Bài giảng trực tuyến và bài giảng điện tử khác nhau ở điểm nào?
SELECT MENU
Cộng đồng E-learning

Bài giảng trực tuyến và bài giảng điện tử khác nhau ở điểm nào?

Theo khảo sát từ eLearning Industry, có tới 60% các doanh nghiệp trên khắp thế giới hiện đang sử dụng bài giảng trực tuyến và bài giảng điện tử như là một phần quan trọng trong việc đào tạo đội ngũ nhân sự của họ. Tuy vậy, khi nói đến hai khái niệm “bài giảng trực tuyến” và “bài giảng điện tử,” sự phân biệt giữa hai thuật ngữ này thường không được đặt ra rõ ràng. Có lẽ vì cả hai khái niệm này đều liên quan đến việc sử dụng công nghệ trong giáo dục. Tuy nhiên, khi chúng ta nhìn nhận trên mức độ “thị trường hóa” cũng như xem xét mục đích cụ thể, sự khác biệt giữa bài giảng trực tuyến và bài giảng điện tử sẽ trở nên rõ ràng hơn. 

Xem thêm: Thiết kế bài giảng điện tử cho doanh nghiệp chi tiết trong 5 bước

Bài giảng trực tuyến là gì? 

Bài giảng trực tuyến là một phương pháp giảng dạy và học qua mạng internet. Thông qua nền tảng trực tuyến, người học có thể tham gia vào các bài giảng, hoạt động học tập, và tương tác với giảng viên cũng như các học viên khác từ xa thông qua các công cụ trực tuyến như video trực tiếp, hệ thống quản lý học tập, diễn đàn, tin nhắn, và nhiều ứng dụng khác.

Bài giảng điện tử là gì? 

Bài giảng điện tử là là bài giảng được lưu trữ trên một nền tảng máy chủ ở nơi khác và được sử dụng bởi một phần mềm cần thiết cho việc khởi tạo. Học viên sẽ áp dụng phương thức học ảo này thông qua một máy vi tính hoặc thiết bị điện tử thông minh như điện thoại di động, laptop, máy tính bảng,…

Sự khác nhau giữa bài giảng trực tuyến và bài giảng điện tử 

Tính tương tác trong bài giảng trực tuyến và bài giảng điện tử

Bài giảng trực tuyến:  

Trong bài giảng trực tuyến, tính tương tác được thể hiện qua sự kết hợp giữa các công cụ trực tuyến và thời gian thực. Giảng viên có thể tổ chức buổi học trực tiếp thông qua video trực tuyến, cho phép người học tham gia vào buổi thảo luận, đặt câu hỏi và chia sẻ ý kiến trực tiếp. Điều này tạo ra môi trường học tập gần giống với lớp học truyền thống, nơi mọi người có thể tương tác và giao tiếp một cách tức thì. Bên cạnh đó, các công cụ như trò chuyện trực tiếp, diễn đàn và hệ thống bình luận cũng giúp người học tương tác với nhau và với giảng viên trong thời gian thực.  

Bài giảng điện tử:  

Trong bài giảng điện tử, tính tương tác tuy có giới hạn nhưng lại tạo nên một môi trường học tập tùy biến, giúp học viên tập trung vào việc nắm vững kiến thức. Bằng việc cung cấp các tài liệu như văn bản, slide hoặc video đã được ghi sẵn, tính tương tác trong bài giảng điện tử khuyến khích học viên chủ động tiếp cận nội dung một cách linh hoạt.  

Bên cạnh đó, tính tương tác trong bài giảng điện tử cũng thể hiện qua việc sử dụng các tính năng như hệ thống bình luận hay các diễn đàn. Dù không có sự tương tác trực tiếp trong thời gian thực, nhưng các tính năng này vẫn trao quyền cho học viên cơ hội thảo luận, trao đổi ý kiến và chia sẻ suy nghĩ về nội dung học tập. Điều này thúc đẩy sự tương tác từ xa và khuyến khích học viên học hỏi từ nhau. 

Thời gian diễn ra 

Bài giảng trực tuyến: 

Thời gian bài giảng diễn ra thường được xác định trước và yêu cầu người học tham gia tại các thời điểm cụ thể. Điều này có thể đòi hỏi người học tuân theo lịch trình đã định sẵn và dành thời gian tương ứng cho việc tham gia vào các buổi giảng trực tuyến. 

Tuy nhiên, thời gian được xác định trước giúp tạo ra sự kết nối đồng thời trong quá trình học, cho phép người học tham gia vào các cuộc thảo luận và hoạt động chung cùng với giảng viên và các học viên khác từ xa. Tương tác thời gian thực này không chỉ tạo ra cảm giác tham gia tích cực mà còn giúp người học hình dung rõ hơn về môi trường học tập và tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả. 

Bài giảng điện tử: 

Tính linh hoạt về thời gian là một trong những ưu điểm hàng đầu của bài giảng điện tử. Người học có khả năng tiếp cận nội dung học tập bất kỳ lúc nào phù hợp mà không gặp bất kỳ ràng buộc gì về thời gian. Khả năng tự quản lý thời gian học tập giúp người học tạo ra môi trường học tập linh hoạt và tiện ích, thích nghi với những biến đổi của lịch trình cá nhân và tạo cơ hội cho họ tận dụng tối đa thời gian và nguồn tài nguyên học tập. 

Công cụ trình bày  

Bài giảng trực tuyến: 

Việc sử dụng các công cụ trực tiếp đóng vai trò quan trọng trong việc truyền đạt kiến thức và tạo sự tương tác. Thông qua các nền tảng hội thoại trực tuyến như Zoom, Teams,… giảng viên có thể truyền đạt nội dung một cách trực quan và sống động, tạo sự kết nối với người học giống như trong lớp học truyền thống.  

Bảng trắng tương tác cũng là một công cụ mạnh mẽ để giảng viên diễn giải kiến thức, những khái niệm hay lý thuyết liên quan đến bài học, đồng thời tương tác trực tiếp với các phản hồi từ người học. Các phương tiện khác như hình ảnh, âm thanh và các ứng dụng tương tác cũng đóng góp vào sự đa dạng trong cách trình bày nội dung, tạo ra trải nghiệm học tập hấp dẫn và phong phú. 

Bài giảng điện tử: 

Công cụ trình bày thường được sử dụng trong bài giảng điện tử là các tài liệu như văn bản, slide, video đã được ghi sẵn. Bài giảng điện tử sẽ được số hoá theo các định dạng vô cùng đa dạng như Animation, Motion Graphics, Gamification, Slideshow, videostock, quay hình giảng viên,…  

Xem thêm: Khám phá các định dạng số hoá tốt nhất cho thiết kế bài giảng điện tử 

Hiệu quả học tập 

Cả hai hình thức bài giảng trực tuyến và bài giảng điện tử đều có tiềm năng mang lại hiệu quả học tập, tuy nhiên điều này phụ thuộc vào cách triển khai, nội dung và cách thức học của mỗi người.  

Trong bài giảng trực tuyến, khả năng tương tác thời gian thực có thể tạo nên môi trường học tập động viên, thúc đẩy sự tham gia và tạo cơ hội cho việc trao đổi ý kiến. Điều này đặc biệt quan trọng trong việc thúc đẩy khả năng phân tích, suy luận và tư duy sáng tạo. 

Trong khi đó, bài giảng điện tử tập trung vào sự linh hoạt thời gian và khả năng tự quản lý học tập. Người học cần có khả năng tự quản lý thời gian và đảm bảo sự tập trung trong việc tiếp thu kiến thức. 

Cả bài giảng trực tuyến và bài giảng điện tử có thể đem lại hiệu quả học tập tùy thuộc vào cách triển khai và cách thức học của mỗi người. Sự tương tác thời gian thực trong bài giảng trực tuyến và sự linh hoạt thời gian trong bài giảng điện tử đều cung cấp những cơ hội riêng để tăng cường sự hiểu biết và phát triển kỹ năng học tập.

Bài giảng điện tử thường được sử dụng với mục đích gì?

Có thể nói nếu như bài giảng trực tuyến là đứa con đầu của e-Learning thì bài giảng điện tử được coi là đứa con thứ. Do ra đời muộn hơn, bài giảng điện tử được hưởng lợi từ nhiều yếu tố công nghệ tiên tiến hơn, hoàn thiện hơn về mặt kỹ thuật và thẩm mỹ. 

Tất cả các yếu tố như định dạng số hoá hấp dẫn, đóng gói theo chuẩn SCORM, XAPI,… được kết hợp để tạo ra một bài giảng hoàn chỉnh, mang đến tính đa dạng cả về hình ảnh lẫn âm thanh trong quá trình học tập của học viên. 

Đa phần bài giảng điện tử thường được áp dụng chủ yếu để đào tạo và phát triển đội ngũ nhân viên trong các doanh nghiệp. Do tính chuyên nghiệp và độ phức tạp cao, việc tạo ra một bài giảng điện tử thường đòi hỏi đầu tư cao hơn so với bài giảng trực tuyến. 

Xem thêm: Cách xuất bài giảng e-Learning chuẩn html5 nhanh gọn nhất cho doanh nghiệp 

Kết 

Tóm lại, bài giảng trực tuyến và bài giảng điện tử đều đóng góp vào sự phát triển của giáo dục hiện đại. Sự hiểu biết về khác biệt hai bài giảng này không chỉ giúp doanh nghiệp tận dụng tối đa các công cụ công nghệ, mà còn tạo cơ hội cho môi trường học tập tiến bộ, phù hợp với xu hướng thời đại. Liên hệ OES – Công ty Cổ phần Dịch vụ Đào Tạo Trực tuyến hàng đầu Việt Nam để nhận được tư vấn kỹ lưỡng về e-Learning, số hóa bài giảng mới nhất! 

Comments are closed.

Bài viết liên quan

X
OES

Nhận thông báo về những Khóa học mới nhất

DMCA.com Protection Status

Error: Contact form not found.

Đăng ký nhận tư vấn Khóa học

Đăng ký nhận tư vấn Khóa học