Dạy hiệu quả
SELECT MENU

Blog

Dạy hiệu quả

Trong quá khứ, việc dạy đã hội tụ chủ yếu vào truyền thụ tri thức từ thầy sang trò. Nguyên lí là đơn giản: “Thầy dạy, và trò học.” Cách thầy dạy tuỳ thuộc vào kĩ năng của thầy; cách trò học tuỳ thuộc vào nỗ lực của trò. Thầy đo trò học được bao nhiêu bằng các bài kiểm tra được cho trên lớp; trường đo sinh viên thu được tri thức thế nào bằng các kì thi hàng năm.

Ngày nay việc dạy là phức tạp hơn và yêu cầu thầy làm nhiều hơn chỉ là truyền thụ tri thức. Thầy phải hội tụ vào việc dạy hiệu quả, hiệu lực và tạo ra các hoàn cảnh hỗ trợ cho việc học của trò. Việc dạy hiệu quả yêu cầu thầy phải biết cái gì đó về trò và dùng tri thức đó để cải tiến việc dạy trên lớp. Sinh viên đại học tới với sự đa dạng về nền tảng. Chẳng hạn, nền tảng gia đình của sinh viên có thể ảnh hưởng tới cách họ học; có khác biệt giữa sinh viên xuất thân từ gia đình có giáo dục và sinh viên ở thế hệ thứ nhất vào đại học. Sinh viên với động cơ mạnh tiếp cận tới việc học khác với sinh viên không có mục đích học tập. Sinh viên có tri thức từ trước học nhanh hơn sinh viên không có nền tảng thích hợp. Mặc dầu mọi sinh viên đều phải qua những kì thi nào đó để vào đại học nhưng không ai có thể đo được tất cả các yếu tố này cho nên thầy phải thiết kế môn học của mình và điều chỉnh chúng tương ứng khi họ dạy.

Nguyên lí của việc dạy bao gồm ba yếu tố: Mục đích học tập, hoạt động dạy và đánh giá. Việc dạy là hiệu quả hơn khi thầy đặt ra mục tiêu học tập rõ ràng lúc bắt đầu từng môn học (tức là, tri thức và kĩ năng mà sinh viên phải học đến cuối môn học.) Thầy phải thiết kế các hoạt động dạy để hỗ trợ cho những mục đích học tập này (như, tài liệu môn học, việc đọc cần có, sách giáo khoa, thảo luận trên lớp v.v.) và đánh giá tiến bộ về sinh viên đang học tốt thế nào (như, bài kiểm tra, bài tập về nhà, bài báo phải viết.)

Vì có các quan điểm khác nhau trong sinh viên về việc học cho nên thầy phải rõ ràng khi họ đặt ra mong đợi một cách tường minh để giúp sinh viên học tốt hơn. Bằng việc hiểu các mục đích học tập (như, tri thức và kĩ năng mà thầy mong đợi sinh viên có đến cuối môn học) sinh viên có thể đặt mục tiêu phấn đấu và giám sát tiến bộ của họ dọc đường. Thầy phải thông báo cho sinh viên về việc tiến hành lớp học (như, việc dự lớp, việc dùng laptop và điện thoại thông minh trong lớp, và phân công việc về sau) để tránh xung đột có thể nảy sinh. Việc rõ ràng tường minh sẽ dẫn tới môi trường học tập năng suất cho mọi sinh viên.

Việc dạy hiệu quả bao gồm ưu tiên hoá các tài liệu mà thầy muốn dạy. Thầy phải quyết định dạy cái gì và cái gì không được đưa vào trong môn học dựa trên kích cỡ lớp, nền tảng và kinh nghiệm của sinh viên, và các mục tiêu học tập mà có thể được hoàn thành. Một số thầy có xu hướng vô ý thức dạy cái gì đó mà họ biết rõ nhưng sinh viên chưa có đủ tri thức cho nên sinh viên có thể bị lẫn lộn. Thầy hiệu quả biết cách chia nhiệm vụ phức tạp thành các mảnh nhỏ hơn và giải thích từng mảnh một cách độc lập trước khi nói chi tiết về cách các mảnh này có thể kết nối với nhau để cho sinh viên có thể dễ dàng hiểu được. Trong phương pháp học tích cực, sinh viên chịu trách nhiệm về việc học riêng của họ, nhưng thầy giáo là mấu chốt trong hướng dẫn họ nghĩ và áp dụng điều họ đã học. Do đó, cả thầy và trò đều phải làm việc tích cực cùng nhau để làm cho việc học xảy ra.

Thách thức nhất trong lớp học ngày nay là để sinh viên trẻ có quan hệ với thầy giáo từ một thời đại khác. Sinh viên trẻ ngày nay ưa thích cách tiếp cận thực hành tới việc dạy như đối lập với việc đọc bài giảng. Họ quen thuộc với công nghệ và những công cụ mới nhất nhưng với nhiều thầy già hơn, điều này tạo ra kẽ hở giữa phong cách dạy của họ và cách học của sinh viên. Các thầy già hơn không thích có công nghệ (Laptop, điện thoại thông minh v.v.) trong lớp học, trong khi sinh viên thích dùng chúng mọi lúc. Khi kẽ hở giữa phương pháp dạy và phong cách học của sinh viên rộng ra hơn, việc học của sinh viên có thể bị ảnh hưởng. Điều đó cũng có thể giải thích cho việc chống lại thay đổi trong hệ thống giáo dục vì các thầy già hơn kiểm soát chương trình đào tạo và phương hướng của hệ thống nhà trường.

Trong khi tôi dạy ở châu Á, tôi đã nghe các thầy già hơn phàn nàn rằng sinh viên ngày nay không có sự kính trọng như sinh viên trong quá khứ. Tôi nghe nói về sinh viên không đủ giỏi; quá lười, và quá dễ dàng bị sao lãng. Tôi không biết liệu sinh viên có muốn phương pháp dạy khác không nên mới gây ra xung đột này hay liệu phong cách dạy của thầy là nguyên nhân cho vấn đề. Dù nguyên nhân là bất kì cái gì, điều rõ ràng là mong đợi của thầy và trò đang đi theo các hướng khác nhau. Vấn đề là phần lớn các trường đều có một thế hệ các thầy già hơn, những người đã quen dùng cách đọc bài giảng cho sinh viên thay vì dành thời gian cho thảo luận và hướng dẫn họ. Sinh viên trẻ muốn được tham gia vào trong thảo luận trên lớp qua các bài tập, thảo luận và câu hỏi và trả lời. Vì ưa thích về học tập của sinh viên đã thay đổi, điều quan trọng là để thầy giáo có quan hệ với cách sinh viên đang học bây giờ. Bằng việc liên tục một cách tiếp cận dạy dựa trên đọc bài giảng, các trường tiếp tục làm tăng thất vọng cho cả thầy và trò.

Khi tôi dạy ở Nhật Bản, một giáo sư giải thích: “Vấn đề của thế hệ già hơn chưa về hưu không phải là bị giới hạn vào hệ thống giáo dục mà là ảnh hưởng tới toàn thể bản thân nền kinh tế. Thế hệ trẻ hơn của chúng tôi đang bị siết lại để cạnh tranh về những việc làm ngày càng ít hơn. Chúng tôi có một thế hệ các công nhân lớn lên sau chiến tranh và họ đã làm việc rất chăm chỉ để xây dựng lại nước Nhật Bản. Nhiều người trong số họ vẫn còn làm việc và giữ những vị trí quan trọng trong mọi công ti và họ không muốn thay đổi. Họ đã từng rất thành công trong những năm 70 và 80 nhưng họ ngần ngại buông bỏ kiểm soát của họ. Lực lượng lao động của chúng tôi đang trở nên già hơn qua từng năm và việc vẫn ở lại trong các việc làm đang ngăn cản sự phát triển của các thế hệ trẻ hơn. Đó là lí do tại sao có việc tăng tính không chắc chắn kinh tế ở Nhật Bản và chúng tôi đã đứng lại trong sự tù đọng này hàng thập kỉ trong khi Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan đang làm các tiến bộ kinh tế. Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2007 đã làm cho nhiều người kết luận họ không thể về hưu được cho nên nhiều người vẫn treo bám với việc làm của họ và những người trẻ của chúng tôi phải vật lộn.”

Trong thế giới thay đổi nhanh chóng này, giáo dục là chìa khoá tạo khả năng để tạo ra lực lượng lao động mạnh, và việc dạy tích cực là mấu chốt để đáp ứng các mục tiêu này. Là nhà giáo dục, chúng ta cần đề cập tới những vấn đề này để đảm bảo các thế hệ trẻ của chúng ta có cơ hội dùng kĩ năng của họ để làm cho thế giới thành một chỗ tốt hơn.

Nguồn: science-technology.vn blog

Bài viết liên quan

×
OES

Nhận thông báo về những Khóa học mới nhất

Error: Contact form not found.

Đăng ký nhận tư vấn Khóa học

Đăng ký nhận tư vấn Khóa học