Khi các doanh nghiệp bắt đầu xây dựng bài giảng E-learning, có rất nhiều loại hình E-learning có mặt trên thị trường cần được căn nhắc. Bài viết này sẽ chỉ ra 3 mẹo giúp bạn so sánh các hệ thống E-learning để có lựa chọn phù hợp nhất.
1. Giải pháp chiều ngang và chiều dọc
Hệ thống quản lý học trực tuyến (LMS) có 2 loại, chiều ngang và chiều dọc. LMS theo chiều ngang là giải pháp cung cấp các khoá học phù hợp với nhiều người học và có thể sử dụng cho nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực khác nhau. Trong khi đó, LMS theo chiều dọc thường xây dựng bài giảng E-learning phù hợp với từng ngành, từng doanh nghiệp cụ thể.
Nếu doanh nghiệp của bạn chỉ tập trung vào một ngành đặc thù, LMS theo chiều dọc sẽ là sự lựa chọn thích hợp nhất. Ngược lại, doanh nghiệp của bạn hoạt động trong nền công nghiệp cần sự linh hoạt và năng động, giải pháp chiều ngang chắc chắn sẽ đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp.
2. Mô hình phát triển phần mềm
Để xây dựng bài giảng E-learning, bạn cần lựa chọn mô hình phù hợp đáp ứng được nhu cầu của khoá học.
Có 4 mô hình phát triển cơ bản:
- Đám mây (Cloud)
- Giải pháp tại chỗ (On Premise)
- Nguồn mở
- Xây dựng theo yêu cầu
Mô hình đám mây sử dụng nguồn sữ liệu, ứng dụng và chương trình từ kênh của nhà cung cấp. Chi phí ứng dụng mô hình này thường rẻ và linh hoạt.
Mô hình giải pháp tại chỗ nghĩa là người mua yêu cầu giấy phép phần mềm và sử dụng nó cho hệ thống của họ. Mô hình sẽ được cài đặt trên máy chủ của doanh nghiệp. Vì vậy, mô hình này thường tốn nhiều thời gian và tiền bạc hơn.
Mô hình mã nguồn mở là phần mềm với mã nguồn được công khai với tất cả người dùng. Mô hình phát triển này sẽ làm tăng tính tối ưu hoá và tuỳ chỉnh. Tuy nhiên, mô hình lại tốn nhiều chi phí cho việc định dạng và duy trì mã code.
Cuối cùng, mô hình thiết kế riêng sẽ là lựa chọn tốt nhất cho những doanh nghiệp với nguồn lực có sẵn xây dựng bài giảng E-learning. Đặc biệt, doanh nghiệp hoàn toàn có thể tự thiết kế và xây dựng hệ thống E-learning nhằm đáp ứng nhu cầu cụ thể.
3. Chi phí
Các nền tảng xây dựng hệ thống E-learning có tính tuỳ biến cao, khó có thể ước tính mức chi phí chính xác cho các khoá học nói chung. Tuy nhiên, có một số mô hình định giá tiêu chuẩn cần chú ý.
Mua “đứt”
Với phương thức thanh toán này, doanh nghiệp sẽ chi trả toàn bộ chi phí cho cả hệ thống E-learning. Dựa trên hệ thống đã được chuẩn hoá, doanh nghiệp áp dụng và đưa vào các khoá học của mình. Số lượng tài khoản người dùng, tính năng đều được hỗ trợ tối ưu. Tuy nhiên, hình thức mua cả hệ thống E-learning có chi phí khá cao. Vì vậy, phương thức này sẽ phù hợp hơn với các doanh nghiệp có quy mô lớn.
Thuê theo tài khoản
Với phương thức thuê, các doanh nghiệp sẽ chi trả chi phí dựa trên số lượng người dùng. Hình thức này mang lại lợi ích cho những doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ với số lượng tài khoản người dùng ít. Tuy nhiên, doanh nghiệp nên cân nhắc những chi phí ẩn có thể xuất hiện. Ví dụ: phí nâng cấp tính năng, phí kéo dài thời gian khoá học…
Hệ thống E-learning là một mô hình cần sự đầu tư về thời gian và tiền bạc. Lựa chọn một hệ thống E-learning phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp, cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp và có nhiều kinh nghiệp trong ngành sẽ đảm bảo cho sự phát triển của doanh nghiệp.
Để được tư vấn triển khai hệ thống E-learning, hãy liên hệ với OES – với đội ngũ nền tảng nhân sự gần 10 năm kinh nghiệm phát triển các dịch vụ E-learning.
Xem thêm: TOP 10 hệ thống LMS bạn không thể bỏ qua