Trong thời đại số hóa ngày nay, hệ thống LMS đóng vai trò quan trọng trong việc đào tạo và phát triển nhân lực tại doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc đánh giá hệ thống LMS hiện tại có thể gặp khó khăn và phức tạp đối với nhiều tổ chức, doanh nghiệp. Vậy làm thế nào để đánh giá hiệu quả hệ thống học trực tuyến hiện tại? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Xem thêm: Hệ thống LMS là gì? Mọi thứ doanh nghiệp cần biết về phần mềm quản lý đào tạo trực tuyến
Cách thức giúp doanh nghiệp đánh giá hệ thống học trực tuyến hiện tại
Hệ thống học trực tuyến có cung cấp tính năng cần thiết ở hiện tại và tương lai?
Đây là một cách thức hợp lý để đánh giá khả năng của hệ thống LMS trong việc đáp ứng nhu cầu học tập và phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. Tuy không thể biết chính xác nhu cầu đào tạo trực tuyến của doanh nghiệp trong tương lai sẽ phát triển như thế nào, nhưng việc chọn một LMS linh hoạt và có khả năng nâng cấp sẽ giúp doanh nghiệp đảm bảo rằng hệ thống học trực tuyến có thể tiến hóa và đáp ứng được những yêu cầu mới khi cần thiết.
Trước tiên, để đánh giá hệ thống LMS, cần phải đánh giá nhu cầu học tập hiện tại của nhân viên và xác định các tính năng cần thiết (như khả năng tạo và quản lý khóa học, tích hợp các công cụ học tập, quản lý học viên, theo dõi tiến trình học tập,…) để đáp ứng những nhu cầu này.
Tiếp đó, doanh nghiệp cần nghiên cứu các xu hướng mới trong lĩnh vực đào tạo trực tuyến để xác định những tính năng và chức năng có thể cần thiết trong tương lai, ví dụ như tích hợp trí tuệ nhân tạo, học máy, tích hợp xã hội hay các công nghệ mới khác.
Cuối cùng, việc thu thập ý kiến và đánh giá trải nghiệm người dùng cũng giúp doanh nghiệp đánh giá hiệu suất và sự hài lòng với hệ thống hiện tại, từ đó có thể xác định những cải tiến cần thiết.
Hệ thống LMS có cung cấp đầy đủ tính năng báo cáo cơ bản không?
Báo cáo là một trong những tính năng quan trọng nhất của hệ thống LMS vì chúng cung cấp dữ liệu để phân tích hoạt động của người học và điều chỉnh khóa học để cải thiện trải nghiệm học tập.
Khi đánh giá hệ thống học trực tuyến, có một số báo cáo cơ bản mà doanh nghiệp không nên bỏ qua:
- Nhật ký trực tiếp: Ghi lại các hoạt động diễn ra trong thời gian thực, thường cập nhật 60 giây 1 lần
- Báo cáo hoạt động: Tổng hợp lại lượt view của từng bài trong khoá
- Báo cáo tổng quan
- Báo cáo tham gia khoá học: Tổng hợp các thành viên đã được ghi vào khoá học
- Báo cáo hoàn thành hoạt động trong khoá học: Ghi lại số lượng bài học đã hoàn thành/chưa hoàn thành của từng học viên trong khoá học
Bằng cách đánh giá các tính năng báo cáo của hệ thống LMS có đầy đủ hay không, doanh nghiệp có thể quyết định được hệ thống đã đáp ứng được nhu cầu phân tích và báo cáo hiệu suất học tập chưa. Nếu hệ thống hiện tại không đáp ứng được yêu cầu, doanh nghiệp có thể xem xét chọn một giải pháp LMS thay thế có đầy đủ tính năng báo cáo cũng như phù hợp hơn với nhu cầu của tổ chức.
Lựa chọn hệ thống học trực tuyến được cài đặt trên cloud server hay máy chủ vật lý
LMS dựa trên cloud server mang đến sự linh hoạt, dễ dàng mở rộng để đáp ứng sự gia tăng số lượng người học. Không giống như các phần mềm khác thường gây áp lực với mức chi phí cao, doanh nghiệp chỉ cần bỏ ra một khoản chi phí nhỏ để triển khai hệ thống LMS dựa trên đám mây. Ngoài ra, với hệ thống LMS này, doanh nghiệp có thể giảm tải việc phân phối nguồn lực vào hoạt động quản trị phần mềm. Thay vào đó, trách nhiệm quản lý cũng như các rủi ro đi làm sẽ được chuyển giao cho các đơn vị phụ trách.
Hệ thống LMS trên máy chủ vật lý thường đòi hỏi một khoản đầu tư ban đầu lớn hơn, nhưng có sự ổn định về mặt truy cập so với hệ thống học trực tuyến cài đặt trên đám mây hay các máy chủ ảo. Người dùng có thể truy cập hệ thống LMS dễ dàng mà không cần phụ thuộc vào sự ổn định của kết nối internet hoặc dịch vụ đám mây của bên thứ ba. Không chỉ vậy, khi LMS được cài đặt trên máy chủ vật lý, doanh nghiệp có quyền và kiểm soát đầy đủ về nội dung học tập, bao gồm các tài liệu, bài giảng, bài tập và tài liệu tham khảo.
Hãy xem xét kỹ lựa chọn nào phù hợp nhất nhu cầu với doanh nghiệp cũng như ngân sách đặt ra để có thể cung cấp cho người dùng trải nghiệm học tập thuận tiện và hiệu quả nhất.
Hệ thống LMS tích hợp đào tạo trên thiết bị di động không?
Việc sử dụng thiết bị di động như điện thoại thông minh, máy tính bảng đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống thường ngày. Tích hợp đào tạo trên thiết bị di động sẽ mở ra cơ hội cho doanh nghiệp tiếp cận đến nhiều đối tượng người học khác nhau, cũng như tạo ra một hệ sinh thái học tập rộng rãi, đầy tính tương tác. Vì thế, hãy đánh giá xem hệ thống LMS hiện tại của doanh nghiệp có hỗ trợ học tập trên thiết bị di động để có thể cung cấp kiến thức và phát triển kỹ năng cho người học mọi lúc, mọi nơi không?
Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể cân nhắc đến phương pháp học tập đồng bộ khi đánh giá hệ thống LMS. Hãy kiểm tra xem liệu hệ thống học trực tuyến hiện tại có cho phép doanh nghiệp tích hợp các hoạt động học tập đồng bộ, như các webinar, cuộc họp ảo trực tiếp hoặc các sự kiện đào tạo trực tuyến không?
Đơn vị triển khai LMS có sẵn sàng đồng hành cùng doanh nghiệp?
Để triển khai thành công một chương trình không phải là một điều dễ dàng bởi doanh nghiệp sẽ phải đối mặt rất nhiều ít thách thức từ việc triển khai đến vận hành, quản lý hệ thống. Ngay cả các chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực e-Learning đôi khi cũng cần sự hỗ trợ từ các nhà cung cấp LMS bởi đây là những hoạt động đòi hỏi rất nhiều kiến thức về chuyên môn hay kỹ thuật.
Trong những trường hợp này, có một đối tác triển khai hệ thống LMS sẵn sàng đồng hành sẽ giúp doanh nghiệp nhận được sự hỗ trợ chuyên nghiệp trong suốt quá trình sử dụng dịch vụ, cũng như giảm bớt những gánh nặng cho đội ngũ quản lý trong doanh nghiệp.
Làm sao để lựa chọn được đối tác LMS tốt nhất?
Hợp tác với những đơn vị “có tiếng” trong ngành
Triển khai LMS không những đòi hỏi khả năng sử dụng thành thạo các công cụ trong hệ thống này mà còn yêu cầu kiến thức liên quan đến các hoạt động đào tạo trong doanh nghiệp. Vì vậy, những đơn vị có tiếng, từng làm việc với các đối tác lớn và có nhiều kinh nghiệm sẽ khiến doanh nghiệp tin tưởng hơn trong việc cung cấp giải pháp phù hợp và đảm bảo chất lượng sản phẩm đúng như doanh nghiệp mong muốn.
Với 10 năm kinh nghiệm triển khai e-Learning cho các khách hàng lớn nhỏ nhiều lĩnh vực như ngân hàng, bảo hiểm, viễn thông, bán lẻ, NGOs…, OES tự tin đem lại những trải nghiệm học tập hiệu quả và sự phát triển bền vững cho mọi tổ chức, doanh nghiệp.
Tìm hiểu những dự án mà đối tác từng triển khai
Nhìn vào những sản phẩm mà đơn vị cung cấp dịch vụ triển khai hệ thống học trực tuyến từng thực hiện sẽ giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan hơn, từ đó có thể đánh giá hiệu quả của những dự án này. Đồng thời, để nắm được chất lượng của hệ thống LMS, doanh nghiệp có thể xem những đánh giá của những đơn vị đã từng sử dụng dịch vụ. Qua những feedback đó, doanh nghiệp không chỉ đánh giá được ưu và nhược điểm hệ thống bằng cách phân tích các điểm mà người dùng thích nhất và không thích nhất, mà còn biết được thái độ của đơn vị đó với khách hàng. Những đơn vị chuyên nghiệp chắc chắn sẽ rất sẵn lòng lắng nghe phản hồi của người dùng để phát triển và cải thiện sản phẩm.
Xem thêm: Lựa chọn đơn vị thiết kế bài giảng e-Learning – 3 yếu tố quan trọng doanh nghiệp cần nắm rõ
Kết
Trên thực tế, đánh giá hệ thống học trực tuyến hiện tại là một bước quan trọng để đảm bảo sự phát triển liên tục và hiệu quả của doanh nghiệp. Bằng cách áp dụng 5 cách thức mà OES đã đề cập, hi vọng doanh nghiệp có thể xác định được điểm mạnh và điểm yếu của hệ thống LMS hiện tại và tìm ra những cải tiến cần thiết.
Liên hệ OES – Công ty Cổ phần Dịch vụ Đào tạo Trực tuyến hàng đầu Việt Nam để nhận được tư vấn về triển khai giải pháp e-Learning cho doanh nghiệp ngay hôm nay!