Cách tạo động lực trong học tập hiệu quả bằng việc tận dụng tối đa dữ liệu
SELECT MENU

Blog

Cách tạo động lực trong học tập hiệu quả bằng việc tận dụng tối đa dữ liệu

Trong thời đại số hóa, dữ liệu đã trở thành tài sản vô giá đối với mọi doanh nghiệp. Đặc biệt trong lĩnh vực đào tạo, việc khai thác dữ liệu hiệu quả giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về người học và hoạt động của mình. Bằng cách theo dõi hành vi và kết quả học tập, các chuyên gia đào tạo có thể cá nhân hóa trải nghiệm cho từng học viên, đồng thời điều chỉnh phương pháp giảng dạy phù hợp. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu khơi dậy động lực học tập, việc lựa chọn và khai thác dữ liệu cần được thực hiện một cách khoa học. Trong bài viết này, hãy cùng OES khám phá sâu hơn về cách tạo động lực học tập thông qua việc tận dụng dữ liệu đào tạo.

Xem thêm: Bí quyết quản lý dữ liệu e-Learning giúp tiết kiệm thời gian và tối ưu hóa hiệu quả

Lợi ích của việc tận dụng tối đa dữ liệu

Phân tích dữ liệu học tập là hoạt động thu thập, xử lý, phân tích và giải thích dữ liệu sinh ra trong quá trình đào tạo. Những dữ liệu này có thế đến từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm hệ thống quản lý học tập LMS, hệ thống quản trị nhân sự, thậm chí là cả các diễn đàn, mạng xã hội, v.v.

 Mục tiêu của hoạt động phân tích này là để hiểu rõ hơn về thành tích, hành vi, cách thức thực hiện và mong muốn học tập của học viên, bởi một trong những mối quan tâm lớn nhất của người làm đào tạo là không ngừng nỗ lực để thu hút sự tham gia của học viên với khóa học. 

Việc tận dụng dữ liệu học tập đã và đang tạo ra một cuộc cách mạng toàn diện cho hoạt động đào tạo doanh nghiệp. Nó không chỉ mang đến trải nghiệm học tập cá nhân hóa mà còn nâng cao tỉ lệ tham gia khóa học của học viên. Sau đây là 3 lợi ích tiêu biểu của việc tận dụng tối đa dữ liệu như một cách tạo động lực học tập

  • Dự đoán hiệu suất 

Một trong những lợi ích quan trọng nhất của phân tích dữ liệu học tập là khả năng cung cấp thông tin chi tiết không chỉ về hiệu suất hiện tại của học viên mà còn có khả năng dự đoán hiệu suất của họ trong suốt quá trình học trực tuyến. 

Ví dụ, giảng viên có thể dự đoán trước liệu học viên có nguy cơ không hoàn thành tiến độ toàn khóa hay không, từ đó cung cấp các hỗ trợ cần thiết như tài liệu đọc thêm hoặc các buổi hướng dẫn cụ thể. Đây cũng là một cách tạo động lực trong học tập, nâng cao kết quả đào tạo và mang đến trải nghiệm học trọn vẹn hơn. 

  • Cung cấp trải nghiệm học cá nhân hóa

Thông qua phân tích dữ liệu học tập, các chuyên gia đào tạo có thể điều chỉnh nội dung khóa học phù hợp với từng học viên. Ví dụ, nếu dữ liệu cho thấy học viên mất nhiều thời gian để hoàn thành một module bài giảng, giảng viên có thể cung cấp các công cụ hỗ trợ và tài liệu hướng dẫn. Bởi mỗi học viên có cách tiếp thu kiến thức khác nhau, vì thế việc phân tích dữ liệu học tập giúp cá nhân hóa trải nghiệm học và cũng là cách tạo động lực trong học tập hiệu quả. 

  • Tăng tỷ lệ hoàn thành khóa học

Nhờ sự can thiệp kịp thời dựa trên phân tích dữ liệu học tập, nhiều học viên có cơ hội cải thiện kết quả học tập, từ đó giảm tỷ lệ bỏ dở khóa học hoặc thi trượt. Lý do là bởi học viên gặp khó khăn trong quá trình học thường mất đi động lực học và có xu hướng trì hoãn, bỏ dở giữa chừng. Điều này dẫn đến giảm tỷ lệ hoàn thành khóa đào tạo, ảnh hưởng trực tiếp đến ngân sách của tổ chức, và quan trọng hơn, học viên sẽ bỏ lỡ cơ hội tiếp thu kiến thức bổ ích cho công việc của mình. 

Cách tạo động lực trong học tập hiệu quả bằng việc tận dụng tối đa dữ liệu

Thông tin đăng nhập

Thông tin đăng nhập là một trong những yếu tố dễ đo lường nhất. Dữ liệu này cho doanh nghiệp biết học viên đăng nhập vào hệ thống vào những ngày nào; họ ở lại trong bao lâu; họ đang tìm kiếm hay click vào bài học nào. Những số liệu này có thể giúp người làm đào tạo xác định học viên nào tham gia tích cực hơn vào quá trình học tập và biết chính xác họ tìm kiếm nội dung gì. Từ đó bộ phận đào tạo có thể nghiên cứu và xây dựng kế hoạch học tập, cung cấp tài liệu học tập phù hợp. Sau quá trình quan sát những thay đổi của dữ liệu, các chuyên gia có thể biết rằng chiến lược doanh nghiệp thực thi có thật sự là cách tạo động lực trong học tập hiệu quả hay không. 

Thông tin kết quả đánh giá

Thông qua kết quả đánh giá, bộ phận đào tạo có thể thu thập được nhiều thông tin giá trị. Ví dụ, kết quả bài kiểm tra đầu vào sẽ cho giảng viên thấy tổng quan về năng lực của học viên, từ đó dễ dàng đánh giá, so sánh và phân nhóm người học theo từng tiêu chí. Đây là bước quan trọng để doanh nghiệp cung cấp đúng, đủ và chính xác nội dung đào tạo phù hợp với năng lực và nhu cầu của học viên. Điều này cũng góp phần nâng cao hiệu suất và là cách tạo động lực trong học tập hiệu quả. 

Mục tiêu thực tế 

Việc phân tích dữ liệu về hiệu suất và mức độ tham gia thực tế của học viên giúp bộ phận đào tạo có cái nhìn tổng quan về trình độ, tốc độ tiếp thu và nhu cầu của từng cá nhân. Nhờ vậy, doanh nghiệp có thể xây dựng chương trình đào tạo phù hợp, đảm bảo mọi người đều có thể theo kịp và đạt được kết quả tốt. 

Qua đó, khi doanh nghiệp đề ra những mục tiêu có tính thực tế cao, học viên sẽ được tiếp thêm sự tự tin, động lực hơn để cố gắng hết sức và không cảm thấy căng thẳng ngay cả khi chưa đạt được mục tiêu. 

Thông tin thảo luận trực tuyến

Hầu hết các hệ thống quản lý học tập LMS đều cung cấp tùy chọn nhóm thảo luận như chatbox, forum (diễn đàn), v.v nơi học viên có thể chia sẻ câu hỏi của họ với các đồng nghiệp và giảng viên. Đây là nguồn dữ liệu quan trọng bởi nó cung cấp cho người làm đào tạo thông tin về người hỏi và người tương tác. Đó còn là một kênh thông tin hữu ích để ghi lại dữ liệu phản hồi về khóa học mà bộ phận đào tạo có thể tận dụng để cải thiện chất lượng khóa học. 

Tận dụng dữ liệu hoàn hảo cùng Welearning 

Hệ thống quản lý học tập Welearning được thiết kế và phát triển bởi OES – doanh nghiệp hàng đầu trong việc triển khai đào tạo trực tuyến tại Việt Nam tự tin có khả năng hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tối đa tiềm năng của dữ liệu. 

Thông qua hệ thống LMS, doanh nghiệp có thể dễ dàng truy cập và kiểm tra mọi thông tin, từ hồ sơ học viên đến các chỉ số hiệu suất. Hệ thống cho phép theo dõi dữ liệu theo thời gian thực, tạo báo cáo tùy chỉnh và thậm chí tự động hóa các tác vụ lặp đi lặp lại, tiết kiệm thời gian và công sức cho bộ phận L&D.

Ngoài ra, với khả năng báo cáo và trực quan hóa dữ liệu của Welearning, doanh nghiệp có thể dễ dàng chuyển đổi dữ liệu phức tạp thành hình ảnh trực quan và dễ hiểu. Từ đó, bộ phận L&D có thể đưa ra những cải tiến thiết thực trong thời gian ngắn.

Kết

Câu hỏi làm thế nào để tạo động lực học tập cho học viên là một trong những trăn trở của những người làm đào tạo. Điều may mắn là với sự phát triển của phân tích dữ liệu, việc tạo động lực học tập cho nhân sự không còn là bài toán quá khó khăn. Nguồn dữ liệu quý giá này không chỉ giúp bộ phận đào tạo hiểu về học viên mà còn là cách tạo động lực trong học tập vô cùng hiệu quả. 

Nếu Quý doanh nghiệp muốn tìm hiểu sâu hơn về hệ thống LMS và ứng dụng phân tích trực quan hóa dữ liệu, hãy liên hệ OES – Công ty Cổ phần Dịch vụ Đào tạo Trực tuyến để được nhận tư vấn từ các chuyên gia đầu ngành! 

Bài viết liên quan

×
OES

Nhận thông báo về những Khóa học mới nhất

Error: Contact form not found.

Đăng ký nhận tư vấn Khóa học

Đăng ký nhận tư vấn Khóa học

0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x