Hình ảnh là thứ tác động trực tiếp đến não bộ của chúng ta, quyết định ấn tượng đầu của người học đến bài giảng E-learning. Đây là công cụ đắc lực của các biên tập viên trong quá trình số hóa nội dung, sử dụng tốt công cụ này sẽ giúp bạn làm chủ được bài giảng và truyền được cảm hứng cho các học viên.
Dành thời gian cho việc tìm kiếm hình ảnh
Chọn hình ảnh cho bài giảng E-learning không nên được “xem thường”. Rất nhiều doanh nghiệp khi tự số hóa nội dung chỉ tập trung xây dựng nội dung văn bản, còn với hình ảnh thì … tra đại trên Google để chèn tạm. Đây là sai lầm vô cùng to lớn, bởi hình ảnh là thứ gây ấn tượng mạnh mẽ nhất với chúng ta, một hình ảnh chẳng hề liên quan đến nội dung hay thiết kế nghèo nàn sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình học. Hình ảnh mà bạn sử dụng cũng quan trọng như những dòng chữ mà bạn soạn, và cũng chẳng thua kém các yếu tố tương tác trên màn hình.
Hãy đầu tư thời gian để chọn hình ảnh, theo dõi kĩ càng theo con trỏ chuột để chọn được tấm ảnh ưng ý. Có rất nhiều loại hình ảnh bạn có thể lựa chọn ví như ảnh chụp (photo), ảnh minh họa (illustration), đồ thị bảng biểu,.. tùy vào mục đích sử dụng.
Tips:
- Xác định rõ thông điệp bạn muốn truyền tải qua hình ảnh (cảnh báo, chỉ dẫn, khen ngợi,…)
- Đánh giá hình ảnh qua đoạn nội dung liên quan tới nó (thường ở ngay phía trên/phía dưới hoặc bên cạnh của hình ảnh)
- Đảm bảo hình ảnh chất lượng, rõ nét, màu sắc hài hòa, liên quan tới nội dung)
Thêm chữ vào hình ảnh
Tại sao các biểu đồ và đồ thị trong sách giáo khoa phải có chú thích? Tại sao các tấm ảnh trên tạp chí dù rất đẹp và chất lượng nhưng vẫn thường xuất hiện cùng caption?
Đó là bởi vì hình ảnh và từ ngữ “thuộc về nhau“, khi hình ảnh đi kèm với một vài dòng chữ mô tả, nội dung bức ảnh sẽ trở nên rõ ràng và khiến người học tiếp thu và ghi nhớ thông điệp mà bạn muốn truyền tải một cách hiệu quả.
Tips:
- Chèn chữ vào ngay trong ảnh, tuy nhiên hãy hãy thật ngắn gọn và chắt lọc để người xem không bị choáng ngợp
- Đảm bảo hình ảnh và dòng chữ của bạn có liên quan sâu sắc
- Đừng để hình ảnh quá nổi bật khiến dòng chữ bạn chèn vào bị “lọt thỏm”
- Chia nội dung bạn định chèn vào ảnh thành các ý nhỏ, không để các câu văn dài 2-3 dòng
- Bạn có thể thêm một lớp overlay để dòng chữ thêm hài hòa
Bạn có thể tham khảo ví dụ sau:
Tìm kiếm hình ảnh có yếu tố con người và tận dụng để kể chuyện
“Real people do real things” (Người thật việc thật), một tấm ảnh có chứa con người thật là cách tốt nhất để bạn kết nối với người học. Loại hình ảnh này hiệu quả hơn rất nhiều so với ảnh đồ vật, bối cảnh, background,.. và gây ấn tượng mạnh mẽ tới tiềm thức của chúng ta. Thật vậy, hình ảnh con người đang làm công việc A (liên quan tới nội dung của bạn) cùng với biểu cảm sinh động là công cụ đắc lực trong quá trình số hóa nội dung.
Tips:
- Tìm những tấm ảnh mà nhân vật trong đó nhìn thẳng vào ống kính, một ánh nhìn trực diện sẽ khó mà bị bỏ qua. Thật vật, hình ảnh nhân vật nhìn thẳng vào ống kính sẽ tạo cảm giác muốn giao tiếp và muốn truyền đạt thông điệp nào đó.
- Chọn hình ảnh đặc tả nội dung của bạn, tránh những tấm ảnh chung chung.
- Sử dụng hình ảnh để kể chuyện. Trí não của con người luôn bị kích thích bởi những câu chuyện, đặc biệt là qua yếu tố visual.
- Không lạm dụng hình ảnh, nên nhớ mục đích của bạn là giao tiếp với người học, không phải trang trí.
- Chọn hình ảnh biểu lộ rõ nét mặt, biểu cảm của nhân vật.
Đa dạng
Sự đa dạng về yếu tố hình ảnh kích thích trí tò mò và khiến người học phải liên tục đoán nội dung tiếp theo, từ đó sẽ gián tiếp thúc đẩy quá trình học tập của người học.
Ngoài ảnh chụp (photo), bạn có thể nghĩ đến một số loại visual content khác như: biểu đồ, đồ thị, ảnh minh họa,.. Bạn có thể tham khảo 8 kiểu visual content tại đây.
Nếu có thể, OES khuyên bạn nên sử dụng GIF (ảnh động) và video bởi não bộ chúng ta sẽ luôn ưu tiên tiếp thu các thông tin dưới dạng động hơn dạng tĩnh.
->>>>> 3 nền tảng hỗ trợ bạn xây dựng video bài giảng E-learning hiệu quả
Bạn không nhất thiết phải áp dụng máy móc những quy tắc trên, hãy thỏa sức sáng tạo để chọn ra những bức hình ưng ý nhất cho bài giảng. Sau đây là một vài gợi ý giúp bạn tư duy vượt lối mòn:
- Hình ảnh Before-and-after (trước và sau): phù hợp cho việc giới thiệu sản phẩm (trước và sau khi dùng) hoặc so sánh theo thời gian
- Hình ảnh hậu trường Behind-the-scenes
- Bức ảnh với góc nhìn lạ, tiết lộ một vài điều “bí ẩn”
- …
Đến với oes.vn, chúng tôi cung cấp dịch vụ số hóa nội dung hấp dẫn, chuyên nghiệp và có thể sử dụng lâu dài. Ngoài ra, nếu trong quá trình tự xây dựng bài giảng E-learning, bạn gặp bất cứ khó khăn gì thì hãy liên hệ ngay với OES để được tư vấn và giúp đỡ nhé!
Xem thêm: Mất kiểm soát khi số hóa bài giảng E-learning: 6 chữ quá khiến bạn phải trả giá đắt