quản lý cảm xúc là một phương pháp hiệu quả để giúp nhân viên đối mặt và điều chỉnh cảm xúc của mình một cách tích cực. Điều này bao gồm việc nhận biết cảm xúc, hiểu rõ nguyên nhân và cách ứng xử phù hợp.
Doanh nghiệp có thể tổ chức các hoạt động cụ thể như:
- Xây dựng và khuyến khích nhân sự tham gia các buổi đào tạo về quản lý cảm xúc.
- Tạo các khảo sát, thăm dò ý kiến, form, biểu mẫu,… để nhân sự chia sẻ về những vấn đề trong cuộc sống, công việc
- Tham khảo ý kiến của chuyên gia để hướng dẫn nhân sự thực hành các kỹ thuật như thiền, yoga để giúp kiểm soát cảm xúc.
- Khuyến khích nhân sự ghi chép nhật ký cảm xúc để theo dõi và hiểu biết về mình.
Xây dựng văn hóa giao tiếp, phản hồi tích cực để giúp nhân viên cân bằng cảm xúc trong cuộc sống
Phương pháp này khuyến khích sự cởi mở, thành thực trong giao tiếp, bao gồm việc lắng nghe, chia sẻ ý kiến một cách tích cực và tạo điều kiện cho những phản hồi mang tính xây dựng.
Các nhà quản lý có thể tổ chức các buổi đào tạo về giao tiếp hiệu quả và xây dựng văn hóa trong doanh nghiệp. Điểu mấu chốt là hãy tạo ra một nơi khiến mọi nhân sự đều cảm thấy an tâm để chia sẻ ý kiến mà không lo lắng bị phán xét hay chỉ trích.
Một vài lưu ý mà doanh nghiệp không nên bỏ qua như:
- Số lượng người tham gia
- Không gian chia sẻ
- Thời gian chia sẻ
- Diễn giả/Host chương trình
- Chủ đề chương trình
Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết các bước thực hiện kỹ năng phản hồi hiệu quả nhất
Phát triển môi trường làm việc tích cực
Cách này đòi hỏi doanh nghiệp và những nhà quản lý chú trọng đến chính sách lương, thưởng, phúc lợi và tối ưu quy trình làm việc. Một môi trường làm việc tích cực không chỉ làm tăng cường sự hài lòng của nhân viên mà còn khiến họ cảm thấy gắn bó hơn với tổ chức. Từ đó giúp tạo điều kiện cho sự phát triển cá nhân và thúc đẩy tinh thần đồng đội.
Để làm được điều này, doanh nghiệp và những người làm đào tạo nên:
- Làm rõ chính sách đãi ngộ với nhân sự, đảm bảo tính minh bạch và thường xuyên lắng nghe nhân sự
- Xây dựng quy định linh hoạt về thời gian, không gian làm việc, khuyến khích nhân viên chủ động quản lý công việc hiệu quả
- Thực hiện các biện pháp khuyến khích tinh thần đồng đội như các sự kiện team-building, chia sẻ, đào tạo trong và ngoài công việc,…
Đào tạo nhân viên kỹ năng “Sử dụng trí tuệ cảm xúc trong công việc”
Các buổi đào tạo về kỹ năng sử dụng trí tuệ cảm xúc trong công việc này giúp nhân viên nhận biết cảm xúc của bản thân và người khác, từ đó áp dụng vào các tình huống thực tế.
Người làm đào tạo có thể tổ chức các buổi chia sẻ hoặc sử dụng các nguồn tài nguyên trực tuyến để giúp nhân viên phát triển kỹ năng sử dụng trí tuệ cảm xúc. Tài liệu học tập bao gồm các bài giảng trực tuyến, trò chơi và chương trình hướng dẫn thực hành các hoạt động thiền, yoga ở trên.
Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp hay người tổ chức nào cũng có đủ chuyên môn và kỹ năng trong việc truyền đạt kiến thức về trí tuệ cảm xúc. Đặc biệt với các doanh nghiệp quy mô nhân sự đông, đặt tại nhiều chi nhánh, việc tổ chức hoạt động offline không phải là điều dễ dàng.
Khóa học “Sử dụng trí tuệ cảm xúc trong công việc” đến từ Skillhub là lựa chọn tối ưu dành cho doanh nghiệp. Khi tham gia khóa học này, nhân sự sẽ được rèn luyện nhận thức cảm xúc của bản thân và người xung quanh thông qua các tình huống minh họa cụ thể. Thông qua các định dạng bài giảng hấp dẫn từ quay hình, hoạt họa đến slides, nhân sự có thể dễ dàng áp dụng ngay vào không chỉ trong công việc mà còn trong cuộc sống.
Kết
Trên đây là 4 cách cân bằng cảm xúc trong cuộc sống và công việc cho nhân viên mà các nhà quản lý không nên bỏ qua. Hi vọng bài viết trên từ OES – Công ty Cổ phần Dịch vụ đào tạo trực tuyến hàng đầu Việt Nam đã giúp nhà quản lý có thêm góc nhìn và phương pháp cân bằng cảm xúc cho nhân viên. Việc xây dựng và hỗ trợ nhân sự ổn định tâm lý, sức khỏe sẽ không chỉ giúp ích cho cá nhân họ mà còn góp phần vào việc xây dựng đội nhóm hiệu quả với hiệu suất cao.
Sở hữu đội ngũ chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong về đào tạo và số hóa, OES đã nghiên cứu và sản xuất ra SkillHub – ngân hàng khóa học kỹ năng mềm online cho doanh nghiệp. Để biết thêm thông tin chi tiết, hãy liên hệ ngay với SkillHub để được tư vấn chi tiết và giải đáp những thắc mắc kịp thời về các khóa học kỹ năng mềm tại đây nhé!