Khi đã quyết định triển khai dự án đào tạo trực tuyến, ngoài việc xây dựng nội dung chương trình đào tạo, thì kế hoạch nhân sự cho giải pháp E-learning cũng là một vấn đề khiến các doanh nghiệp “đau đầu” không kém. Nếu bạn cũng đang gặp phải khúc mắc tương tự, thì bài viết này chính là dành cho bạn!
Trong một dự án triển khai giải pháp E-learning, nhìn chung, mỗi doanh nghiệp sẽ cần nhân sự về 4 lĩnh vực sau:
- Nhân sự vận hành kĩ thuật
- Nhân sự quản trị đào tạo
- Giảng viên
- Nhân sự số hóa bài giảng
1. Nhân sự vận hành kĩ thuật
Công việc: Quản trị cấu hình hệ thống, quản lý người dùng và phân quyền.
Đối với các Doanh nghiệp mua trọn gói sản phẩm, họ sẽ giao công việc này cho IT. Tuy nhiên, nhiệm vụ chính của họ là vận hành các hệ thống core khác của doanh nghiệp nên họ sẽ không ưu tiên xử lý các vấn đề phát sinh khi vận hành LMS.
->>> Top 10 hệ thống LMS bạn không thể bỏ lỡ
Đối với các Doanh nghiệp sử dụng phương pháp thuê (SaaS – Software as a Service) thì các công việc trên đã nằm trong dịch vụ của nhà cung cấp.
2. Nhân sự quản trị đào tạo
Công việc: Quản lý, triển khai nội dung, tổ chức các khóa học, giám sát lớp học, xuất báo cáo liên quan,…
Khi dự án E-learning mới triển khai, công việc này được giao cho một nhóm nhân sự đang quản trị các lớp học truyền thống. Vì vậy, ngoài các công việc thường làm, họ sẽ phải xử lý thêm các công việc khác liên quan đến E-learning, như tổ chức các khóa học, lớp học E-learning, giám sát tiến trình học tập và xuất các báo cáo liên quan.
Vì phải kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ nên đội ngũ này sẽ không có nhiều thời gian để chuyên tâm quản lý và hỗ trợ các lớp học E-learning.
Bởi vậy, sau thời gian khởi đầu, doanh nghiệp sẽ giao nhiệm vụ vận hành E-learning cho nhóm nhân sự/phòng ban phụ trách E-learning chuyên biệt.
3. Giảng viên
Đội ngũ giảng viên trực tuyến có 2 hình thức:
Giảng viên thiết kế: là các giảng viên tham gia vào quá trình số hóa bài giảng ban đầu của doanh nghiệp.
Công việc: Chuẩn bị tài liệu trước khi số hóa (slide thô, script, tài liệu liên quan, yêu cầu số hóa sơ bộ), phối hợp cùng team biên kịch (thuộc Đội ngũ số hóa bài giảng) để đưa ra kịch bản số hóa bài giảng và duyệt các bài giảng đã được số hóa.
Giảng viên dẫn giảng: là các giảng viên đồng hành cùng học viên trong suốt thời gian khóa học diễn ra.
Công việc: Giao và chấm bài tập, bài thi. Trả lời các câu hỏi thắc mắc của học viên về nội dung bài học. Báo cáo kết quả khóa học cho bộ phận quản trị đào tạo.
4. Nhân sự số hóa bài giảng
Công việc: phối hợp cùng giảng viên và quản lý đào tạo để xây dựng kịch bản số hóa bài giảng. Đề xuất và sản xuất bài giảng E-learning ở các định dạng khác nhau tùy thuộc vào nội dung như: quay hình giảng viên có minh họa, quay hình hiện trường, animation, motion graphic, slideshow html5 (chuẩn SCORM, xAPI), gamification.
Để khóa học hấp dẫn, doanh nghiệp cần kết hợp nhiều định dạng khác nhau trong các bài giảng E-learning. Do vậy, nhân sự thiết kế bài giảng cần phải có những kĩ năng sau:
->>> Số hóa bài giảng quốc tế – Làm thế nào cho đúng?
KẾT LUẬN
Có thể thấy, việc tự xây dựng đội ngũ nhân sự để tự triển khai giải pháp E-learning đòi hỏi doanh nghiệp phải có tiềm lực mạnh về tài chính, về nhân sự và tồn tại khá nhiều rủi ro do doanh nghiệp chưa có kinh nghiệm triển khai.
Chính vì vậy, hiện nay rất nhiều doanh nghiệp sử dụng dịch vụ thuê hệ thống LMS để có đội ngũ kỹ thuật hỗ trợ vận hành và sử dụng dịch vụ số hóa bài giảng của bên chuyên cung cấp dịch vụ như OES để đáp ứng các tiêu chí thời gian thực hiện nhanh, chất lượng cao, cách thức xây dựng đa dạng và chuyên nghiệp.
Xem thêm: Bạn đang kiếm tìm phẩm chất gì ở một nhà cung cấp dịch vụ thiết kế bài giảng E-learning?
Sau bài viết này, có lẽ bạn đã có sự lựa chọn phù hợp cho kế hoạch nhân sự của mình. Nếu bạn muốn tìm hiểu kĩ hơn về hệ thống LMS, dịch vụ số hóa bài giảng hay các giải pháp E-learning, hãy liên hệ với OES chúng tôi hoặc tham khảo cuốn Cẩm nang Triển khai E-learning thành công cho doanh nghiệp, tổ chức này bạn nhé!
Download miễn phí Cẩm nang Triển khai E-learning thành công cho doanh nghiệp, tổ chức