Người xem luôn tìm kiếm và mong đợi những nội dung mới mẻ, độc đáo thay vì những điều cũ kỹ, lặp đi lặp lại. Vậy làm thế nào để đổi mới nội dung số hoá bài giảng E-learning mà vẫn có sự liên kết với các sản phẩm hay lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp?
Hiện nay có rất nhiều khoá học có sẵn trên mạng, và trong vai trò của người sản xuất nội dung bạn loay hoay tìm kiếm những nội dung độc đáo hơn để tạo sự khác biệt. Bí quyết là hãy tìm những cách sáng tạo nhất có thể bao trùm các chủ đề E-learning đang phổ biến hoặc làm nội dung hoàn toàn mới.
Làm thế nào để bạn có thể chọn được một nội dung “đáng” học? Liệu bạn có đủ kiến thức và thu thập đủ thông tin liên quan để chọn lọc và nghiên cứu với một chủ đề hoàn toàn mới không?
Cùng tham khảo 6 cách giúp bạn brainstorm ý tưởng nội dung số hoá bài giảng E-learning sau đây.
1. Lấy cảm hứng hay ý tưởng mới từ những bài giảng E-learning liên quan
Việc làm này hoàn toàn không liên quan hay cổ xuý cho vấn đề lấy cắp nội dung, sao chép, đạo văn dưới bất kì hình thức nào. Bạn phải làm công việc phức tạp hơn như vậy, đó là sáng tạo ra những nội dung mới lấy cảm hứng từ những gì đã có. Sử dụng nguồn dữ liệu đã có như một nguồn tài liệu tham khảo khi bạn cần đổi mới nội dung E-learning của mình.
Hãy thu thập một danh sách các bài giảng trực tuyến hàng đầu và rút kinh nghiệm từ những điểm mạnh, điểm yếu của từng bài. Họ đã làm tốt việc giải quyết vấn đề chính của toàn khoá học chưa? Phòng cách triển khai nội dung của họ là gì? Họ “gài gắm” ý tưởng trong từng bài học như thế nào?
2. Thăm dò ý kiến người học, đối tượng mục tiêu
Một ý tưởng nội dung số hoá bài giảng E-learning mới lạ, độc đáo và hiệu quả là phải thu hút sự chú ý và nhận được sự ủng hộ từ những người học. Học viên vẫn là những người quan tâm và nóng lòng mong chờ những nội dung của bạn nhất vì học kỳ vọng nó sẽ là một khoá học với nhiều thông tin bổ ích.
Vì vậy, hãy thăm dò ý kiến của người học thông qua mạng xã hội hay ngay trên nền tảng quản lý học tập để thu thập thêm thông tin và định hướng nội dung phù hợp. Bắt đầu từ những khó khăn mà người học có thể gặp phải trong cuộc sống hằng ngày hoặc là những xu hướng người học muốn tìm hiểu thêm. Bạn cũng có thể tập trung vào các sản phẩm hay dịch vụ của mình.
Ví dụ, sản phẩm, dịch vụ của bạn có lợi điểm bán hàng (USP) nào đủ thuyết phục khách hàng lựa chọn? Từ đó, chuyển USP thành định hướng tiêu dùng cho khách hàng.
3. Tập trung vào giải quyết vấn đề
Mọi ý tưởng xuất chúng đề khởi nguồn từ những sự cố, vấn đề trong cuộc sống. Từ sự cần thiết, nhu cầu của con người sẽ sinh ra các phát minh, ý tưởng sáng tạo. Các mẹo giải quyết một vấn đề nào đó cũng là một trong những chủ để hot, thu hút được sự chú ý của rất nhiều người.
Đầu tiên, bạn cần đưa ra vấn đề mà người xem gặp phải, sau đó đề xuất giải pháp giúp giải quyết vấn đề đó. Tất nhiên bạn cũng có thể giới thiệu các sản phẩm hay dịch vụ của mình trong video như một giải pháp giúp giải quyết vấn đề.
4. Chia sẻ kinh nghiệm
Không phải ai cũng nghe theo 100% các lời khuyên của người khác. Thậm chí ngay cả khi lời khuyên đó đến từ một nguồn đáng tin cậy. Khi bạn đăng tải các video bài giảng E-learning, hãy liên kết những nội dung trong video với kinh nghiệm cá nhân. Điều này giúp người xem, người học nhìn thấy những lời khuyên và các thông tin được áp dụng như thế nào trong thực tế, liệu nó có thực sự hiệu quả hay không.
Mặc dù những chia sẻ cá nhân hay kinh nghiệm của bản thân không thể hoàn toàn đúng trong mọi trường hợp. Tuy nhiên, những chia sẻ cá nhân của bạn sẽ giúp chỉ ra những giải pháp có thể có hiệu quả và trở thành một “bằng chứng sống” cho những lý thuyết thông thường. Mặc dù vậy bạn cũng không nên quá lạm dụng những ý kiến cá nhân trong việc lên nội dung bài giảng, tránh góc nhìn chủ quan.
5. Tìm hiểu xu hường E-learning mới nhất
Những người sáng tạo nội dung bài giảng E-learning cần thường xuyên kiểm tra các xu hướng nội dung. Theo dõi các blog, các nhóm hội trên mạng xã hội hay các diễn đàn để cập nhật các xu hướng mới trên mạng. Bạn cũng nên đăng kí nhận thông báo từ một số kênh tin tức nổi bật để có thể cập nhật thông tin nhanh chóng.
6. Làm nổi bật lợi điểm bán hàng của các sản phẩm, dịch vụ
Bạn hoàn toàn có thể sáng tạo ra nhiều nội dung bài giảng E-learning độc đáo, mới lạ bằng việc giới thiệu, giáo dục về các sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp. Đặc biệt là những USP và lợi ích của chúng mang lại cho người dùng. Việc này có thể dễ dàng bị hiểu lầm thành những bài đăng bán hàng, quảng cáo đơn thuần. Bạn cần khéo léo chuyển đổi nội dung sao cho phù hợp và có sự lồng ghép tinh tế.
Ví dụ, người xem đang gặp phải vấn đề trong việc sử dụng nền tảng LMS. Bạn có thể xây dựng nội dung đưa ra danh sách 7 đặc điểm đánh giá các nền tảng và mẹo để lựa chọn một nền tảng phù hợp, có thể là nền tảng doanh nghiệp của bạn cung cấp. Hoặc bạn có thể đưa ra chủ đề “XY đặc điểm đầy hứa hẹn với hệ thống nền tảng mới” và giới thiệu những đặc tính, tính năng mới của sản phẩm, dịch vụ của bạn.
Lên ý tưởng mới cho nội dung số hoá bài giảng E-learning không phải là một công việc dễ dàng. Bạn có thể lấy cảm hứng từ những tài liệu bài giảng hiện có hoặc xuất phát từ chính những vấn đề cần được giải quyết trong thực tế để đề xuất giải pháp hợp lý. Các nội dung E-learning nhằm mục đích chính vẫn phải là cung cấp kiến thức, giới thiệu những nội dung mới và bổ ích đến người xem, thay vì là nơi để quảng cáo, pr cho sản phẩm, dịch vụ.
Nếu doanh nghiệp bạn đang có nhu cầu triển khai E-learning cho đào tạo nội bộ hay giáo dục khách hàng, hãy liên hệ ngay với OES, đơn vị hàng đầu cung cấp dịch vụ thiết kế bài giảng E-learning với đội ngũ có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực.
Xem thêm: Những thành tích bạn có thể đạt được nhờ xây dựng bài giảng E-learning.