Daniel Goleman, tác giả cuốn sách “Trí tuệ cảm xúc” (Emotional Intelligence – EI) bán chạy nhất mọi thời đại nhấn mạnh: Kỹ năng quản lý cảm xúc đóng vai trò vô cùng quan trọng với mọi nhà lãnh đạo trong việc xử lý khủng hoảng. Đặc biệt, mô hình 4 chiều trong trí tuệ cảm xúc (The Four Dimensions) được biết tới như phương pháp hữu hiệu giúp hỗ trợ nhà quản lý đối mặt với những vấn đề trong công việc và cuộc sống. Ở bài viết này, hãy cùng OES tìm hiểu xem quản lý cảm xúc là gì và khám phá sức mạnh của mô hình 4 chiều trong EI nhé!
Xem thêm: Đánh thức “trí thông minh cảm xúc” giúp doanh nghiệp tạo ra công thức thành công
Quản lý cảm xúc là gì?
Quản lý cảm xúc là khả năng nhận hiểu biết và kiểm soát cảm xúc của bản thân cũng như người khác. Kỹ năng này bao gồm khả năng nhận diện cảm xúc, hiểu rõ nguồn gốc của chúng và tự điều chỉnh để đạt được mục đích giao tiếp.
Những nhà lãnh đạo tài ba trên thế giới thường là những người có chỉ số thông minh cảm xúc rất cao. Mark Zuckerberg, Steve Jobs hay Bill Gates,… họ đều là những người biết cách kết hợp nhận thức cá nhân, ứng phó với căng thẳng và sử dụng nghệ thuật ứng xử khéo léo với người khác.
Làm chủ kỹ năng quản lý cảm xúc có thể giúp các nhà lãnh đạo:
- Xây dựng môi trường làm việc tích cực, hiệu quả.
- Tạo sự đồng cảm và tin tưởng giữa lãnh đạo với nhân viên.
- Giảm thiểu căng thẳng và giải quyết xung đột dễ dàng.
- Thúc đẩy động lực làm việc và khả năng gắn kết của thành viên trong đội nhóm
Mô hình 4 chiều (The Four Dimensions) trong quản lý cảm xúc là gì?
Trí tuệ cảm xúc được nghiên cứu phát hiện bởi nhà tâm lý học Peter Salovey và nhà khoa học John D. Mayer vào những năm 1990. Mô hình 4 chiều trong trí tuệ cảm xúc The Four Dimensions of Emotional Intelligence được coi là một trong những mô hình quan trọng nhất trong lĩnh vực này.
Tự nhận thức (Self-Awareness) trong quản lý cảm xúc là gì?
Trong mô hình 4 chiều của trí tuệ cảm xúc, người ta thường nhắc nhiều đến tự nhận thức. Vậy tự nhận thức (Self-Awareness) trong quản lý cảm xúc là gì?
Trước hết, đó là khả năng tự nhận biết và hiểu rõ cảm xúc của bản thân. Đây là bước đầu tiên trong quá trình phát triển trí thông minh cảm xúc. Người quản lý cảm xúc tốt không chỉ hiểu về cảm xúc mà còn làm chủ được mức độ ảnh hưởng của nó đến hành vi, quyết định. Bên cạnh đó, họ cũng biết cách kết nối cảm xúc với các mục tiêu và giá trị khác trong công việc, cuộc sống.
Ví dụ: Trong một dự án, quản lý nhận ra mình đang trải qua giai đoạn căng thẳng do áp lực công việc. Thay vì truyền đạt cảm xúc tiêu cực cho đội nhóm, nhà quản lý tự nhận thức và chủ động thực hiện biện pháp giảm stress trước khi chia sẻ với các thành viên hay đưa ra quyết định.
Tự quản lý (Self-Management)
Tự quản lý (Self-Management) được hiểu là khả năng kiểm soát và quản lý cảm xúc của bản thân, giúp các nhà lãnh đạo duy trì sự tập trung cao độ, hạn chế căng thẳng và thích ứng linh hoạt với những tình huống khó khăn.
Chẳng hạn như trong một cuộc họp quan trọng, nhà quản lý phát hiện mình bắt đầu mất kiểm soát về cảm xúc do những khác biệt trong tư duy với người xung quanh. Thay vì phản ứng tức thì, họ hít thở sâu, tạm nghỉ để lấy lại sự bình tĩnh trước khi trình bày ý kiến hoặc đưa ra quyết định.
Nhận thức xã hội (Social Awareness) trong quản lý cảm xúc là gì?
Nhận thức xã hội (Social Awareness) thể hiện khả năng của người quản lý trong việc hiểu và nắm bắt nhạy bén vấn đề, cảm xúc của người khác. Điều này giúp họ xây dựng mối quan hệ với người xung quanh và thấu hiểu đội nhóm, từ đó tạo ra sự đồng cảm, gắn kết giữa các thành viên.
Ví dụ trong một dự án quốc tế, nhà quản lý nhận thức được sự khác biệt văn hóa trong đội nhóm. Thay vì bỏ qua, họ tổ chức các buổi làm việc chung, những buổi gặp mặt ngoài công việc để thúc đẩy sự hiểu biết, tăng cường sợi dây gắn kết và tôn trọng lẫn nhau.
Kỹ năng quan hệ xã hội (Relationship Management)
Kỹ năng này thể hiện năng lực quản lý các mối quan hệ xã hội tích cực và hiệu quả. Làm tốt hoạt động này sẽ giúp các nhà lãnh đạo xây dựng mối liên hệ lành mạnh, hỗ trợ giải quyết xung đột và tạo ra môi trường làm việc hiệu suất cao.
Trong trường hợp đội nhóm đang gặp xung đột trong quá trình làm việc, thay vì dùng quyền lực “cứng” là kiểm điểm, kỉ luật, nhà quản lý sử dụng kỹ năng quan hệ xã hội để mở cuộc họp, trò chuyện thẳng thắn và khuyến khích chia sẻ ý kiến. Từ đó, các thành viên lắng nghe lẫn nhau để xây dựng kế hoạch giải quyết xung đột hiệu quả và tăng cường mối quan hệ trong đội nhóm.
Phương pháp thực hành quản lý cảm xúc với cấp lãnh đạo
Thực hành chánh niệm trong quản lý cảm xúc là gì?
Phương pháp này tăng cường khả năng tự nhận thức và tập trung vào hiện tại. Thực hành chánh niệm giúp nhà quản lý làm chủ được cảm xúc, giảm căng thẳng và tăng cường khả năng ra quyết định.
Khi đứng trước những căng thẳng hay quyết định quan trọng, bạn có thể dành ra vài phút để tập trung vào hơi thở và nhận thức về cảm xúc hiện tại. Việc này sẽ giúp bạn duy trì trạng thái tinh thần ổn định, củng cố sự tự tin và hỗ trợ ra quyết định chính xác.
Vận dụng sức mạnh của trí tuệ để quản lý cảm xúc
Phương pháp này kết hợp lý tính để thực sự hiểu quản lý cảm xúc là gì và ra quyết định một cách thông minh. Từ đó giúp lãnh đạo tận dụng sức mạnh trí tuệ và đưa ra quyết định chính xác dựa trên hiểu biết sâu sắc về cảm xúc của cá nhân cũng như đội nhóm.
Rèn luyện đối mặt với khó khăn
Đối mặt với khó khăn sẽ rèn luyện cho nhà quản lý sự bản lĩnh và khả năng chịu đựng tốt trong bất kể môi trường nào. Điều này sẽ giúp hiểu sâu hơn về quản lý cảm xúc là gì, từ đó đem lại sự tự tin, linh hoạt và sẵn sàng đối mặt với mọi thách thức từ ngoại cảnh.
Tập luyện tự giải tỏa cảm xúc
Nghiên cứu của hai nhà tâm lý học Heiy & Cheavens cho rằng: “Các hoạt động tự xoa dịu bản thân giúp giảm cảm xúc buồn bã, cáu giận”. Điều đó cho thấy cảm xúc tiêu cực không nên bị dồn nén mà cần được giải tỏa một cách lành mạnh.
Với khối lượng công việc và áp lực lớn, bạn nên dành thời gian cho bản thân mình để thực hành các cách giải tỏa tâm trạng như tập thể dục, vẽ tranh, viết nhật kí, đọc sách, nghỉ ngơi thư giãn,… để duy trì trạng thái tinh thần tốt nhất.
Tham gia các khóa học về quản lý cảm xúc dành cho quản lý
Tham gia các khóa học trực tuyến cũng là một trong những cách hữu hiệu giúp các nhà lãnh đạo nâng cao kiến thức, kỹ năng cần thiết để quản lý cảm xúc hiệu quả và ứng dụng trong công việc thực tế.
Các nhà quản lý có thể lựa chọn tìm hiểu về Khóa học “Sử dụng trí tuệ cảm xúc trong công việc” của ngân hàng khóa học SkillHub. Thông qua các tình huống minh họa cụ thể cùng với các định dạng bài giảng e-Learning đa dạng như quay hình, hoạt họa, slideshows, các bạn có thể dễ dàng áp dụng ngay vào các tình huống thực tế.
Tham gia khóa học này sẽ giúp nhà quản lý:
- Nhận thức đúng đắn và kiểm soát được trí tuệ cảm xúc của bản thân
- Cải thiện chất lượng làm việc và cân bằng cuộc sống
- Tăng cường các mối quan hệ xã hội, nhờ đó nâng cao khả năng giao tiếp và thích ứng trong các tình huống khác nhau
- Thấu cảm và đọc vị được những người xung quanh, từ đó ra quyết định và lãnh đạo một cách chính xác, đúng đắn và hợp lý
Xem thêm: Kỹ năng điều chỉnh và quản lý cảm xúc để lãnh đạo và quản lý nhóm hiệu quả nhất
Kết
Quản lý cảm xúc để làm chủ được bản thân, giữ gìn các mối quan hệ tốt đẹp và thúc đẩy tinh thần làm việc của đội nhóm hiệu quả. Đó là những lợi ích thiết thực mà kỹ năng này mang lại cho những nhà lãnh đạo. Hi vọng những chia sẻ trên từ OES – Công ty Cổ phần Dịch vụ đào tạo trực tuyến hàng đầu Việt Nam đã giúp bạn hiểu quản lý cảm xúc là gì và biết cách thực hành các phương pháp phát triển kỹ năng này.
Sở hữu đội ngũ chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong về đào tạo và số hóa, OES đã nghiên cứu và sản xuất ra SkillHub – ngân hàng khóa học kỹ năng mềm online cho doanh nghiệp. Để biết thêm thông tin chi tiết, hãy liên hệ ngay với SkillHub để được tư vấn chi tiết và giải đáp những thắc mắc kịp thời về các khóa học kỹ năng mềm tại đây nhé!