Tối ưu hoá bài giảng E-learning bằng cách chia nhỏ bài giảng
SELECT MENU

Cộng đồng E-learning

Tối ưu hoá bài giảng E-learning bằng cách chia nhỏ bài giảng

Sự thật là mọi người thường dành rất nhiều thời gian cho việc sử dụng điện thoại di động. Nắm bắt xu hướng này, nhiều doanh nghiệp đã phát triển hệ thống bài giảng E-learning đào tạo nhân viên tối ưu trên các thiết bị di động. 

Bài giảng E-learning cung cấp nhiều học liệu trong đó chủ yếu là các video. Vì vậy, việc tối ưu trên các thiết bị di động là điều cần thiết. Lý do là vì người dùng điện thoại và người xem video có mối liên quan chặt chẽ với nhau. Đặc biệt, chỉ tính riêng trên nền tảng YouTube, đã có hơn 1 tỷ giờ xem video mỗi ngày. Và 70% thời gian xem là từ các thiết bị di động. Việc cung cấp khoá học trên điện thoại dưới dạng video sẽ mang lại hiệu quả lớn.

Nhu cầu của người dùng không phải là lý do duy nhất mà video trở nên phổ biến và luôn dẫn đầu trong lĩnh vực E-learning. Việc học tập qua video cũng đặc biệt có hiệu quả vì bộ não của chúng ta hoạt động và ghi nhớ các thông tin hình ảnh nhanh hơn rất nhiều so với việc đọc văn bản. Điều này có nghĩa là việc học thông qua video giúp kiến thức được ghi nhớ lâu hơn trong khi thời gian học được rút ngắn. Bên cạnh đó, học qua video có thể cắt giảm nhiều chi phí đào tạo cho doanh nghiệp. Bài giảng E-learning thực sự là một giải pháp tối ưu.

chia-nho-bai-giang-e-learning

Sau đây hãy cùng tìm hiểu cách làm sao để sản xuất những khoá học ngắn hạn trên nền tảng video phù hợp nhất với xu hướng học trên điện thoại.

1. Thiết kế video bài giảng ngắn

Đối với những nội dung bài giảng chia nhỏ, bạn nên đề cao tính chất ngắn gọn, xúc tích bằng việc giới hạn thời gian mỗi video bài giảng. Đặc điểm ngắn gọn cũng chính là một trong những lý do tạo nên sự hiệu quả trong các khoá học. Thực tế, người học sẽ ghi nhớ được nhiều thông tin hơn khi sự tập trung của họ được chia nhỏ ra và phân bổ hợp lý, đặc biệt là nội dung truyền tài phải rõ ràng, rành mạch.

Hơn nữa, với những nhân viên luôn phải di chuyển, công tác liên tục. Thời gian để họ ngồi xuống bàn, bật máy lên học gần như là không có. Và việc “học trên đường” cũng bị ảnh hưởng rất nhiều bởi những tác nhân xung quanh bên ngoài mà bạn không thể kiểm soát được.

Giới hạn độ dài của mỗi video bài giảng không quá 6 phút, lý tưởng nhất là 3. Bên cạnh việc có thể giúp người học tập trung hết sức trong suốt thời gian xem video, một video ngắn sẽ gói gọn nội dung học với các thông tin quan trọng, bổ ích nhất và không bị lạc chủ đề.

2. Mỗi video chỉ đề cập đến một mục tiêu học tập

Bí mật thứ hai giúp việc chia nhỏ nội dung trở nên hiệu quả là mỗi video chỉ tập trung làm sáng tỏ một nội dung duy nhất. Vì vậy, đừng cố kéo dài khoá học ra. Nếu bạn cung cấp quá nhiều thông tin vào trong một đơn vị bài giảng, bạn sẽ làm giảm giá trị của bài giảng đó và khiến người học cảm thấy mâu thuẫn, khó hiểu.

Thay vì khiến cho người học đau đầu thêm bởi mục tiêu bài học không rõ ràng, hãy tập trung vào giải quyết một vấn đề. Ví dụ, bạn muốn trình bày cách nhân viên ứng xử khi sản phẩm bị hoàn trả, xác quy trình khác nhau có thể được áp dụng phụ thuộc vào vị khách đó trả lại hàng có trong thời hạn quy định hay không, tình trạng hàng,… . Thay vì sản xuất một video trình bày tất cả những trường hợp có thể xảy ra, chỉ cần làm một video bài giảng E-learning cho mỗi tình huống là cách làm tối ưu nhất.

3. Đem lại sự tiện lợi cho người học

Việc học trên các thiết bị di động là một cách hiệu quả trong việc tiếp thu khiến thức và thu nhận thông tin đối với những nhân viên thường xuyên phải di chuyển. Ví dụ, khi nhãn hiệu cho ra mắt một dòng sản phẩm mới, và nhân viên bán hàng của nhãn hiệu này lại quên mất công dụng, chức năng và cách vận hành của sản phẩm, lúc này vai trò của các video bài giảng ngắn gọn, trọng tâm được phát huy.

Khi bạn tạo một video với mục đích như một công cụ “chữa cháy”, nhanh chóng và tiện lợi, cách tốt nhất là video phải ngắn gọn, đơn giản. Các video dạng này không cần quá chú trọng trong công đoạn sản xuất hay thiết kế hình ảnh. Thay vào đó, nó phải thật hữu dụng, đầy đủ thông tin cần thiết. Mục tiêu của các video này phải là cung cấp cho những nhân viên thường xuyên phải di chuyển, công tác với đầy đủ thông tin một cách chi tiết, rõ ràng để họ có thể ứng dụng ngay lập tức những gì họ vừa xem.

Bên cạnh đó, những đối tượng thường xuyên phải sử dụng video dạng này không phải lúc nào cũng có thể bật tiếng video hay đeo tai nghe khi xem. Để đảm bảo người xem không bị bỏ lỡ thông tin nào, bạn nên chèn thêm phụ đề hoặc thiết kế chữ chạy trên màn hình, infographic.

4. Kết hợp da dạng yếu tố hình ảnh

ket-hop-hinh-anh-trong-bai-giang-e-learning

Các video bài giảng theo hình thức chia nhỏ nội dung ứng dụng cho các khoá học trên di động không chỉ là một công cụ đào tạo tức thì tuyệt với. Đây cũng có thể coi là một học liệu tổng hợp kiến thức hiệu quả, giúp tổng kết lại những ý chính từ các khoá học dài hạn hơn.

Bạn cũng có thể đầu tư nhiều hơn về mặt hình ảnh giúp người học hứng thú hơn khi xem video. Ví dụ, bạn có thể sử dụng animation để khiến video nhiều màu sắc hơn. Bên cạnh đó, bạn có thể tạo chuyển động cho các hình ảnh, chữ có trên màn hình để trông sinh động hơn. Một ý tưởng khác là tạo hình một nhân vật hoạt hình như là người hướng dẫn trong video bài giảng đó để viết ra các thông tin chính…. . Video bài giảng E-learning có thể sản xuất theo phong cách đơn giản nhưng cẫn đầu tư hình ảnh thật đẹp mắt!

5. Tăng thêm sự tương tác

tuong-tac-trong-bai-giang-e-learning

Video tương tác đòi hỏi người học phải có những hành động trong lúc xem video. Việc tham gia chủ động hơn giúp người học hứng thú và có động lực hơn trong lúc học, đồng thời hỗ trợ việc ghi nhớ kiến thức tốt hơn. Bên cạnh đó, các hành động tương tác cho phép người học tiếp cận kiến thức một cách chủ động hơn.

Cách dễ dàng nhất để tăng sự tương tác là đan xen một số câu hỏi trong video. Các câu hỏi này có thể là câu đố giúp nhắc lại kiến thức hoặc câu hỏi gợi mở những thông tin tiếp theo.

Một hình thức khác là câu hỏi tình huống. Những câu hỏi này sẽ phụ thuộc vào cách thức trả lời và phương án người học đưa ra mà không có một đáp án cụ thể nào chính xác. Hình thức đặt câu hỏi này sẽ phù hợp với các khoá học mục tiêu đào tạo và điều chỉnh hành vi hoặc kĩ năng mềm.

6. Đề cao khả năng truy cập

Những nhân viên thường xuyên không làm việc tại văn phòng, di chuyển nhiều nơi sẽ ưu tiên học trên các thiết bị di động luôn theo người. Vì họ thường xuyên phải di chuyển nên việc sử dụng dữ liệu di động có thể khá tốn kém (chi phí mạng để kết nối Internet). Và trong nhiều trường hợp, tại nhiều điểm đến không có kết nối mạng, các video bài giảng vẫn cần phải truy cập được. Vì vậy, đây là lý do vì sao các khoá học E-learning cũng cần phải xem được khi offline.

Với sự hỗ trợ của một số nền tảng cung cấp bài giảng ưu tiên trên thiết bị di động, bạn còn có thể sử dụng offline với giao diện hoàn toàn giống như khi sử dụng trực tuyến. Ứng dụng tự động ghi nhớ lộ trình học của người dùng và mở ra tiếp tục tại bài học đang tạm dừng. Theo cách này, người học có thể kiểm soát việc học dễ dàng hơn và có thể truy cập mọi lúc mọi nơi một cách tiện lợi.

de-cao-kha-nang-truy-cap-bai-giang-e-learning

Theo xu hướng hiện nay, càng ngày có càng nhiều người yêu thích sử dụng video. Không chỉ vì thuận tiện, thực tế mà việc sử dụng video còn có thể giúp bạn thiết kế các bài giảng theo đúng ý. Vì vậy, còn chần chừ gì mà không bắt tay vào sản xuất bài giảng E-learning cho doanh nghiệp của bạn ngay!

Nếu doanh nghiệp của bạn còn mới trong lĩnh vực này và cũng chưa có đủ nhân sự để triển khai, hãy liên hệ với OES để được đội ngũ nhân sự giàu kinh nghiệp hỗ trợ và tư vấn giúp doanh nghiệp thiết kế hệ thống bài giảng E-learning hiệu quả nhất nhé.

Xem thêm: Tự xây dựng hệ thống E-learning với 11 bước sau.

Bài viết liên quan

×
OES

Nhận thông báo về những Khóa học mới nhất

Error: Contact form not found.

Đăng ký nhận tư vấn Khóa học

Đăng ký nhận tư vấn Khóa học