Định dạng Animation là gì? - Trải nghiệm học tập tuyệt vời trong đào tạo doanh nghiệp
SELECT MENU

Cộng đồng E-learning

Định dạng Animation là gì? – Trải nghiệm học tập tuyệt vời trong đào tạo doanh nghiệp

Hiện nay, Animation là một định dạng bài giảng được sử dụng rộng rãi trong những hoạt động đào tạo trực tuyến của doanh nghiệp. Với Animation, những chủ đề khô khan, khó hiểu sẽ trở nên đầy màu sắc và thú vị, giúp học viên dễ dàng nắm bắt và áp dụng kiến thức vào thực tế. Trong bài viết này, hãy cùng OES tìm hiểu xem định dạng Animation là gì và ứng dụng như thế nào trong đào tạo doanh nghiệp nhé.

Xem thêm: Phương pháp thiết kế bài giảng Animation đỉnh cao

Định dạng Animation là gì?

Trong tiếng Anh, danh từ Animation bắt nguồn từ động từ animate, tức là tạo ra sự sống. Animation là nghệ thuật “thổi hồn sự sống” vào những thứ vô tri vô giác như hình ảnh digital, đồ họa 3D hay thậm chí là mô hình cắt dán,… Animation thường chứa đựng một cốt truyện cụ thể để truyền đạt cho người xem.

Trong số hóa bài giảng, Animation chính là một phương tiện giúp truyền đạt kiến thức, nội dung đào bằng các video hoạt hoạ. Nhờ Animation, các khái niệm phức tạp sẽ được giải thích một cách đơn giản và trực quan hơn, thúc đẩy sự tương tác giữa học viên và bài học, từ đó, sức hấp dẫn và lôi cuốn của bài giảng được nâng cao, đồng thời giúp học viên tập trung và cải thiện hiệu suất học tập.

Lý do Animation quan trọng trong đào tạo

Sức mạnh của Animation vẫn được phát huy khi áp dụng đối với đào tạo doanh nghiệp. Thông qua Animation, các khái niệm hay chủ đề phức tạp được chia nhỏ thành các phần nội dung dễ hiểu, đảm bảo cho người học tiếp thu đầy đủ thông tin. So những video quay hình đơn điệu hay các slide giảng dạy thiếu hấp dẫn, Animation có thể làm nên điều kỳ diệu thông qua việc tạo nên “linh hồn” cho kiến thức truyền tải. 

Và cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, đừng nghĩ Animation không phù hợp với môi trường làm việc chuyên nghiệp bởi đây chính là một yếu tố chắc chắn sẽ góp phần thúc đẩy khả năng học tập và năng suất của người học. Nhờ vào tính tương tác và tính đồ họa cao, người học được tương tác trực tiếp với nội dung học tập, từ đó việc truyền tải kiến thức trở nên sinh động hơn, thu hút giúp tăng sự tập trung trong quá trình học tập. 

Thành công của đào tạo doanh nghiệp được đánh giá thông qua hiệu suất lao động của nhân viên, cũng như những kiến thức, hiểu biết cụ thể về lĩnh vực, sản phẩm,… Vậy trong lĩnh vực đào tạo, Animation đóng vai trò quan trọng như thế nào?

Phương pháp học tập phù hợp với người học trưởng thành 

Đơn giản hoá thông tin phức tạp 

Đào tạo doanh nghiệp đôi khi sẽ đi kèm với những kiến thức khó nhằn cũng như rất nhiều số liệu thống kê. Bởi vậy, hoạt động này rất dễ trở nên nhàm chán. Thông qua các video đào tạo Animation, các tài liệu phức tạp sẽ được trực quan hóa một cách chính xác và đầy đủ, cũng như giảm thiểu nhầm lẫn khi truyền tải thông tin đến người học. Từ đó nội dung trở nên dễ “tiêu hóa” hơn, giúp xóa bỏ những lo ngại về việc học viên khó có thể tiếp nhận khối lượng thông tin lớn như vậy.

Có thể lấy ví dụ về chủ đề đào tạo liên quan đến lĩnh vực khoa học địa chất có thể khiến người học dễ dàng nản lòng nếu nó được trình bày bằng văn bản và hay những con số đơn giản. Tuy nhiên với Animation, quá trình hình thành đá tự nhiên trở nên sống động và xuất hiện hấp dẫn hơn nhiều. Animation không chỉ giúp đơn giản hóa những kiến thức phức tạp mà còn tô điểm thêm những màu sắc sống động, giúp hình ảnh thu hút với người học hơn. 

Dễ dàng áp dụng kiến thức

Sau khi giúp học viên hiểu và nắm rõ kiến thức, thử thách tiếp theo là đảm bảo họ có thể áp dụng những gì đã học vào thực tế. Thông qua định dạng Animation, các tình huống thực tế được mô phỏng, giúp người học có thể hiểu được cách vận dụng kiến thức vào công việc và cải thiện kỹ năng thực hành của họ. Ngoài ra Animation có thể cho phép người học tương tác với nội dung đào tạo, giúp họ trải nghiệm và áp dụng kiến thức một cách tự tin và chính xác.

Animation làm tăng tỷ lệ tham gia và thúc đẩy động lực học tập 

Tạo ra bầu không khí học tập mới mẻ 

Thế mạnh lớn của Animation là thông qua nó, những câu chuyện sẽ dễ dàng được tái hiện và kể lại. Có thể nói, Animation chính là một công cụ mạnh mẽ để kích hoạt cảm xúc. Việc truyền tải thông tin qua những câu chuyện có thể làm cho nội dung trở nên thú vị hơn nhiều so với những hình ảnh hay các tài liệu cung cấp nội dung thông thường. Hiểu một cách đơn giản là, Animation sẽ “trang điểm” làm cho những thông tin trở nên sinh động và nổi bật hơn. Tuy nhiên hãy làm rõ chân dung đối tượng người học trước để xác định xem họ cần gì, điều gì làm họ thu hút. Thành công ở khía cạnh này sẽ khiến nhân viên sẵn sàng học hỏi hơn khi dành sự quan tâm đến buổi đào tạo của bạn.

Rút ngắn thời gian học tập 

Nhân viên đã đủ bận rộn và căng thẳng trước những công việc của riêng họ, vì vậy chắc chắn họ sẽ không thể dành sự chú tâm toàn bộ vào hoạt động đào tạo, nhất là trước những kiến thức khó nhằn hay khô khan. Với khả năng truyền tải thông tin một cách trực quan và nhanh chóng, học viên dễ dàng hình dung và hiểu được các khái niệm phức tạp. Bên cạnh đó, Animation còn cho phép học viên có thể tương tác trực tiếp với nội dung học tập, từ đó giúp tăng khả năng ghi nhớ và ứng dụng kiến thức vào thực tế. Tất cả những điều này đều giúp cho quá trình học tập trở nên hiệu quả hơn, đồng thời rút ngắn thời gian học tập cần thiết cần thiết để mọi người tiếp thu kiến thức.

Làm sao để lựa chọn thể loại Animation phù hợp cho doanh nghiệp?

Animation rất đa dạng về thể loại như Animation truyền thống, Whiteboard Animation (hoạt hình bảng trắng), 2D, 3D, Motion Graphics (đồ họa chuyển động) hay Stop Motion (Hoạt hình tĩnh vật). Tuy nhiên, việc lựa chọn sẽ không quá khó khăn. Về cơ bản, có 3 loại hình Animation được sử dụng phổ biến nhất: hoạt hình bảng trắng, 2D, 3D Animation.

Whiteboard Animation là gì?

Whiteboard Animation là sự kết hợp của các yếu tố vẽ tay trên nền trắng và lồng tiếng theo minh hoạ. Có thể lấy ví dụ như những video được thể hiện bằng hình ảnh bàn tay vẽ nhanh trên bảng trắng để làm tăng cảm giác hoạt động trực tiếp. Phong cách Animation này đặc biệt phổ biến và bạn có thể dễ dàng tìm thấy các ví dụ thông qua YouTube. Người học thường bị thu hút bởi những video Whiteboard Animation bởi thông tin được trình bày rõ ràng và học thuật. Thể loại này được cho là dễ hiểu nhất đối với người học vì nó không chứa những yếu tố gây phiền nhiễu. 

2D Animation là gì?

Có thể coi thể loại Animation này như là một phiên bản nâng cấp của Whiteboard Animation. Đối với phong cách này, các nhân vật 2D hoặc đồ họa chuyển động sẽ được bổ sung vào để gia tăng sự thú vị cho video. 2D Animation sẽ có nhiều màu sắc hơn Whiteboard Animation và thường lồng ghép trong đó những câu chuyện hay thông điệp muốn truyền tải. Đối với 2D Animation, các chuyển động, hình ảnh sẽ trở nên sống động và đây chính là điểm mạnh của thể loại này, điều mà Whiteboard Animation không thể làm được.

3D Animation là gì?

Trong 2 thập kỷ trở lại đây, 3D Animation trở nên phát triển mạnh mẽ  cùng với sự phát triển của công nghệ CGI. Các không gian ba chiều như chiều dài, chiều rộng và chiều sâu đều được khai thác mạnh mẽ thông qua 3D Animation. Nếu như 2D Animation là sự phát triển về hội họa thì 3D Animation chính là sự phát triển của điêu khắc (mô hình 3D).  Với chất lượng hình ảnh chân thực, sống động thông qua các phần mềm thiết kế màu sắc, chú trọng vào độ bóng hay các hiệu ứng, 3D Animation càng trở nên hấp dẫn, bắt mắt hơn. Chính vì sự vượt trội của chất lượng hình ảnh so với các thể loại khác nên 3D Animation thường yêu cầu chi phí sản xuất cao hơn với quy trình riêng biệt, nhiều công đoạn thực hiện phức tạp cũng như tốn nhiều thời gian hơn.

Ứng dụng Animation trong storytelling đối với e-Learning như thế nào? 

Trong storytelling, Animation là công cụ hỗ trợ tuyệt vời để truyền tải câu chuyện và thông điệp. Bằng cách sử dụng Animation, các nhân vật trong câu chuyện có thể được tạo ra sống động hơn, thu hút sự quan tâm của người xem và giúp tăng sự ghi nhớ nội dung cũng như hiểu rõ hơn những khía cạnh của câu chuyện. Với các kỹ thuật hiện đại, Animation có thể tạo ra các cảnh quay chân thực và phong phú, đồng thời kết hợp với âm thanh, âm nhạc và kịch bản để tạo ra một trải nghiệm học tập đầy cảm hứng. Bên cạnh đó, với Animation người học có thể tương tác với nội dung học tập một cách chủ động, hoá thân thành nhân vật chính trong câu chuyện, từ đó khoá học sẽ càng trở nên hấp dẫn và tăng tính tương tác. Tóm lại, áp dụng Animation trong storytelling sẽ giúp trải nghiệm học tập được nâng cao và tạo ra các câu chuyện đầy cảm hứng trong e-Learning.

Xem thêm: Phân biệt animation và motion graphics – Hai định dạng phổ biến của số hoá bài giảng

Kết

Với tính linh hoạt, tính tương tác cao, và khả năng tạo ra trải nghiệm học tập tuyệt vời, chắc chắn định dạng Animation sẽ giúp cho quá trình học tập và đào tạo trở nên thú vị và hiệu quả hơn rất nhiều. Hy vọng những thông tin trên OES đã giải đáp giúp doanh nghiệp khái niệm Animation là gì và được ứng dụng như thế nào trong đào tạo. Để tìm hiểu thêm những thông tin chi tiết về các định dạng khác, hãy liên hệ ngay OES – Công ty Cổ phần Dịch vụ Đào tạo Trực tuyến hàng đầu Việt Nam  để nhận được những tư vấn cụ thể nhé!

Bài viết liên quan

×
OES

Nhận thông báo về những Khóa học mới nhất

Error: Contact form not found.

Đăng ký nhận tư vấn Khóa học

Đăng ký nhận tư vấn Khóa học

0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x